
Trà Vinh được đánh giá là tỉnh có nhiều tài nguyên du lịch như du lịch văn hóa, du lịch sinh thái sông nước miệt vườn của hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Thời gian qua, tỉnh Trà Vinh đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát triển mạnh các loại hình du lịch thế mạnh của tỉnh, phát triển loại hình du lịch cộng đồng ở trên sông và ven biển. Cồn Hô (xã Mỹ Đức, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) là một trong các cồn được các nhà nghiên cứu về du lịch đánh giá là “viên ngọc thô”.

Tạo ra những món ăn ngon từ sản vật sẵn có
Cồn Hô có diện tích rộng hơn 25ha nằm trên sông Cổ Chiên, chỉ có trên chục hộ sinh sống, với gần 20 nhân khẩu. Với đặc điểm nằm trên dòng chảy từ sông ra biển, được thiên nhiên ban tặng lợi thế về tài nguyên phù sa, hệ sinh thái đa dạng, phong phú, các vườn trái cây bạt ngàn, cùng hệ thực vật phong phú… giúp cho Cồn Hô trở thành “viên ngọc thô” để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm khám phá.
Chị Nguyễn Thị Thu, nông dân sống tại Cồn Hô cho biết: Những con đường sạch đẹp được như hôm nay là do cán bộ xã và bà con chung sức dọn dẹp để đón khách.Thời gian qua, chúng tôi chỉ làm nông nghiệp, cứ nghĩ làm du lịch thì ở các thành phố lớn chứ không vắng vẻ như nơi mình ở, hoang sơ, tứ bề là nước. Khi được tham gia tập huấn để làm du lịch chị vui mừng không thể tả, vì đã ấp ủ từ lâu nhưng chưa thực hiện được. Nay được chính quyền, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch TP. Hồ Chí Minh cùng các cơ quan ban ngành quan tâm, giúp đỡ chúng tôi quyết tâm xây dựng nên Cồn hô thành địa điểm du lịch thôn quê tốt nhất.

Chị Ngô Thị Đen người dân Cồn hô chia sẻ: Khi được đến tham quan học cách làm du lịch tại Cồn Chim, chúng tôi nhận ra rằng Cồn Hô quê hương mình sẽ có ngày được nhiều người biết đến và ghé thăm nếu bản thân mỗi người trên cùng nhau cố gắng. Chúng tôi rất biết ơn những người đã đóng góp, đưa Cồn Hô thành điểm du lịch cộng đồng và chúng tôi kỳ vọng rất lớn vào giải pháp sinh kế mới mà tỉnh Trà Vinh đang triển khai trên Cồn Hô.
Đãi du khách bằng những sản phẩm tự tay thực hiện, vợ chồng anh chị Ba Thu không giấu được niềm vui. Bữa nay nhà tui có bưởi da xanh, nem bưởi, mứt bưởi, rượu ngâm từ trái khổ qua. Rồi học bà con ở Cồn Chim thì tui với anh Ba Phi cũng tính làm cả chè bưởi, bánh xèo… Bữa rày thì chưa kịp làm nhưng mà đợt tới GS. Chương hay GS. Nga đến thì sẽ có, chị Ba Thu vui vẻ giới thiệu.
TS. Tạ Duy Linh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch TP.Hồ Chí Minh cho biết: Những món ăn được bà con chuẩn bị đều từ nguồn nguyên liệu có sẵn. Làm du lịch cộng đồng tinh thần của bà con là một trong những yếu tố quan trọng để thành công, bởi không ai khác mỗi người dân khi tham gia vào loại hình du lịch này đều phải trở thành một hướng dẫn viên du lịch. Bởi vậy, các nhà khoa học đã thường xuyên tổ chức các buổi tham quan, các lớp tập huấn hướng dẫn bà con từ cách giữ vệ sinh môi trường như thế nào, cách tạo ra những món ăn ngon từ sản vật sẵn có…
Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái trên Cồn Hô.
Việc phát triển du lịch ở các cù lao trên sông và các cồn nổi đã có từ rất lâu, tuy nhiên thực sự hoàn chỉnh để đưa vào hoạt động thì năm 2019, Cồn Chim là một trong những cồn đầu tiên được đưa vào khai thác sử dụng. Sau hơn một năm đưa vào hoạt động thì loại hình du lịch cộng đồng hay được các chuyên gia gọi là loại hình du lịch thuận thiên rất thu hút khách. Loại hình này mang nét đặc trưng riêng của tỉnh Trà Vinh, bà con nông dân có thể làm du lịch kể cả mùa nước ngọt và nước mặn.
Khi đến tham quan nhà anh Trãi và chú Hai Nguyên, một trong hai hộ kết hợp để hình thành điểm đến đầu tiên được quy hoạch phát triển hình thành một không gian văn hóa đậm chất Nam Bộ. Trong câu chuyện của mình, chú Hai Nguyên bày tỏ mong muốn khi du lịch ở Cồn Hô phát triển thì những sản vật ở địa phương sẽ được du khách biết đến, đón nhận và thưởng thức. Đến Cồn Hô, cầm những lát chả dẻo thơm mùi hương bưởi quện với gia vị ăn kèm, những thành viên trong đoàn cảm nhận được tình cảm, sự mến khách của những người nông dân đang ước mong sinh kế mới trên Cồn Hô.

Nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch sinh thái trên các cồn cát ven sông, ven biển của vùng duyên hải phía Đông là rất lớn. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho tỉnh để khai thác, phát triển thêm một số cồn nổi, trong đó có Cồn Hô được đưa vào khai thác năm 2020.
Hành trình phát triển ngành Du lịch hướng từ sông ra biển, trên cơ sở khai thác hiệu quả các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái – văn hóa biển… đã được dẫn chứng hiệu quả từ mô hình làm du lịch ở Cồn Chim (ấp Cồn Chim, xã Hòa Minh, huyện Châu Thành).
Theo Bà Cao Thị Bích Liên – Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Đức thì từ bao đời nay, người dân ở Cồn Hô vẫn chủ yếu sống bằng nghề trồng cây ăn quả như bưởi da xanh, chuối và dừa… Tình trạng được mùa mất giá, bị thương lái ép giá là câu chuyện không còn xa lạ với người dân. Không những vậy, do thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt, nhiều hộ dân chỉ sau một trận mưa lớn, đất đai, nhà cửa, tài sản đều trôi theo con nước. Đây là lý do khiến lớp lao động trẻ không mặn mà với việc sống và phát triển trên cồn nữa. Tỉnh Trà Vinh đã chú trọng phát triển du lịch ở Cồn Hô, được bà con ở đây đón nhận và mong muốn đây sẽ là một hướng đi giúp bà con có kế sinh nhai mới, đồng thời giữ gìn, bảo tồn những nét đẹp văn hóa trên Cồn Hô.
Vân Nguyễn
- TechFest 2022 với chuỗi 20 sự kiện tại Nha Trang
- Nghệ An: Hơn 2 tỷ đồng hỗ trợ chính sách phát triển du lịch cộng đồng
- Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp với mô hình du lịch sinh thái
- Du lịch Việt Nam có 6 chỉ số trụ cột vào nhóm dẫn đầu thế giới
- Du lịch làng nghề - hướng phát triển bền vững
- “Hô biến” vườn chanh thành… mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp phát triển du lịch
- Quận Tân Phú tổ chức tour du lịch trong ngày “Tân Phú đi là nhớ”
-
Tránh đầu tư dàn trải, lãng phí tại các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núiChiều 7/2, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với Ủy ban Dân tộc về công tác dân tộc, việc thực hiện chính sách dân tộc và quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2022.
-
Người Cơ Tu vùng cao Quảng Nam làm du lịch cộng đồngDu lịch cộng đồng và du lịch sinh thái đang phát triển mạnh tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Nhiều nơi đã thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã du lịch cộng đồng, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững.
-
Thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe trên cả nướcBộ Giao thông vận tải vừa ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX).
-
Tiếp tục triển khai thiết thực, hiệu quả các phong trào thi đuaChiều ngày 7/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, chủ trì phiên họp lần thứ 4 của Hội đồng nhiệm kỳ 2021-2026.
-
Định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thốngPhó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 7/2/2023 về việc định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống.
-
Chuẩn hóa vùng trồng để xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung QuốcCục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong năm nay sẽ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ chuẩn hóa vùng trồng để có thể xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đối với chanh leo, khoai lang, ớt, một số cây có múi và dừa.
-
Chủ tịch Quốc hội: Có thể làm việc cả ngày nghỉ, giờ nghỉ để hoàn thiện Luật Đất đaiÔng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể làm việc vào ngày nghỉ, giờ nghỉ để xem xét nội dung rất quan trọng là dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cho kịp tiến độ.
-
Hơn 3.000 công dân ở Nghệ An lên đường nhập ngũ(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2023, tỉnh Nghệ An được Chính phủ, Bộ Quốc phòng giao gọi 3.102 công dân nhập ngũ với 16 đơn vị nhận quân. Nghệ An chốt quân số, phát lệnh gọi nhập ngũ vào Quân đội 3.257 công dân (chính thức 3.102 công dân, dự phòng 155 công dân).
-
Sau Tết, giá mít Thái tăng hơn 20.000 đồng/kgHiện nay, giá mít Thái tại tỉnh Đồng Tháp tăng trở lại sau Tết và có giá từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, tăng hơn 20.000 đồng/kg so với đầu tháng 1/2023.
-
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng caoGiá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày 5/2 đã tăng 15 USD/tấn so với cuối tháng trước. Cụ thể, loại 5% tấm giao dịch ở 473 USD/tấn, gạo 25% tấm 453 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất trong vài năm qua.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh