TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạch
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở TP. Cần Thơ đã có sự chuyển đổi mạnh từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế gắn với định hướng tăng trưởng xanh bền vững và tích hợp đa giá trị. Với sự hỗ trợ tích cực của ngành chức năng, nông dân đã từng bước hiện đại hóa sản xuất, chủ động làm chủ các công nghệ và nắm bắt xu thế mới để sản xuất đạt hiệu quả cao, thân thiện với môi trường, tạo ra sản phẩm đáp ứng tốt các nhu cầu của thị trường.
Đặc biệt, nông dân đã quan tâm liên kết với nhau để thành lập các tổ hợp tác, HTX và tăng cường kết nối với doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Hình thành các vùng sản xuất nông sản tập trung, thuận lợi trong áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật gắn với chuẩn hóa sản xuất đạt theo VietGAP, GlobalGAP và theo hướng hữu cơ, cũng như tạo chuỗi liên kết bền chặt.
Không chỉ liên kết với nông dân tại địa phương, nhiều doanh nghiệp ở TP. Cần Thơ cũng đã kết nối với nông dân tại nhiều tỉnh ĐBSCL để hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ các loại lúa gạo, rau màu, trái cây theo hướng chất lượng cao và an toàn. Qua đó, nông dân cùng với các đơn vị, doanh nghiệp đã cho ra đời nhiều loại nông sản sạch được sản xuất đạt theo VietGAP, GlobalGAP và các tiêu chuẩn an toàn. Bước đầu, có một số đơn vị, doanh nghiệp cũng đã cho ra đời được một số sản phẩm hữu cơ và sản phẩm được sản xuất theo hướng hữu cơ.
Đáng chú ý là các sản phẩm gạo hữu cơ và gạo sạch, điển hình như các sản phẩm gạo hữu cơ Trung An và gạo sạch Trung An của Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An ở quận Thốt Nốt, sản phẩm gạo sạch Organic MT179 (lúa hữu cơ), gạo sạch CT168 Thiên Nông (lúa mùa truyền thống), gạo sạch Móng Chim CT152, gạo sạch KG102 lúa tôm và Organic Rice (gạo thơm ST25) của Công ty TNHH MTV an toàn lương thực sạch Miền Tây ở quận Cái Răng...
Đến nay, TP. Cần Thơ đã có hơn 1.600ha sản xuất lúa, rau màu, cây ăn trái và nuôi thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và các tiêu chuẩn an toàn. TP. Cần Thơ đã xây dựng được hơn 100 chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, với 272 sản phẩm được xác nhận trong các chuỗi. Trong đó, có 18 chuỗi có giao thương với các địa phương khác và 4 chuỗi đạt chuẩn quốc tế phân phối toàn quốc và xuất khẩu.
Cùng với hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất theo VietGAP và GlobalGAP, thời gian qua ngành Nông nghiệp TP. Cần Thơ cũng tích cực giúp nông dân tại nhiều HTX thực hiện các mô hình trình diễn sản xuất theo hướng hữu cơ, nhất là đối với sản xuất trồng trọt. Cụ thể như thực hiện mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại HTX My Hậu ở huyện Vĩnh Thạnh, mô hình trồng thanh nhãn theo hướng hữu cơ tại HTX Trạng Tí Garden ở huyện Cờ Đỏ...
Ngành Nông nghiệp TP. Cần Thơ đã phối hợp các đơn vị có liên quan hỗ trợ nông dân trong quản lý, khai thác rơm rạ và các phụ phẩm trong nông nghiệp để làm phân bón hữu cơ gắn với xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn và nông nghiệp xanh bền vững... Qua các mô hình này đã giúp nông dân tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để quản lý tốt các loại dịch hại. Thúc đẩy thực hiện các giải pháp loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật hóa học ra khỏi đồng ruộng, thay vào đó tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học. Đồng thời, tạo điều kiện để nông dân học tập, trao đổi kinh nghiệm, từ đó tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi để thành phố cho ra đời các sản phẩm hữu cơ.
Theo ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Cần Thơ cho biết: Để thúc đẩy sản xuất theo hướng nông nghiệp xanh và nông nghiệp sạch, ngành Nông nghiệp đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp và đã đạt được những kết quả tích cực. Cụ thể, đối với trồng cây ăn trái, ngành Nông nghiệp đã hỗ trợ nông dân tại các địa phương áp dụng các giải pháp kỹ thuật, tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt và đã xây dựng được trên 200 mã vùng trồng, với diện tích hơn 2.700ha.
Đây là những hạt nhân để lan tỏa giải pháp sản xuất nông nghiệp tốt, đảm bảo tiêu chí, chất lượng, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu cả đối với thị trường khó tính. Trong sản xuất lúa, đã phát triển, nhân rộng các giải pháp “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” và tổ chức liên kết sản xuất, hình thành mô hình cánh đồng lớn với quy mô diện tích hơn 30.000ha. Qua đó, tạo các vùng trồng lúa đảm bảo các tiêu chuẩn để hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu... Thời gian tới, ngành tiếp tục tập trung mở rộng diện tích thực hiện và hỗ trợ nông dân tháo gỡ các khó khăn trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
-
Phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông - Xuân 2024-2025 -
“Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê -
Tìm hướng đi mới, giải quyết những vướng mắc cho ngành Điều Việt Nam -
Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2024 có thể vượt 60 tỷ USD
- Tây Ninh: Thu hút đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là ngành Chăn nuôi
- Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số
- Ngành Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng
- Nông sản Việt vươn xa nhờ liên kết chuỗi giá trị
- Cách “phục sức” tối ưu cho cây có múi sau thời kỳ nuôi quả bằng phân bón Văn Điển
- Nông dân Thủ đô tăng thu nhập nhờ áp dụng mô hình khuyến nông tiên tiến
- Ngành Nông nghiệp tăng trưởng khả quan trong 9 tháng đầu năm
-
TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạchNhững năm gần đây, tại TP. Cần Thơ việc phát triển sản xuất nông nghiệp đạt theo các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, Global GAP...) và sản xuất theo hướng hữu cơ đã được nhiều nông dân, doanh nghiệp và hợp tác xã (HTX) trên địa bàn quan tâm thực hiện. Qua đó, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố đã cung ứng ra thị trường ngày càng nhiều loại nông sản đạt chất lượng cao, an toàn, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
-
Hội Nông dân Cà Mau hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã phát triển bền vữngTrong những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh Cà Mau xác định việc tham gia xây dựng và phát triển kinh tế tập thể, trọng tâm là tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, gắn liền xây dựng tổ chức HND vững mạnh, góp phần vào thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh, xây dựng nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có.
-
Bình Phước, tập huấn tuyên truyền Đề án “Tăng cường phòng chống tội phạm về đa dạng sinh học”Ngày 30/10, tại tỉnh Bình Phước, Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT ) phối hợp Sở TT&TT tỉnh Bình Phước tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền Đề án “Tăng cường phòng chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” và phòng chống bệnh cúm gia cầm năm 2024.
-
Tái hiện hành trình lập đô, dời đô, định đô của một triều đại tại Festival Ninh Bình lần thứ III – 2024Sáng ngày 30/10, tại Hà Nội, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức họp báo thông tin về Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản”. Chương trình sẽ diễn ra từ ngày 24 - 30/11/2024 tại TP. Ninh Bình và huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
-
Kỳ Sơn thực hiện tốt công tác quản lý nguồn vốn được ủy thácThời gian qua, HND huyện Kỳ Sơn đã làm tốt công tác quản lý nguồn vốn được ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện. Qua đó, tạo điều kiện để các hội viên vay vốn phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng trên quê hương...
-
Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tếNgày 31/10, các đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
-
Kỷ luật 6 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lýBộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 6 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
-
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triểnTổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu rà soát, xử lý dứt điểm tồn tại kéo dài đối với những dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức QatarĐây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến Qatar sau 15 năm, diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước đang trên đà phát triển tốt đẹp với nhiều kết quả thực chất.
-
Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụBắt đầu từ ngày 22/10/2024, tổ chức, cá nhân lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và không giới hạn công suất lắp đặt trong 9 trường hợp cụ thể. Sản lượng điện dôi dư, có thể được bán cho Nhà nước theo khung giá quy định… Có thể nói, Nghị định số 135/2024/NĐ-CP là một nỗ lực của Chính phủ trong việc khuyến khích toàn dân phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.