
Theo đại diện Cục Chăn nuôi, trong khoảng 10 năm lại đây ngành nuôi chim yến với mục đích thương mại tại Việt Nam phát triển nhanh, sản lượng tổ yến của Việt Nam đạt khoảng 130- 150 tấn/năm, với thị trường tiêu thụ chính là nội địa và cộng đồng người Hoa trên khắp thế giới. Thị trường xuất khẩu chính tổ yến của nước ta là Trung Quốc, cộng đồng người Hoa ở các nước Mỹ, Úc, New Zealand. Hiện nay, có 42/63 tỉnh, thành trong cả nước có nuôi chim yến với gần 24.000 nhà nuôi, nhiều nhất tại Kiên Giang, Bình Định, Tiền Giang.
Việc Trung Quốc mở cửa cho yến sào Việt Nam xuất khẩu chính ngạch mở ra cơ hội lớn cho ngành nuôi yến nhưng thực tế đã phát sinh những vấn đề không nhỏ. Đó là tình trạng một số tổ chức cá nhân đi các tỉnh tư vấn xây dựng nhà yến với mục đích thu tiền tư vấn, bán vật tư mà không quan tâm đến việc yến có đến ở hay không, gây thiệt hại lớn đến người dân.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Cao Kỳ, người nuôi chim yến cho biết: Bắt đầu nuôi yến 4 năm với 7 nhà yến ở nhiều tỉnh thành và có 2 nhà yến thất bại hoàn toàn. Bản thân tôi tham gia ngành với tiền vốn tích lũy chứ nhiều người ở quê cầm cố nhà cửa, đất đai để vay tiền xây nhà yến mà thất bại thì tan cửa nát nhà. Tôi đi khảo sát thấy ngành này chỉ 30% là thành công, 40% thất bại, còn nữa hòa vốn.

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam chia sẻ: Thách thức của ngành là hiệu quả đầu tư còn thấp, không quá 10% nhà yến có hiệu quả cao, 20% có hiệu quả dù chi phí đầu tư ban đầu lên đến 1-6 tỷ đồng/nhà yến. Gần đây, một số khu vực như Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên số nhà yến tăng nhanh khiến nguồn thức ăn của chim yến bị khan hiếm, hiệu quả giảm. Chúng tôi đề xuất nhà nước cần đầu tư nghiên cứu khoa học về điều kiện nuôi chim yến một cách chi tiết để phổ biến đến người dân, tăng tỷ lệ thành công trong việc nuôi yến. Thực tế, ghi nhận có những nhà yến xây to đẹp, khang trang nhưng chim yến không về ở mà lại về căn nhà cấp 4 lụp xụp bên cạnh.
Trung Quốc là thị trường lớn tiêu thụ khoảng 80% sản lượng yến sào thế giới. Việc thị trường này mở cửa nhập khẩu chính ngạch sản phẩm tổ yến Việt Nam mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu tổ yến. Tuy nhiên, ngành nuôi yến đã gặp rất nhiều thách thức để nắm bắt cơ hội này như: chăn nuôi tự phát; chưa có quy chuẩn kỹ thuật trong xây dựng và vận hành nhà yến; nhiều tỉnh, thành vẫn chưa có quy hoạch vùng nuôi chim yến…
Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN& PTNT cho biết: Tiềm năng ngành nuôi yến còn rất lớn, để ngành yến phát triển bền vững, tham gia tốt thị trường xuất khẩu cần tổ chức lại hệ thống chăn nuôi và quản lý theo chuỗi giá trị; gắn mã định danh và thực hiện truy xuất nguồn gốc; đảm bảo an toàn dịch bệnh với cơ sở nuôi yến và an toàn thực phẩm với sản phẩm tổ yến. Từ cơ sở nuôi đến doanh nghiệp xuất khẩu phải thực hiện các quy định, công tác quản lý phải chặt chẽ để đảm bảo chất lượng cung cấp cho thị trường trong nước, một phần xuất khẩu.
Nhiều tỉnh, thành có lợi thế về tự nhiên để phát triển nghề nuôi chim yến, tạo việc làm và nguồn thu đáng kể cho địa phương và bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, không phải địa phương nào, vùng nào cũng có thể phát triển nghề nuôi chim yến.
Dù cánh cửa xuất khẩu chính ngạch đi Trung Quốc, thị trường tiêu thụ 80% sản lượng yến sào thế giới đã chính thức mở ra nhưng nội tại của chuỗi giá trị yến Việt Nam hiện còn rất nhiều tồn tại xuất phát từ việc sản xuất tự phát, thiếu giám sát, quản lý bài bản ngay từ đầu.
Ngày 9/11/2022, Bộ NN& PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sản phẩm tổ yến sang Trung Quốc. Đây là cơ hội rất lớn cho ngành yến Việt Nam, bởi nhu cầu tiêu thụ tổ yến đang tăng mạnh trên thế giới, mà Trung Quốc chính là thị trường tiêu thụ lớn nhất.
Trong Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sản phẩm tổ yến sang Trung Quốc, yêu cầu sản phẩm tổ yến xuất khẩu phải có sự giám sát theo chuỗi sản phẩm, có thể truy xuất nguồn gốc từ gây nuôi, khai thác, sơ chế, chế biến, bảo quản, đóng gói, ghi nhãn đến sản phẩm cuối cùng, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Cục Chăn nuôi đang lấy ý kiến các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia... để hoàn thiện và sớm ban hành hướng dẫn về đăng ký và cấp mã số cơ sở nuôi chim yến.
-
Thay đổi thói quen của nông dân để bảo vệ môi trường và sức khoẻ
-
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Quảng Nam: Vẫn còn nút thắt cần tháo gỡ
-
Nam Định: Sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường
-
Tạo sinh kế giúp hội viên nông dân thoát nghèo
- Tăng cường kiểm tra, giám sát để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên
- Hà Nam: “Hạt nhân” sản xuất giỏi có sức lan toả mạnh mẽ
- Hoạt động thiết thực, ý nghĩa dành cho nữ đoàn viên Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
- Ấm áp “Nghĩa tình nông dân”
- Hạt điều Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều trên kệ hàng các hệ thống phân phối thế giới
- Nông dân Thủ đô nhận được nhiều hỗ trợ từ Hội
- Mong muốn được tiếp cận chính sách vốn vay ưu đãi
-
Hội Nông dân Tuyên Quang hỗ trợ đưa hội viên đi xuất khẩu lao động(Tapchinongthonmoi.vn) - Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân về nguồn vốn vay, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật canh tác sản xuất nông nghiệp, dạy nghề cho lao động nông thôn… Thời gian qua Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang còn chủ động phối hợp với các doanh nghiệp để kịp thời tư vấn, hỗ trợ thông tin về các thị trường xuất khẩu lao động, nhất là đối với những thị trường tiềm năng, phù hợp với lao động nông thôn Tuyên Quang.
-
Phát triển lúa chất lượng cao cần gắn với giảm phát thải khí nhà kínhSản xuất lúa gạo nước ta hiện chiếm 48% lượng phát thải khí nhà kính và hơn 75% lượng khí thải metan của toàn ngành nông nghiệp. Vì vậy, để Việt Nam tiến dần tới mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng “0” vào năm 2050, ngành nông nghiệp còn nhiều việc phải làm.
-
Ban Bí thư thi hành kỷ luật đảng viên vi phạmNgày 28/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ.
-
Niềm tin vững chắc của ngư dân trên biển miền TrungBên cạnh thực hiện chức năng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật, thanh tra chuyên ngành thủy sản trên biển, kể từ khi thành lập đến nay (28/3/2014) Chi đội Kiểm ngư số 3 (tại Sơn Trà, Đà Nẵng) luôn tích cực hỗ trợ ngư dân bám biển phát triển kinh tế.
-
Thủ tướng chỉ đạo triển khai thúc đẩy thị trường bất động sảnThủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030."
-
Tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế(Tapchinongthonmoi.vn) - Thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói BHXH, BHYT được khẳng định là trụ cột chính của chính sách an sinh xã hội.
-
PVFCCo long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lậpChiều ngày 27/3, tại TP.HCM, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (28/3/2003 – 28/3/2023) với chủ đề “Hành trình 20 năm cho mùa bội thu”.
-
Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại lên hòn núi cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Thấm nhuần lời dạy đó, các thanh niên dân tộc Thái ở xã Mường Mô (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) đã tập hợp, đoàn kết lại với nhau để phát triển mô hình nuôi cá kết hợp với du lịch, bước đầu mô hình đã cho hiệu quả kinh tế khá.
-
“Xốc” lại công tác quảng bá, sáng tác văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu sốViệc đầu tư phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ vẫn còn bỏ ngỏ, chưa phát triển đúng tầm vì thiếu sức người sức của; các tác phẩm chưa được phổ biến rộng rãi vào đời sống đồng bào, nhất là lớp trẻ.
-
Ngành tài chính đã nỗ lực khơi thông huyết mạch, thúc đẩy phát triển kinh tếCông tác tài chính - ngân sách nhà nước và quản lý nợ công đã có những đóng góp quan trọng, quyết định đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xử lý các vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh