
Bỏ cấp huyện, sáp nhập cấp tỉnh: Mô hình tiến bộ được nhiều nước áp dụng
Theo ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nếu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ phát huy được các lợi thế, tạo ra không gian rộng hơn để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời, tạo ra môi trường rộng lớn hơn để thu hút tiềm năng, nguồn lực cho phát triển.
Trong Kết luận 126 về một số nội dung tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Tiễn Dĩnh – nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, việc nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, bỏ cấp huyện là chủ trương phù hợp. Đây cũng là mô hình chính quyền tiến bộ mà nhiều nước trên thế giới áp dụng.

PV: Định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, bỏ cấp huyện. Theo ông, thời điểm này là phù hợp?
Ông Nguyễn Tiến Dĩnh: Đã đến thời điểm rồi và đây cũng là tất yếu. Thời gian qua, chúng ta đã triển khai việc sắp xếp ở thôn, tổ dân phố, xã/phường, quận/huyện; vừa rồi Trung ương đã làm, bộ, ngành cũng đang làm thì tất yếu phải đến cấp tỉnh, thành phố. Đó là tất yếu để đảm bảo sự xuyên suốt, thống nhất trong hệ thống hành chính, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.
PV: Việc sắp xếp nên theo hướng nào là phù hợp, thưa ông?
Ông Nguyễn Tiến Dĩnh: Phải có cơ quan nghiên cứu, tính toán. Trước kia, Quốc hội đã có mấy nghị quyết để sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố, xã/phường, quận/huyện đều lấy tiêu chí về diện tích, dân số, kết hợp các vấn đề về truyền thống, văn hóa… Trên cơ sở các tiêu chí đặt ra sẽ có những sắp xếp sao cho phù hợp.
Trong Kết luận 126, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đang tính việc không chỉ sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh mà còn định hướng bỏ cấp trung gian (cấp huyện). Chính vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu một cách thấu đáo, khoa học, phù hợp để tiến hành sắp xếp, hợp nhất sao cho phù hợp trong hệ thống hành chính chỉ còn 3 cấp: trung ương, tỉnh, xã.
PV: Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta đưa ra định hướng sáp nhập tỉnh, trước đó Việt Nam đã trải qua nhiều lần sáp nhập, chia tách các tỉnh, thành. Từ năm 2008 tới nay, nước ta ổn định với 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo ông, từ thực tiễn đó cần rút ra kinh nghiệm gì?
Ông Nguyễn Tiến Dĩnh: Bài học kinh nghiệm cũng có nhiều. Chúng ta cần có các nghiên cứu, căn cứ khoa học để làm sao sắp xếp khoa học như các tiêu chí đặt ra, không chỉ có tiêu chí về dân số, diện tích mà còn cần lưu ý tới các yếu tố khác, đặc biệt là yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa…
Cùng với đó, chúng ta cần làm tốt công tác tổ chức cán bộ, đặc biệt là chế độ chính sách trong quá trình sắp xếp, đặc biệt là lực lượng dôi dư. Vừa rồi, các bộ, ngành Trung ương, rồi các sở, ngành ở địa phương đã tiến hành sắp xếp, sáp nhập; lần này nếu bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh thì chắc chắn sẽ có đội ngũ cán bộ dôi dư rất lớn. Do đó cần lưu ý vấn đề này.
Chúng ta cần làm tốt công tác tư tưởng, tạo sự đồng thuận trong nhân dân trong đợt sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.
PV: Ông đánh giá việc bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh có những thuận lợi gì?
Ông Nguyễn Tiến Dĩnh: Thực tiễn nghiên cứu thì thấy cấp huyện là cấp trung gian, nếu tính về chức năng, nhiệm vụ, vai trò của nó thì có hạn chế. Hiện nay chúng ta có 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Trung ương đưa ra các thể chế về pháp luật, chính sách; về chỉ đạo thì cấp tỉnh cơ bản quyết được ngân sách, quyết cả chính sách của địa phương. Ngoài việc triển khai chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thì có vấn đề tự quản của địa phương thì tỉnh cũng quyết nhiều vấn đề. Cấp huyện chỉ là cấp trung gian truyền tải xuống cấp xã và cấp xã mới là cấp trực tiếp thực hiện.
Qua cấp trung gian này có 2 vấn đề đặt ra, một là có thể tạo ra độ trễ, hai là tạo lực cản trong quá trình phát triển. Vì vậy bỏ cấp trung gian thì sẽ thông suốt từ cấp tỉnh xuống dưới cấp xã.
Nếu còn cấp trung gian thì hiệu lực, hiệu quả sẽ bị hạn chế, đồng thời tạo chi phí hành chính cũng rất lớn. Chính vì vậy cần phải sắp xếp, tổ chức lại.
Vấn đề cần chú ý là khi bỏ cấp trung gian thì cấp tỉnh sẽ chỉ đạo trực tiếp cấp xã, rõ ràng đội ngũ cấp cơ sở cần phải được tăng cường, cũng như thêm các điều kiện, kinh phí, cơ sở vật chất để cấp xã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
PV: Bỏ được một khâu trung gian đó sẽ giúp tỉnh, thành mạnh lên, tận dụng tối đa nguồn lực, tài nguyên thưa ông?
Ông Nguyễn Tiến Dĩnh: Trước kia, chúng ta đã có thời kỳ hợp nhất các tỉnh, sau đó lại tách ra do điều kiện hạ tầng, phương tiện đi lại, cũng như năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được với quy mô lớn. Các tỉnh sau khi tách ra đều phát triển cả.
Thế nhưng đến bây giờ khi phát triển đến một mức độ như vậy thì lại có những lực cản, vì nguồn lực cũng có những hạn chế, kể cả nguồn nhân lực, đất đai, tài nguyên…
Do đó, nếu sáp nhập lại thì sẽ phát huy được các lợi thế này, sẽ tạo ra không gian rộng hơn để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời, tạo ra môi trường rộng lớn hơn để thu hút tiềm năng, nguồn lực để phát triển. Vấn đề đặt ra là sáp nhập, hợp nhất thế nào cho phù hợp theo các tiêu chí, đồng thời phải đáp ứng được vấn đề về phong tục tập quán, truyền thống lịch sử, văn hóa và sự đồng thuận của nhân dân.
PV: Vừa qua, tại cuộc họp tổ ở Quốc hội, Tổng Bí thư đưa ra ví dụ huyện Đông Anh và quận Hoàn Kiếm ở Hà Nội thu ngân sách 25.000-29.000 tỷ. Con số này bằng nhiều tỉnh, thậm chí hơn hai chục lần so với một số tỉnh nghèo. Nhìn vào những con số này, ông có bình luận gì?
Ông Nguyễn Tiến Dĩnh: Ở Hoàn Kiếm, mặc dù đây là quận có diện tích rất nhỏ, mật độ dân số rất đông nhưng họ phát triển du lịch, dịch vụ rất tốt cũng như phát triển các ngành nghề khác nên thu ngân sách lớn. Huyện Đông Anh cũng đang tập trung vào quá trình đô thị hóa để sắp tới trở thành quận, nên thời gian qua họ thu ngân sách cũng rất cao. Còn các tỉnh khác cũng có những điều kiện nhất định.
Tuy nhiên, đúng là vấn đề đặt ra là phải phát huy các nguồn lực. Ví dụ các tỉnh có rất nhiều nguồn lực, trong đó có lợi thế về nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, cửa khẩu… song cũng có những hạn chế. Vì vậy phải tổ chức lại để phát huy tất cả lợi thế, nguồn lực của các tỉnh để đảm bảo sự phát triển của địa phương đó.
PV: Xin cảm ơn ông.
Theo TTXVN/Vietnam+

Tổng Bí thư: Tăng cường phòng, chống tham nhũng gắn với sắp xếp tinh gọn bộ máy
Năm 2024, Ban Chấp hành TW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra TW thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện TW quản lý, trong đó lần đầu tiên kỷ luật 2 nguyên lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước.
- Một số nhiệm vụ và giải pháp xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp
- Hành trang để đưa cách mạng Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mới
- Tấm khiên cho nông sản Việt Nam
- Muốn được dân yêu, trước hết phải yêu dân
- “Công nghệ giúp nông nghiệp Hà Lan đạt tổng giá trị xuất khẩu hơn 123 tỷ Euro mỗi năm”
- Vai trò của công tác giáo dục xã hội trong phát triển đất nước
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn
-
Chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt NamBan Thường vụ Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương vừa ký Quyết định số 11/QĐĐUMTTQ.CĐTTW ngày 10/2/2025 quyết định chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhiệm kỳ 2020 – 2025.
-
Chuyên gia khuyến cáo chọn phân bón Văn Điển cho lúa vụ Xuân 2025 ở phía BắcTheo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, năm 2005 tiềm ẩn nhiều diễn biến thời tiết phức tạp, bất thuận cho vụ lúa Xuân ở miền Bắc. Vì vậy, nhà nông cần chú ý chọn đúng loại phân bón nhiều ưu điểm như phân bón Văn Điển và công thức bón đã được nhà nông kiểm chứng hiệu quả nhiều năm qua.
-
Mavin lan tỏa yêu thương nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp sum họp gia đình mà còn là thời điểm để cộng đồng sẻ chia, mang đến niềm vui và hy vọng cho những người có hoàn cảnh khó khăn
-
Bỏ cấp huyện, sáp nhập cấp tỉnh: Mô hình tiến bộ được nhiều nước áp dụngTheo ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nếu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ phát huy được các lợi thế, tạo ra không gian rộng hơn để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời, tạo ra môi trường rộng lớn hơn để thu hút tiềm năng, nguồn lực cho phát triển.
-
Đồng thuận, ủng hộ thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nướcHội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ ba, khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029 đã hoàn thành toàn bộ các nội dung theo chương trình đề ra.
-
Sơn La: Thành lập một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và cho phép hợp nhất tổ chức hội quần chúngChiều nay (20/2), UBND tỉnh Sơn La tổ chức hội nghị Công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về thành lập một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho phép hợp nhất tổ chức hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ và công tác cán bộ.
-
Thái Nguyên bầu Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh(Tapchinongthonmoi.vn) - Chiều ngày 19/02, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành kiện toàn chức danh Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Mavin được vinh danh tại Giải thưởng Saigon Times CSR 2024Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, tổ chức. Đây là lần đầu tiên Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội (CSR), đánh dấu sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực của Tập đoàn trong suốt 20 năm hoạt động.
-
Kết luận một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trịĐảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
-
Kỳ họp bất thường lần thứ 9 hoàn thành toàn bộ chương trìnhKỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV đã hoàn thành chương trình với 4 Luật, 5 Nghị quyết và các Nghị quyết thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
-
1 Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025
-
2 Nhiều chương trình đặc sắc tại Tuần văn hóa, thể thao và du lịch huyện Quỳnh Nhai năm 2025
-
3 Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025
-
4 Hoa Xuân trên những nẻo đường vùng cao Sơn La
-
5 Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 2/2025