Dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực
Diễn đàn là cầu nối chiến lược trong chuỗi giá trị dừa, để các bên liên quan cùng nhau nắm bắt cơ hội hợp tác, đổi mới phương thức sản xuất và tận dụng tối đa các tiềm năng từ thị trường trong và ngoài nước, đưa ngành dừa Việt Nam vươn lên xuất khẩu tỷ đô.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ NN&PTNT cho biết: Dừa Việt Nam đang trở thành mặt hàng xuất khẩu với giá trị cao. Các sản phẩm chế biến từ dừa đang có tiềm năng lớn để gia tăng giá trị của cây dừa, tăng thu nhập cho người dân. Theo thống kê, 30% diện tích dừa đã được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, 30% được cấp mã số vùng trồng.
Mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu diện tích dừa trên toàn quốc đạt trên 200.000ha. Các vùng trồng dừa trọng điểm là Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 175.000ha và Duyên hải Nam Trung bộ. Để đạt được mục tiêu này, thời gian qua, phát triển sản xuất và chế biến dừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất quan tâm.
Ông Huỳnh Quang Đức, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre cho biết: Bến Tre được mệnh danh “thủ phủ dừa” của cả nước với diện tích trồng trên 80.000ha, chiếm 88% diện tích dừa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và gần 42% diện tích dừa cả nước. Cây dừa được xác định là cây trồng chủ lực và nguồn thu nhập của hơn 200.000 hộ dân khu vực nông thôn của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh Bến Tre có 133 vùng trồng dừa được cấp 133 mã số với diện tích hơn 8.300ha. Tỉnh có 14 doanh nghiệp được cấp mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu dừa tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Mỗi năm, xuất khẩu dừa mang về cho tỉnh Bến Tre hơn 350 triệu USD.
Thời gian qua, Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương xây dựng vùng nguyên liệu dừa hữu cơ đạt trên 20.700ha. Tỉnh hình thành chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ với 8 doanh nghiệp lớn, có công nghệ chế biến hiện đại, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm dừa hữu cơ vào nhiều thị trường như: Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc, Canada, Hàn Quốc…
Dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Quyết định số 431/QĐ-BNN-TT năm 2024. Đề án đặt mục tiêu, đến năm 2030, diện tích dừa khoảng 195.000-210.000ha; vùng trồng dừa trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 170.000 - 175.000ha, còn lại là vùng Duyên hải Nam Trung bộ, các tỉnh vùng Bắc Trung bộ, Đông Nam bộ...
Hiện nay, ngành dừa Việt Nam, với diện tích gần 200.000ha, đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung. Từ con số khiêm tốn chỉ 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010, ngành dừa đã phát triển mạnh mẽ, đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024. Những bước tiến tích cực như việc Mỹ và châu Âu chấp thuận dừa Việt Nam, cùng quá trình đàm phán với Trung Quốc về xuất khẩu chính ngạch, đã tạo ra tiền đề lớn cho sự mở rộng thị trường và phát triển bền vững của ngành dừa.
Riêng Trung Quốc hiện là thị trường rất quan trọng của dừa, hàng năm tiêu thụ khoảng 4 tỷ quả dừa. Vừa qua, Bộ NN&PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư cho phép dừa tươi xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Đây là bước ngoặt quan trọng, mở ra cơ hội lớn cho dừa tươi Việt Nam.
Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam chia sẻ: Dừa tươi xuất khẩu gồm dừa có vỏ xanh và dừa đã gọt vỏ, phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật, các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Ngoài ra, các vùng trồng và cơ sở đóng gói dừa phải được đăng ký với Bộ NN&PTNT và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt trên cổng CIFER.
Ngoài việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt và các chương trình quản lý dịch hại tổng hợp, doanh nghiệp trước khi xuất khẩu phải lấy mẫu 2% để kiểm tra. Sau 2 năm, nếu không có vi phạm, doanh nghiệp sẽ được giảm còn 1%.
Tại diễn đàn, ông Nguyễn Phong Phú, Giám đốc kỹ thuật Công ty Vina T&T Group chia sẻ: Thị trường Trung Quốc mang đến nhiều cơ hội lớn cho xuất khẩu dừa Việt Nam, nhưng tiềm ẩn không ít thách thức. Về thuận lợi, Trung Quốc là thị trường đông dân, nhu cầu cao đối với các sản phẩm từ dừa, đặc biệt là dừa tươi, nước dừa, dầu dừa và các sản phẩm chế biến từ dừa.
Với vị trí địa lý gần gũi, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về chi phí vận chuyển so với các đối thủ từ Đông Nam Á và châu Phi. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do giữa Asean và Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi về giảm thuế và đẩy mạnh giao thương. Việt Nam là quốc gia có sản lượng dừa lớn, đặc biệt từ Bến Tre và các tỉnh miền Tây, đảm bảo khả năng cung cấp ổn định cho thị trường.
Tuy nhiên, xuất khẩu dừa sang Trung Quốc cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Trung Quốc ngày càng nâng cao tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật, chất lượng và an toàn thực phẩm. Sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước sản xuất dừa khác như Thái Lan, Indonesia, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải cải tiến sản phẩm và giữ giá hợp lý...
Kết luận diễn đàn, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ NN&PTNT cho rằng: Từ khi Bộ NN&PTNT đưa dừa vào danh mục các cây công nghiệp chủ lực đã giúp ngành hàng dừa có sự thay đổi rõ nét. Tuy nhiên, khi các Hiệp định thương mại được ký kết, thuế suất xuất khẩu dừa giảm xuống còn 0% vừa là điều kiện thuận lợi vừa là thách thức nếu chúng ta không có chiến lược cụ thể. Hiện nay, Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã ban hành nhiều chính sách phát triển ngành dừa, các địa phương cần tận dụng các chính sách này để hỗ trợ hoạt động sản xuất của người dân.
Về phía các doanh nghiệp Việt, trong nước đã có nguồn nguyên liệu chất lượng cao thì phải có chiến lược nâng giá bán sản phẩm ở các thị trường, để lấy phần gia tăng đó quay trở lại hỗ trợ giá mua cho người dân.
-
Dự báo quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ trong bối cảnh mới -
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam -
Tăng trưởng 21%, xuất khẩu gỗ dự kiến thu về 16 tỷ USD -
Xuất khẩu sầu riêng Việt Nam "lao dốc", Trung Quốc giảm nhập khẩu tới 70%
- Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD
- Gần 300 gian hàng tham gia Hội chợ AgroViet 2024
- Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vượt sóng gió, hướng tới mốc 10 tỷ USD
- Thị trường nông sản ngày 4/11: Giá cà phê liên tiếp giảm
- Thị trường nông sản ngày 30/10: Giá nhiều mặt hàng “quay đầu” tăng
- Thị trường nông sản ngày 29/10: Giá hồ tiêu, cà phê tiếp đà giảm
- Thị trường nông sản ngày 28/10: Giá tiêu tiếp tục giảm sâu 2.000 đồng/kg
-
Giảm phát thải khí mê tan từ động vật ăn cỏTại Việt Nam, nhu cầu giảm phát thải khí mê-tan từ nông nghiệp ngày càng trở nên cấp bách đòi hỏi chúng ta phải có nhiều nỗ lực mới có thể đạt được mục tiêu giảm phát thải khí mê-tan.Theo cam kết quốc tế và cải thiện môi trường nông nghiệp Việt Nam cam kết giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải khí mê-tan vào năm 2030 so với mức năm 2020. Nhiều biện pháp đã được lên kế hoạch để nhằm đạt được mục tiêu này
-
Quy trình vắt sữa kín hoàn hảo của TH true MILKTừ bầu vú bò, sữa tươi nguyên liệu của TH true MILK chỉ mất vài chục giây chảy qua một đường ống inox nối từ cốc đong sữa để tới được bồn gom lạnh. Trong thời gian chưa đầy một phút đó, sữa tươi không hề tiếp xúc với không khí mà ngay lập tức được làm lạnh.
-
Phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng giảm phát thải khí nhà kínhViệc áp dụng các giải pháp sản xuất theo hướng sinh thái đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của các tổ chức, cá nhân, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp sạch, an toàn, phát triển bền vững, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.
-
Bạc Liêu: Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOPChương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
-
Thủ tướng chủ trì phiên họp về chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, người lao động khi sắp xếp, tinh gọn bộ máyChiều 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo.
-
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025Ban Bí thư yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các địa phương... chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ Nhân dân vui Xuân, đón mừng Năm mới an toàn, lành mạnh, tiết kiệm.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật 'Vang mãi khúc quân hành'Tối 17/12, chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” - tôn vinh các thế hệ chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội).
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phíBan Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành liên quan đến phòng, chống lãng phí.
-
An Giang triển khai “Đề án 1 triệu héc ta” đến người nông dânChiều 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện kế hoạch thực hiện “Đề án phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang”.
-
Huyện Nghi Xuân đẩy mạnh liên kết phát triển bền vững sản phẩm OCOPSau thời gian triển khai Chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), đến nay, trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã có 33 sản phẩm đạt OCOP 3 sao trở lên. Trong đó có 2 sản phẩm OCOP 4 sao và 31 sản phẩm OCOP 3 sao.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội