Thanh Hóa: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội
Làm việc với đoàn có ông Nguyễn Ngọc Hiểu, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH huyện; các thành viên Ban đại diện Ngân hàng CSXH huyện; lãnh đạo các tổ chức chính trị- xã hội và các phòng chuyên môn UBND huyện; các tổ chức chính trị - xã hội thị trấn Thiệu Hóa và đại diện 06 tổ vay vốn trên địa bàn thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa.
Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Thiệu Hóa có 24/24 điểm giao dịch tại trụ sở UBND các xã, thị trấn. Tính đến 30/4/2024, phòng giao dịch đang thực hiện cho vay 13 chương trình tín dụng, với dư nợ đạt 587,535 triệu đồng, 269 tổ tiết kiệm & vay vốn, ủy thác qua 04 tổ chức chính trị xã hội cấp huyện, nợ quá hạn 0,04%, không có nợ khoanh, tỷ lệ thu nợ và thu lãi tại các điểm giao dịch đạt từ 93,94-99,91%. Thông qua các chương trình tín dụng CSXH đã giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác có nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tạo việc làm và tăng thêm thu nhập, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 0,58% và hộ cận nghèo xuống còn 1,48% cuối năm 2023.
Để giải ngân có hiệu quả các nguồn vốn, Ngân hàng CSXH huyện đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể huyện tuyên truyền phổ biến chính sách cho vay, rà soát nhu cầu vay vốn, hướng dẫn hồ sơ, công khai minh bạch để người dân đủ điều kiện được tiếp cận nguồn vốn kịp thời; đồng thời nâng cao công tác kiểm tra, giám sát. 4 tháng đầu năm 2024 đã kiểm tra 4 xã với 10 tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác cấp xã, 29 tổ tiết kiệm vay vốn, 800 hộ vay vốn.
Kiểm tra, giám sát tại thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa, trên địa bàn thị trấn có 6,750 hộ với 27.276 nhân khẩu, 97 hộ nghèo và 32 hộ cận nghèo (năm 2023), tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt 45.531,4 triệu đồng với 776 hộ vay, không có nợ quá hạn và nợ khoanh; tỷ lệ giải ngân tại điểm giao dịch thị trấn, tỷ lệ thu nợ và tỷ lệ thu lãi đạt 100%. Nguồn vối tín dụng chính sách đã góp phần phát triển kinh tế, góp phần vào công cuộc giảm nghèo trên địa bàn thị trấn còn 0,52%.
Phó Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa, ông Nguyễn Ngọc Hiểu, Trưởng Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH huyện cho biết: Hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đảm bảo an sinh xã hội. Nguồn vốn cho vay ưu đãi đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen và tạo sự ổn định xã hội, giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách có thêm nhiều cơ hội để tạo ra việc làm mới, phát huy các sản phẩm lợi thế tại địa phương; tăng thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo.
Qua kiểm tra, giám sát, đoàn làm việc đã đánh giá cao về hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Thiệu Hóa nói chung và thị trấn Thiệu Hóa nói riêng, việc cho vay được thực hiện công khai, minh bạch, đúng đối tượng, kiểm soát được nợ xấu, tạo được sự đồng thuận và tin tưởng của Nhân dân.
Kết luận tại buổi làm việc, Trưởng đoàn công tác, ông Đặng Văn Quang Phó Chủ tịch HND tỉnh đề nghị Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách; đẩy mạnh số hóa trong hoạt động tín dụng chính sách, dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động thông minh giúp khách hàng giao dịch dễ dàng, thuận tiện, an toàn mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại; áp dụng công nghệ thông tin trong lưu trữ hồ sơ; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong việc kiểm tra, giám sát hiệu quả của vốn vay và các tổ tiết kiệm vay vốn.
Trước đó, Đoàn công tác của tỉnh và huyện đã đi kiểm tra thực tế và thăm các hộ vay vốn phát triển kinh tế trên địa bàn xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa tại cơ sở sản xuất bánh đa nem hộ bà Lê Thị Huệ và mô hình trồng dưa công nghệ cao của hộ ông Nguyễn Huy Tuân.
-
Cơ hội mới cho trái cây Việt Nam khi áp dụng canh tác theo tiêu chuẩn Châu Âu -
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương: Hàng loạt chương trình phối hợp, hợp tác được ký kết -
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam công bố quyết định về công tác cán bộ -
Xây dựng 3 chương trình công tác, 6 đề án; nhiều văn bản, kế hoạch cụ thể hóa các Nghị quyết
- Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm việc tại Lai Châu
- Cán bộ Hội tiên phong thực nghiệm, hướng dẫn hội viên nông dân sản xuất phân vi sinh
- Hội Nông dân các địa phương chủ động, tích cực, sáng tạo hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam
- Biểu dương 62 tập thể và 80 cá nhân là cán bộ, hội viên nông dân tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
- Nông dân Tam Sơn trao tặng con giống và trồng tre mét chống xói mòn
- Hội Nông dân tỉnh Bình Dương, phối hợp trao nhà Đại đoàn kết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Tây Ninh
- Đồng Nai:Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 19 của Hội
-
Nghệ An: Khuyến cáo người chăn nuôi chủ động phòng chống dịch tả lợn châu PhiTừ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Nghệ An đã xảy ra 244 ổ dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại các huyện, thành, thị với tổng số lợn buộc tiêu hủy 9.955 con. Nguyên nhân một phần vì chưa có vắc xin phòng bệnh cho các loại lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực, phần vì tính tự giác, chủ động phòng chống dịch của người chăn nuôi chưa cao.
-
Kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí MinhChiều 15/11, tại TP. Hồ Chí Minh (HCM), UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận.
-
Cơ hội mới cho trái cây Việt Nam khi áp dụng canh tác theo tiêu chuẩn Châu ÂuSáng 15/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) tổ chức hội thảo tổng kết Dự án Tăng cường chất lượng trái cây Việt Nam do tổ chức Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam tài trợ giai đoạn 2021-2024.
-
Đồng Tháp, khai mạc Diễn đàn Mekong Startup lần II năm 2024Ngày 15/11/2024, tại tỉnh Đồng Tháp, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp khai mạc Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần II/2024, với chủ đề “Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển”.
-
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương: Hàng loạt chương trình phối hợp, hợp tác được ký kếtNgày 15/11, tại tỉnh Bình Dương, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình Hợp tác 6 nhà, tạo chuỗi liên kết hỗ trợ nông dân nâng cao giá trị sản phẩm nông sản và Lễ ký kết các chương trình phối hợp giai đoạn 2024 - 2028.
-
Cà Mau: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954 - 2024)Chiều ngày 15/11, tại TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử”. Đây là một trong những hoạt động do Ban Tuyên giáo Tỉnh Ủy Cà Mau chủ trì tổ chức nhằm kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954 -2024).
-
Các địa phương xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu cho nông sảnNgày 15/11, các tỉnh Cà Mau, Nam Định, Khánh Hoà đã xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu cho nông sản.
-
Đặc sắc đêm lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer Trà VinhTối 15/11, tại Khu di tích Văn hóa - Du lịch Ao Bà Om, tỉnh Trà Vinh tổ chức đêm lễ hội Ok Om Bok năm 2024.
-
TP. Hồ Chí Minh: Tổ chức Hội thi “Nông dân với pháp luật” năm 2024Ngày 15/11, tại TP. Hồ Chí minh (HCM) Hội Nông dân TP. HCM phối hợp với Trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức Hội thi “Nông dân với pháp luật” năm 2024. Hội thi nhằm hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 9/11”.
-
Thanh Hóa: Đối thoại và tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho nông dânTrong 2 ngày 14-15/11, tại huyện Thạch Thành, Thành phố Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa), Hội Nông dân (HND) Việt Nam và Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị đối thoại và tư vấn chính sách BHXH tự nguyện, Bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình với nông dân năm 2024.
-
1 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế -
2 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
5 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ”