Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Trên 29.000ha lúa ở ĐBSCL có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn 

07:11 10/03/2024 GMT+7
Theo Cục Thủy lợi, hiện nay, vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn khoảng 29.260ha lúa có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, tuy nhiên đây là diện tích vụ Đông Xuân muộn được sản xuất ngoài kế hoạch.

Theo Cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang trong giai đoạn cao điểm của mùa khô 2023-2024 và dự báo tiếp tục duy trì ở mức cao đến hết mùa khô (tháng Tư và Năm tới).

Trên 29.000ha lúa ở ĐBSCL có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn

 Hiện nay, vùng còn khoảng 29.260ha lúa có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn.

Tuy nhiên, theo Cục Thủy lợi, đây là diện tích vụ Đông Xuân muộn được sản xuất ngoài kế hoạch, thuộc vùng khuyến cáo không xuống giống sau ngày 15/1 vừa qua; trong đó, Tiền Giang 1.400ha, Bến Tre 2.500ha, Trà Vinh 13.000ha, Sóc Trăng 6.000ha và Cà Mau 6.360ha. 

Cục Thủy lợi cho biết vùng có khoảng 56.260ha lúa và 43.300ha cây ăn trái có nguy cơ ảnh hưởng cao. Với các giải pháp đã được triển khai, hiện toàn bộ diện tích lúa trong vùng được khuyến cáo có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn đã được thu hoạch xong, không bị thiệt hại.

Vụ Đông Xuân 2023-2024, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long xuống giống 1,499 triệu ha, đạt 99,98% theo kế hoạch (1,5 triệu hecta). Đến nay, diện tích đã thu hoạch khoảng 575.000ha, bao gồm toàn bộ diện tích được đẩy sớm thời vụ gieo trồng từ tháng 10 và 11/2023 để né mặn. 

Không có diện tích trong vùng được khuyến cáo nguy cơ ảnh hưởng xâm nhập mặn bị thiệt hại. Ứng phó với xâm nhập mặn, cống âu Nguyễn Tấn Thành được đẩy nhanh tiến độ thi công, đưa vào vận hành và khai thác sớm góp phần hỗ trợ ngăn mặn, trữ ngọt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp cho khoảng 12.580ha. 

Đồng thời, tạo nguồn nước thô cho các nhà máy cấp nước sinh hoạt phục vụ cho khoảng 800.000 người dân của tỉnh Tiền Giang. Việc vận hành công trình thủy lợi hợp lý để tăng cường tích trữ nước trong hệ thống kênh rạch phục vụ tưới lúa và trong các ao, hồ phân tán, lu, bể... phục vụ tưới cho cây ăn trái, nước sinh hoạt đã được các địa phương, đơn vị khai thác công trình thủy lợi, người dân tổ chức thực hiện tốt, bảo đảm chủ động ứng phó với ảnh hưởng của xâm nhập mặn. 

ttxvn_xam nhap man.jpg
Các tuyến kênh nội đồng ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, đang cạn nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất. (Ảnh: Tuấn Phi/TTXVN) 

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long từ đầu mùa khô tính đến nay diễn ra cao hơn trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn các năm xâm nhập mặn lịch sử 2015-2016, 2019-2020. Hiện tại đang vào giai đoạn giữa mùa khô 2023-2024, cao điểm của nắng nóng và xâm nhập mặn, ít có khả năng xuất hiện mưa trái mùa. 

Nguồn nước về Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng Ba này khả năng vẫn ở mức thấp, dẫn đến xâm nhập mặn vẫn ở mức cao đến hết mùa khô, có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt. 

Cục Thủy lợi cho biết các đợt xâm nhập mặn cao dự báo xuất hiện từ ngày 7-13/3; ngày 24-28/3 tới. Chiều sâu xâm nhập mặn lớn nhất tại các cửa sông Cửu Long với ranh mặn 4g/l có khả năng xâm nhập từ 50-65km. 

Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển từ 50-60km trong các kỳ triều cường. Ranh mặn 4g/l lớn nhất trên sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây ở mức từ 80-85km, cao hơn mức lớn nhất đầu mùa khô đến nay từ 11-15km. Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển từ 75km trở xuống vào các ngày triều cường.

Trước dự báo trên, Cục Thủy lợi đề nghị các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến, dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn để làm cơ sở tổ chức các giải pháp ứng phó phù hợp. Địa phương tiếp tục khuyến cáo người dân tuyệt đối không xuống giống lúa ở các vùng đang tiếp tục có nguy cơ bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, chỉ tổ chức xuống giống khi có xuất hiện mưa, nguồn nước bảo đảm cung cấp ổn định.

Đồng thời tiếp tục tăng cường việc vận hành các công trình thuỷ lợi để lấy, tích trữ nước ngọt tối đa vào hệ thống kênh mương, ao đầm, khu trũng phục vụ sản xuất, dân sinh. 

Các vùng cây ăn trái tiếp tục thực hiện trữ nước trong các ao, hồ phân tán, bảo đảm đủ nguồn nước cung cấp để duy trì sức sống tối thiểu của cây trồng trong thời gian ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Ngoài ra, bảo đảm cung cấp đủ nguồn nước sinh hoạt cho người dân, hỗ trợ người dân tổ chức lấy nước, trữ nước phục vụ sinh hoạt./.

Theo TTXVN/Vietnam+

  • “Nông dân chính là tương lai của chúng ta”
    Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
  • Cách trồng chuối Laba cho năng suất cao
    Chuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
  • Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyện
    Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025.  Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
  • “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
  • Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP
    Tháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
  • Đổi mới trên quê hương Nho Quan
    ​​​​​​​Là một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".