
Lo ngại của nhiều người là phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19. Nếu bị sốc phản vệ khi tiêm mũi 1 thì có nên tiêm mũi 2 vaccine COVID-19? Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Phản ứng sau tiêm vaccin COVID-19 và các vấn đề thường gặp
Theo các chuyên gia, phản ứng phản vệ thì cơ thể mỗi người một khác nhau. Với người có cơ địa dị ứng sau tiêm, khi uống bất cứ một loại thuốc hay vitamin nào cũng có thể gây phản vệ, do vậy tiêm vaccine cũng không nằm ngoài điều này
Tuy nhiên, theo nghiên cứu tỷ lệ sốc phản vệ do tiêm vaccine rất thấp, ở các điểm tiêm luôn có các loại thuốc, các đội cấp cứu để xử lý cấp cứu kịp thời.
Trên thực tế ghi nhận cho thấy, cũng có những phản ứng tức thì không phải do vaccine, mà là bị hạ đường huyết do đói. Một số trường hợp tiêm xong bị ngất, kiểm tra đường huyết giảm do không ăn, để bụng đói trước khi tiêm.

Còn lại là phản ứng sau khi đưa vaccine vào trong cơ thể, khi đó vaccine sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch trong cơ thể, nhận diện tạo ra kháng thể cho cơ thể để chống lại virus SARS-COV-2. Có thể có phản ứng đau tức nhẹ tại chỗ tiêm, nhức mỏi người, sốt nhẹ, hơi đau đầu, nhưng rất nhẹ, trong vòng 24 – 48 giờ là hết. Sau khi tiêm, chúng ta nên uống nhiều nước, tăng cường nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, uống thuốc hạ sốt nếu bị sốt cao. Không đắp bất cứ thứ gì lên chỗ tiêm, vì có thể gây nhiễm khuẩn vết tiêm.
Liên quan đến vấn đề thắc mắc của rất nhiều người: Nếu bị sốc phản vệ khi tiêm vaccine COVID- 19 mũi 1 thì có nên tiêm mũi 2, PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh – Trưởng bộ môn Y học gia đình, Trưởng điểm tiêm vaccine COVID-19 của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: Nếu bị sốc phản vệ khi tiêm vaccine COVID-19 mũi 1 thì sẽ không tiêm mũi 2 nữa. Những trường hợp chỉ tiêm vaccine COVID-19 mũi 1, hiệu quả bảo vệ đạt được 50%, BS Kim Thanh nhấn mạnh.
Khi tiêm vaccine COVID-19, người bị dị ứng cần khai báo gì?
Dị ứng là căn bệnh phổ biến thường gặp ở 10 – 40% dân số, tùy vào từng quốc gia, khu vực và vùng dân cư. Ngày nay, cuộc sống càng văn minh, tỉ lệ mắc bệnh dị ứng càng tăng. Trong đợt tiêm vaccine COVID-19 này, những cá nhân có tiền sử hoặc đang mắc bệnh dị ứng có rất nhiều tâm tư, tiêm hay không tiêm, và tiêm thì có vấn đề gì không?
Theo PGS. TS. BS Hoàng Thị Lâm, trưởng bộ môn Dị ứng Miễn dịch lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội, Trưởng khoa Dị ứng Miễn dịch & Da liễu, Bệnh viện E:
- Nếu bạn là người có tiền sử bị dị ứng,bạn cần thông báo với các bác sĩ khám sàng lọc về tiền sử bạn có dị ứng nặng với thuốc sử dụng đường tiêm (tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da) không?
- Bạn có tiền sử dị ứng nặng với vaccine không?
- Bạn có tiền sử dị ứng nặng với các dị nguyên khác không (thức ăn, nọc côn trùng, latex v.v…)?
- Bạn có tiền sử dị ứng tức thì (trong vòng 4 tiếng sau khi sử dụng) hoặc dị ứng nặng với Polyethylene Glycol (PEG), Polysorbate hoặc dầu thầu dầu Polyoxyl 35 có trong thuốc dùng đường tiêm hoặc vaccine không?
Đây là điều mà các bác sĩ muốn bạn thông báo cho họ, để họ có thái độ xử trí đúng cho bạn.

Theo BS Lâm, trong vaccine COVID-19, không chứa Gelatin, không chứa Latex, không chứa trứng… nên chúng ta không cần lo sợ khi chỉ dị ứng nhẹ với các thành phần nêu trên.
Nếu ai đó có tiền sử dị ứng nhẹ với thức ăn, thuốc, nọc côn trùng, thậm chí khi có tiền sử dị ứng nhẹ với vaccine khác (không chứa thành phần giống với vaccine COVID-19) cũng đồng nghĩa là có nguy cơ thấp dị ứng vaccine COVID-19.
Tuy nhiên, theo BS Lâm những người mắc bệnh Mastocytosis hoặc bệnh hoạt hóa tế bào Mast, viêm mũi dị ứng, hen phế quản ổn định, viêm da dị ứng cơ địa cũng là những người ít có nguy cơ dị ứng vaccine COVID-19. Với những người này, tiêm vaccine theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Còn những người có tiền sử phản vệ không rõ nguyên nhân hoặc với vaccine (không chứa thành phần giống với thành phần vaccine COVID-19), thuốc đường tiêm không chứa PEG hoặc Polysorbate trong thành phần và thức ăn, nọc côn trùng, những người có tiền sử phản vệ mức độ nhẹ với thuốc, Latex sẽ được tiêm vaccine theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và ở lại theo dõi tại điểm tiêm 30 phút sau tiêm.
Những người có tiền sử phản vệ với chính bản thân vaccine COVID-19 hoặc PEG, hoặc Polysorbate trong thành phần của vaccine COVID-19, muốn tiêm phòng vaccine COVID-19 cần phải được tư vấn bác sĩ Dị ứng trước khi tiêm. Bác sĩ chuyên khoa Dị ứng sau khi đánh giá lâm sàng có thể thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên khoa để xác định tình trạng dị ứng, quyết định bạn có được tiêm hay không và nếu tiêm sẽ tiêm theo phương pháp nào: Chia nhỏ liều hay giảm mẫn cảm.
Theo Suckhoedoisong
-
Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến khó lường, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống
-
Tăng cường giám sát, ngăn bệnh Marburg đặc biệt nguy hiểm xâm nhập Việt Nam
-
Số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh, Bộ Y tế yêu cầu giám sát chặt
-
Cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ vi phạm quảng cáo
- Đào tạo về quản lý và điều trị đái tháo đường cho nhân viên y tế tuyến huyện, xã
- Ca bệnh đầu tiên trong năm ở Hà Nội lây vi khuẩn từ lợn
- Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây sang người
- Không chủ quan với các bệnh nấm phổi thường gặp
- Bộ trưởng Y tế nêu nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế năm 2023
- Hơn 96% bệnh viện khám chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chíp
- Người đứng đầu đơn vị tổ chức bếp ăn tập thể chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm
-
Nghệ An: 2.420 ngôi nhà tình nghĩa tại 6 huyện miền núi do lực lượng Công an hỗ trợ(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 22/3/2023 tại xã Tam Hợp (Tương Dương, Nghệ An), Bộ Công an đã phối hợp Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTQ tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ trao tặng nhà mẫu và kinh phí hỗ trợ xây nhà cho người nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
-
Đồng Nai: Đối thoại với nông dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệpNgày 23/3/2023, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị gặp gỡ nông dân, Hội Nông dân, các nhà khoa học, quản lý… để cùng trao đổi định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất của nông dân trong tỉnh.
-
Bảo vệ nước, an toàn trước thiên tai: "Cảnh báo sớm để hành động sớm"Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng “cảnh báo sớm để hành động sớm, hành động kịp thời” là giải pháp quan trọng để giảm thiểu được nhiều rủi ro từ thiên tai.
-
Thanh niên xứ Lạng thành công với than sạch không khói(Tapchinongthonmoi.vn) Vừa kinh doanh phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần bảo vệ môi trường… đó là mô hình sản xuất kinh doanh than sạch không khói của thanh niên Lý Văn Vương ở xã Tân Thành (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn).
-
Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 2-2,5%Kỳ vọng vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp năm 2023 tăng trưởng từ 2-2,5%, UBND tỉnh Long An vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
-
Thông tin cảnh báo thiên tai cần chính xác, kịp thời đến từng người dânĐể ứng phó với thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan và khó đoán định cần có hệ thống cảnh báo sớm, thông tin kịp thời đến từng người dân.
-
Cà Mau: Thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thịÔng Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Cà Mau cho biết: Ứng dụng Chính quyền điện tử (CaMau-G) được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng và trên các phương điện truyền thông đại chúng. Đây là ứng dụng làm đại diện, tích hợp các ứng dụng nền tảng số, các dịch vụ thuộc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng thuận tiện thông qua thiết bị di động, điện thoại thông minh.
-
Tạo đòn bẩy thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệpTham gia chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu trong quá trình triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện của doanh nghiệp.
-
Toàn văn thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ươngTrong các ngày 21 và 22/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 27. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
-
Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến khó lường, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chốngBộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức triển khai kế hoạch phòng, chống dịch năm 2023.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh