Quỹ Hỗ trợ nông dân Hà Giang:
Kênh dẫn vốn, giúp nông dân yên tâm mở rộng sản xuất và làm giàu
Điểm tựa vững chắc cho nhà nông xây dựng những mô hình hiệu quả
Những năm qua, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) là 1 trong những nguồn lực trợ giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo ở các địa phương trong tỉnh Hà Giang. Từ nguồn vốn này, nhiều gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn đã xây dựng được các mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững, vươn lên ổn định cuộc sống. Có không ít gia đình từng bước làm giàu từ những mô hình chăn nuôi, trồng cây ăn quả, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Một số mô hình tiêu biểu như: Thâm canh cam tại các xã Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Tiên Kiều, Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang; xã Yên Hà, Hương Sơn, huyện Quang Bình; Trồng và chăm sóc cam theo hướng VietGAP tại các xã Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Tiên Kiều, Vĩnh Hảo (huyện Bắc Quang); xã Yên Hà, Hương Sơn (huyện Quang Bình); chăn nuôi trâu tại các xã Vĩ Thượng, thị trấn Yên Bình (huyện Quang Bình); trồng "na núi đá" phường Quang Trung (TP. Hà Giang); mô hình "Nông dân làm du lịch" - nhà nghỉ homestay xã Lũng Cú (huyện Đồng Văn).
Gia đình bà Nguyễn Thị Hòa ở tổ 8, phường Quang Trung, TP. Hà Giang là 1 trong 6 hội viên nông dân của phường được tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ HTND với số tiền 100 triệu đồng từ tháng 10/2022 để phát triển kinh tế tổng hợp. Gia đình bà đã đầu tư phát triển cây na, chăn nuôi lợn và thả cá. Mô hình mang về cho gia đình bà mỗi năm trên 100 triệu đồng, sau khi trừ chi phí.
Bà Nguyễn Thị Hường, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP. Hà Giang cho biết, với mức cho vay cao nhất là 100 triệu đồng mỗi hội viên cũng phù hợp với vốn đầu tư chăn nuôi và trồng trọt. Bà con tiếp cận vốn thì không phải thế chấp gì cả, được tiếp cận nhanh, giải ngân sớm.
Nguồn vốn được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích
Cũng từ nguồn vốn Quỹ HTND, gia đình anh Bàn Thanh Vân ở thôn Nà Vàn, xã Tùng Vài, huyện Vị Xuyên được vay với số tiền 50 triệu đồng, gia đình anh có điều kiện mở rộng quy mô phát triển chăn nuôi lợn gà thương phẩm. Trước đây, anh Vân chỉ chăn nuôi lợn với quy mô nhỏ, chuồng trại không đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi. Nhờ có số tiền được vay kết hợp số vốn tích luỹ, anh đã đầu tư mở rộng chuồng và nhân rộng đàn lợn. Mỗi năm gia đình anh nuôi 2 lứa lợn, bình quân mỗi lứa xuất chuồng từ 2-3 tấn lợn hơi, tổng thu nhập hàng năm đạt trên 100 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí, công chăm sóc. Từ đó kinh tế gia đình dần khá lên.
Thông qua nguồn vốn đã hỗ trợ cho nhiều gia đình hội viên nông dân ở Vị Xuyên có thêm nguồn lực đầu tư phát triển, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Qua đó đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở nông thôn. Hiện nay toàn huyện Vị Xuyên có 26 hội viên nông dân được hỗ trợ vốn với số tiền 1,7 tỉ đồng. Để tạo điều kiện cho hội viên nông dân tiếp cận nguồn vốn, những năm qua, các cấp Hội Nông dân trong huyện đã chủ động linh hoạt quỹ HTND, giúp đỡ hội viên nông dân vay vốn phát triển các mô hình trang trại, gia trại.
Để phát huy hiệu quả nguồn vốn Quỹ HTND, hàng năm, Hội Nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh đã lựa chọn những mô hình, dự án có tính khả thi để triển khai thực hiện. Đặc biệt, ưu tiên cho những hộ hội viên nông dân có kế hoạch sử dụng nguồn vốn hiệu quả, có nguồn nhân lực và điều kiện để phát huy nguồn vốn vay. Đồng thời, các cấp Hội đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho hội viên nông dân. Bên cạnh đó, Hội còn tăng cường kiểm tra giám sát việc quản lý, sử dụng nguồn vốn vay để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả.
Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo xây dựng các dự án cho vay lồng ghép các nguồn vốn cấp tỉnh và cấp huyện. Vì vậy, các dự án vay vốn cũng được mở rộng về quy mô, hoạt động của các dự án qua nguồn vốn vay được đảm bảo, mang lại hiệu quả cao, góp phần tích cực vào hoạt động chung của Hội và công tác phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục huy động các nguồn quỹ và tạo điều kiện cho hội viên nông dân phát triển kinh tế trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp cũng như những hàng hóa mang tính đặc trưng của tỉnh”.
Bà Nguyễn Thị Thúy- Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Giang nhấn mạnh
-
Hà Tĩnh: Triển vọng từ nghề trồng dâu nuôi tằm -
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô -
Hà Giang: Nuôi dê Bách Thảo - sinh kế lâu dài cho nông dân vùng cao
- Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Lào Cai: Hỗ trợ hơn 1 tấn cá giống giúp nông dân khôi phục sản xuất sau bão Yagi
- Nông dân Hiệp Hòa thay đổi tư duy khi tham gia sản xuất lúa “thân thiện với môi trường”
- Bà Rịa-Vũng Tàu: Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp hội viên vươn lên làm giàu
- Hội Nông dân Cà Mau hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã phát triển bền vững
- Nghệ An: Tổ chức cho cán bộ và hội viên nông dân tham quan mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Tuyên Quang: Chi, tổ hội nghề nghiệp phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi
-
Phú Mỹ: Đồng hành thiết thực cùng bà con nông dân qua chương trình “Bác sĩ nông học”(Tapchinongthonmoi.vn) - Vào những ngày cuối tháng 11/2024, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cùng Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Phú Mỹ) đã phối hợp với Hội Nông dân tại các tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp tổ chức chương trình "Bác sĩ nông học".
-
Thủ tướng: Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị theo hướng hiện đạiThủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng đường sắt đô thị lựa chọn công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam; đa dạng hóa các nguồn lực...
-
Lâm Đồng: Phấn đấu đến cuối năm 2025 có 10/10 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mớiChương trình Xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến nay đã tạo nên diện mạo mới cho các vùng quê khi cơ sở hạ tầng phát triển, các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, các mô hình phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị đã được hình thành và nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
-
Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ nhân dân.
-
Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao“Bản làng có bình yên, nhà nhà êm ấm thì bà con mới yên tâm sản xuất, mới no đủ được” - Câu nói của ông Giàng Lao Khay, người có uy tín trong bản Pa Kha II, xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La làm chúng tôi nhớ mãi.
-
Hà Tĩnh: Triển vọng từ nghề trồng dâu nuôi tằm(Tapchinongthonmoi.vn)–Trong những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã An Dũng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng các loại cây ngắn ngày hiệu quả thấp sang trồng dâu nuôi tằm và đã thu được kết quả kinh tế khả quan, có thể nghiên cứu nhân rộng.
-
Lào Cai: Nông dân thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ quả quýt sen(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai hiện có trên 800ha quýt, trong đó có trên 500ha quýt đang cho thu hoạch, dự kiến sản lượng quýt đạt trên 6.000 tấn, trung bình đạt 12 tấn/ha, thu về khoảng trên 140 tỷ đồng.
-
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An(Tapchinongthonmoi.vn) – Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phát triển kinh tế, xã hội.
-
Chuỗi bán lẻ của Masan báo lãi sau thuế dương trong quý III/2024WinCommerce ghi nhận doanh thu quý III tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 8.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng đạt 20 tỷ đồng, lần đầu có lãi dương kể từ đại dịch Covid-19.
-
Lâm Đồng: Tổ chức sản xuất và thu nhập của người dân nông thôn được nâng caoSau 14 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã giúp diện mạo nông thôn tỉnh Lâm Đồng ngày càng hoàn thiện, chất lượng cuộc sống người dân dần được nâng cao. Thành tựu nổi bật là đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 111/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
4 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
5 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn