
Ngày 16/7, tại Hà Nội, Trung ương (T.Ư) Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) T.Ư Hội NDVN lần thứ 5 (khoá VII). Đồng chí Thào Xuân Sùng, Uỷ viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN chủ trì Hội nghị. Tham gia điều hành hội nghị có các đồng chí Lương Quốc Đoàn, đồng chí Đinh Khắc Đính, đồng chí Nguyễn Xuân Định, đồng chí Bùi Thị Thơm, đồng chí Phạm Tiến Nam là Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội. Dự hội nghị có đại điện Ban Tổ chức T.Ư, Ban Dân vận T.Ư, Uỷ ban Kiểm tra T.Ư, Văn phòng T.Ư Đảng; các đồng chí uỷ viên Ban Thường vụ, uỷ viên Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN; các lãnh đạo các ban, đơn vị của Hội; các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch HND của 63 tỉnh, thành phố.

Nỗ lực vượt qua khó khăn trong 6 tháng đầu năm
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN đánh giá cao hoạt động công tác xây dựng Hội và phong trào nông dân cả nước trong 6 tháng đầu năm 2020. Mặc dù gặp nhiều thách thức lớn, nhất là đại dịch Covid -19 đã tác động ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nông dân, nhưng dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trực tiếp là Đảng đoàn, BCH T.Ư Hội, cấp uỷ Đảng và BCH Hội ND các cấp đã lãnh đạo cán bộ, hội viên nông dân thực hiện tốt nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân. BCH T.Ư Hội ghi nhận và biểu dương Hội ND 63 tỉnh, thành phố và đông đảo nông dân đã phát huy truyền thống đoàn kết, khắc phục khó khăn, vừa lao động, vừa sản xuất, vừa khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch covid- 19 theo nguyên tắc 4 tại chỗ. Nông dân đã đóng góp rất tích cực, quan trọng trong việc đưa kinh tế – xã hội vượt qua khó khăn với mức tăng trưởng đạt 1,81%; trong đó, sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương đạt mức tăng trưởng cao. Đặc biệt, nông nghiệp, nông thôn một lần nữa là bệ đỡ, là nền tảng cho ổn định đời sống xã hội trong thời kỳ khó khăn.
Trong hội nghị này, đồng chí Chủ tịch Hội đã đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến vào các nội dung: Dự thảo báo cáo sơ kết công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020; Dự thảo thông báo một số hoạt động công tác trọng tâm năm 2021; Dự thảo báo cáo Nghị quyết của BCH T.Ư Hội “Về Hội NDVN tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2020- 2025”. Đồng chí Chủ tịch lưu ý các đại biểu cần tập trung thảo luận các vấn đề chính liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn như: Sau khi ký các hiệp định CPTPP và EVFTA thì tình hình hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân của Hội ND, nhất là việc vận động, hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế có những thuận lợi, khó khăn thuận nào? Trước thách thức và cơ hội đan xen đó, các cấp Hội cần có những đề xuất, bổ sung các giải pháp hỗ trợ hội viên tham gia các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn, nhất là liên kết sản xuất “6 nhà” theo chuỗi giá trị; Hội tiếp tục làm tốt công tác tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phản biện xã hội; thực hiện các nghị quyết 04,05,06 của BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam khóa VII; thành lập chi hội sinh viên, chi hội Nhà khoa học của Nhà nông; mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các hình thức tổ chức mới.
Tại hội nghị, đồng chí Bùi Thị Thơm đã trình bày Dự thảo Đề án “Hội NDVN tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn, giai đoạn 2020-2025”. Trong đó đã chỉ ra mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên nông dân về bản chất kinh tế tập thể, tính tất yếu khách quan của phát triển kinh tế tập thể; vai trò, vị trí của kinh tế tập thể, nhất là hợp tác xã kiểu mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nâng cao năng lực tổ chức quản lý điều hành HTX, tổ hợp tác, chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp; Tập hợp thu hút đông đảo hội viên, nông dân tham gia các hình thức kinh tế tập thể, xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, nhằm tạo việc làm, nâng cao giá trị, năng suất, chất lượng, hiệu quả sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng nông thôn mới.
Về chỉ tiêu cụ thể trong dự thảo đề án đưa ra: Đến hết năm 2025, 50% cán bộ Hội cơ sở và 100% thành viên HTX, tổ hợp tác, chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp do Hội vận động thành lập được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về phát triển kinh tế tập thể, HTX; 100% thành viên Hội đồng quản trị và giám đốc, phó giám đốc HTX được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ, năng lực về sản xuất, kinh doanh và quản lý kinh tế theo chuỗi giá trị. Mỗi năm các cấp Hội trực tiếp tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thành lập ít nhất 500 HTX và 3.000 tổ hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn. Tập trung xây dựng mô hình điểm “ 3 trong 1”: chi hội nông dân nghề nghiệp – hợp tác xã- doanh nghiệp; mô hình “4 trong 1”: chi bộ hoặc tổ đảng – chi hội ND nghề nghiệp – HTX- doanh nghiệp; mô hình “5 trong 1”: Bí thư chi bộ thôn hoặc trưởng thôn- chi bộ đảng- chi hội ND nghề nghiệp- HTX- doanh nghiệp trên cùng một địa bàn thôn bản, hoặc xã , phường, thị trấn…

Mô hình kinh tế tập thể một hướng đi hiệu quả
Thảo luận về dự thảo Đề án “Hội NDVN tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn, giai đoạn 2020-2025” đã có 14 ý kiến tham luận phát biểu của các đại biểu tại hội nghị. Các ý kiến đều đánh giá cao Đề án được ban hành sẽ giúp định hướng, tạo cơ hội cho nông dân có tư duy thay đổi phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.
Bà Nguyễn Thanh Xuân – Chủ tịch Hội ND TP.HCM phát biểu đồng tình và đánh giá cao dự thảo Đề án Hội NDVN tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2020-2025 vì đẩy mạnh xây dựng các mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp là việc làm đúng, trúng trong giai đoạn hiện nay. Với HND TP Hồ Chí Minh, ngoài thành lập mới thì các cấp Hội cũng cần quan tâm củng cố, nâng chất 3.134 hợp tác xã, 21.500 tổ hợp tác. Trong đó, đi sâu vào điểm yếu mà ở đây chính là Ban chủ nhiệm các hợp tác xã cần được quan tâm đào tạo để nâng cao nghiệp vụ và trình độ. Bên cạnh đó, các cấp Hội cũng cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội (Facbook, Zalo) trong xúc tiến, quảng bá thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Bà Hoàng Thị Hậu – Giám đốc HTX rau hữu cơ Thanh Xuân, Sóc Sơn, TP.Hà Nội bày tỏ: Việc xây dựng các mô hình kinh tế tập thể không khó nếu có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp Hội ND. Hội ND, đặc biệt là Hội ND cơ sở cần đi sâu đi sát đời sống hội viên nông dân, từ đó có những định hướng nông dân đi đúng quỹ đạo, tập trung sản xuất theo đơn đặt hàng, theo nhu cầu thị trường để không còn điệp khúc “được mùa mất giá”, “giải cứu nông sản”.
Ông Lưu Văn Quảng, Chủ tịch Hội ND tỉnh Bắc Kạn cho biết: HND tỉnh đã triển khai mô hình sản xuất gạo Nhật Japonica và bí xanh thơm theo chuỗi. Vừa qua, Bắc Kạn có tổ chức tuần lễ giới thiệu gạo Nhật Japonica, bí xanh thơm tại Hà Nội đã nhận được những phản hồi tốt của khách hàng và có nhiều đơn đặt hàng. Bên cạnh sản xuất lúa Nhật, bí xanh thơm theo chuỗi, Hội ND tỉnh cũng chủ động phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng chuỗi liên kết trồng nghệ, rừng, chuỗi sản phẩm gỗ để mở đi hướng đi mới cho hội viên. Hiện Hội ND tỉnh tập trung hướng dẫn, hỗ trợ hội viên nông dân phát triển nông nghiệp theo hướng tạo ra sản phẩm có thương hiệu, bảo đảm tiêu chuẩn VietGAP và sản xuất hữu cơ, sẵn sàng cung cấp cho các nhà phân phối, tiêu thụ và người tiêu dùng trong cả nước cũng như hướng tới thị trường xuất khẩu. Hội ND tỉnh cũng tiếp tục chủ động phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng chuỗi liên kết trồng gừng, nghệ để mở hướng đi mới cho hội viên, nông dân phát triển kinh tế…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Thào Xuân Sùng, Chủ tịch Hội NDVN đánh giá cao tinh thần làm việc tích cực, nghiêm túc của các đại biểu, các nội dung chương trình đề ra đều nhận được các ý kiến thảo luận, đóng góp xây dựng.
“Các cấp Hội ND cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức vận động, tập hợp hội viên, nông dân; mở rộng đối tượng phát triển hội viên; cụ thể hoá các nội dung, hình thức, mô hình hoạt động, tập hợp hội viên, nông dân theo hướng phù hợp với từng đối tượng ngành nghề, nhu cầu, từng vùng miền và điều kiện cụ thể của từng địa phương theo phương châm “Hội mạnh – Hội rộng – Hội viên tiêu biểu”; Đồng thời, các cấp Hội cần chủ động liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị…”, Chủ tịch Thào Xuân Sùng nhấn mạnh
Chủ tịch Thào Xuân Sùng đặc biệt lưu ý các cấp Hội nêu cao tinh thần trách nhiệm trước hội viên nông dân, trong đó tăng cường việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nông dân, thực sự vì nông dân. Các cấp Hội cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình nông nghiệp, nông thôn, tâm tư nguyện vọng của nông dân để chủ động báo cáo, tham mưu với cấp uỷ; đề xuất, phối hợp với các cấp chính quyền, các ngành nhằm tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc, khó khăn của hội viên nông dân, nhất là giải quyết khiếu nại tố cáo theo Quyết định 81 của Thủ tướng Chính phủ.
Quỳnh Chi
-
Luân chuyển cán bộ là việc rèn luyện cán bộ tốt nhất của Hội Nông dân Việt Nam
-
Cán bộ, hội viên nông dân Quảng Bình hưởng ứng Tết trồng cây Xuân Quý Mão 2023
-
Hội Nông dân Nghệ An đổi mới công tác tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện thiết thực
-
Hội Nông dân Việt Nam tập trung hoàn thành xuất sắc mục tiêu kép năm 2023
- Thư Chúc Tết Quý Mão 2023 của đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
- Chú trọng xây dựng tổ chức Hội vững mạnh từ cơ sở
- Đoàn kết thống nhất, sáng tạo, tổ chức nhiều hoạt động nổi bật
- Hội ND Bà Rịa - Vũng Tàu: Xây dựng thành công 12 mô hình mới về du lịch kết hợp nông nghiệp công nghệ cao
- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam: Trao quà Tết cho nông dân nghèo tại tỉnh Sơn La
- Điện Biên: Tổ chức đại hội điểm Hội Nông dân cấp xã nhiệm kỳ 2023 – 2028
- Hội thảo về phát huy vai trò của Hội trong xây dựng cộng đồng nông thôn mới
-
Thị trường lao động tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm 2023Theo dự báo của các chuyên gia, trong năm 2023, thị trường lao động sẽ có những biến động nhất định, do đó, các bộ, ngành liên quan cần hỗ trợ doanh nghiệp để cải thiện việc làm cho người lao động và ổn định thị trường lao động trong nước.
-
Trên 78% diện tích ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đủ nước gieo cấyTổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, tính đến 15h ngày 1/2, ngày đầu tiên của đợt 2 lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông-Xuân 2022-2023, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã có trên 390.000 ha diện tích đã đủ nước gieo cấy.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ với các địa phươngSáng 2/2, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 1/2023.
-
Ra mắt sách của Tổng Bí thư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cựcToàn bộ tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư về đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực đã được hệ thống lại trong cuốn sách, như là một đáp án trả lời cho câu hỏi vì sao chúng ta phòng chống tham nhũng tiêu cực được mạnh mẽ, quyết liệt như thời gian qua; vì sao đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực thành công như vừa qua...
-
Các trường hợp ký hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lậpNghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 quy định các trường hợp ký hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực từ ngày 22/2/2023.
-
Xuất khẩu thủy sản tháng 1/2023 giảm 31%, kỳ vọng phục hồi từ quý IITháng 1/2023, xuất khẩu (XK thủy sản) vẫn tiếp đà giảm sâu theo xu hướng của quý cuối năm trước cộng với dịp trùng vào kỳ nghỉ Tết nguyên đán. Ước tháng đầu năm, XK thủy sản giảm 31% đạt khoảng 600 triệu USD. Trong đó, cá tra giảm 50%, tôm giảm 46%, cá ngừ giảm 32%, riêng mực, bạch tuộc vẫn giữ được tăng trưởng dương 4% và các loài cá biển khác tăng 6%.
-
Doanh nghiệp xuất khẩu dược liệu sang Trung Quốc sẽ phải có đăng kýCục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đơn vị vừa có công văn số 231/BVTV-HTQT về việc thực hiện quy định mới của Trung Quốc liên quan đến đăng ký xuất khẩu dược liệu gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh thành, các tổ chức, cá nhân xuất khẩu dược liệu sang thị trường Trung Quốc.
-
Tháng 2/2023, khả năng rét đậm, rét hại còn xuất hiện ở vùng núi và trung du Bắc BộNhận định về xu thế thời tiết tháng 2/2023, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó trưởng Phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo, trong nửa đầu tháng 2, không khí lạnh hoạt động có cường độ yếu và lệch ra phía Đông. Do đó, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Nghệ An trong thời kỳ này có khả năng xuất hiện mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù tập trung vào đêm và sáng.
-
Thư cảm ơn của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngTổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có Thư cảm ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi điện chia buồn trước việc đồng chí Giang Trạch Dân từ trần.
-
Hội nghị triển khai Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2023Trong năm 2023, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại, Thường trực Ban Bí thư yêu các cơ quan được giao nhiệm vụ cần tập trung, chủ động xây dựng các đề án, báo cáo được phân công; một số đề án khó, phức tạp, nhạy cảm đã tồn đọng từ các năm trước cần tập trung giải quyết dứt điểm theo chương trình đã đề ra.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh