Thị trường chúng khoán: Giảm sâu liệu có thể phục hồi nhanh
TTCK tuần này liệu có tiếp tục đà giảm?
Diễn biến giao dịch tuần qua kém tích cực khi áp lực bán liên tục áp đảo khiến thị trường giảm điểm cả 4/4 phiên giao dịch, VN-Index mất hơn 100 điểm tương đương giảm 8% từ đầu tuần. Mức giảm 8%/tuần của chỉ số được xem là khá mạnh so với mặt bằng chung khi lần gần nhất chứng kiến trong xu hướng tăng trung hạn có tuần giảm hơn 8% đã là từ tháng 1/2021. Theo đó, việc giảm điểm của TTCK tuần qua đến từ những thông tin bất lợi của tình hình địa chính trị của thế giới cũng như thị trường tài chính Mỹ là nguyên nhân chính tác động mạnh đến TTCK Việt Nam.
Trao đổi cùng phóng viên Tạp chí Nông Thôn Mới về khả năng “bốc hơi” số điểm của TTCK tuần qua, ông Lê Đức Huy – chuyên gia phân tích thị trường Công ty CP CK Agribank nhận định: “Nhìn chung, kỳ vọng của thị trường cũng đang bị ảnh hưởng bởi một vài thông tin liên quan đến căng thẳng địa chính trị quốc tế, các dự báo về việc FED sẽ lùi lịch hạ lãi suất cũng như áp lực tỷ giá trong nước. Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng đây là một nhịp điều chỉnh trong xu hướng tăng trung hạn của thị trường và nhịp giảm là cần thiết khi VN-Index đã tăng 15% từ đầu năm mà chưa có một nhịp điều chỉnh phù hợp. Về khả năng nới rộng biên độ nhịp giảm, trong kịch bản khi lực cầu không có sự gia tăng đáng kể quanh MA200, kỳ vọng vùng hỗ trợ 1.120-1.130 sẽ là điểm đỡ trước mắt cho chỉ số”.
Tài khoản của nhà đầu tư có thể rơi vào cảnh “call margin”
Theo số liệu của các CTCK, dư nợ margin ước tính đã đạt gần 200.000 tỷ đồng vào cuối quí 1/2024, tăng 23.000 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2023. Đây là mức cao kỷ lục từ trước tới nay, thậm chí vượt cả mức dư nợ margin trong giai đoạn đầu năm 2022 khi VN-Index tạo đỉnh 1.500 điểm. Với tình trạng “căng margin” như hiện nay, nhịp điều chỉnh của thị trường có thể trở nên khốc liệt hơn với hiệu ứng Call margin từ các CTCK. Chỉ trong tuần vừa qua, VN-Index đã giảm hơn 100 điểm, tương ứng với mức giảm 8%, và nhiều cổ phiếu đã giảm từ 15-20% chỉ trong 1 tuần. Nếu thị trường vẫn tiếp tục đà giảm, tình trạng call margin ở các CTCK sẽ diễn ra trên diện rộng và xuất hiện một nhịp giảm rũ bỏ để hạ bớt dư nợ margin ở thời điểm hiện tại.
Nhận định về khả năng TTCK có khả năng phục hồi trong ngắn hạn hay trung hạn, ông Nguyễn Duy Thanh Phương – Giám đốc Trung tâm kinh doanh Công ty CK Yuanta cho rằng: “Đóng cửa tuần trước, chỉ số Vnindex giảm về mức 1,174.8 điểm nếu so từ đỉnh 1,295 điểm thì Vnindex đã giảm gần 120 điểm tương ứng 9.2%. Nguyên nhân của đợt giảm này đến ngắn hạn các yếu tố vĩ mô chuyển biến theo chiều hướng bất lợi hơn (căng thẳng chiến tranh Iran – Israel – giá dầu, giá vàng tăng dẫn đến lạm phát cao – áp lực tỷ giá). Hiện tại, theo quan điểm đánh giá của tôi thì các thông tin xấu này đã phản ánh vào giá cổ phiếu ở mức 80% - 90% thể hiện qua việc mặt bằng chung giá cổ phiếu đã giảm mạnh từ 15% - 25% so với vùng đỉnh”.
Nhà đầu tư nên làm gì trước diễn biến khó lường của TTCK
Sau nhịp giảm mạnh vừa qua, định giá của thị trường và nhiều nhóm cổ phiếu đã về vùng hợp lý hơn. Cụ thể, định giá P/E của VN Index đã giảm về mức 13,7 lần, thấp hơn bình quân 5 năm vừa qua. Trong bối cảnh lợi nhuận quý 1 các doanh nghiệp công bố tăng trưởng mạnh trên mức nền thấp cùng kỳ, mức định giá của thị trường có thể tiếp tục giảm thấp và trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư.
Nhận định về thị trường trong giai đoạn tới, ông Nguyễn Duy Thanh Phương cho biết: “Với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi nhờ hưởng lợi từ chính sách tiền tệ và tài khoá nới lỏng đi kèm với quyết tâm nâng hạng thị trường của Chính phủ khi có khả năng hệ thống mới KRX sẽ được Golive vào ngày 02/05/2024 nên xu hướng trung hạn của TTCK Việt Nam vẫn đang là tăng. Có thể Vnindex sẽ còn phản ứng tiêu cực 1 – 2 phiên đầu tuần sau đó sẽ có sự cân bằng và phục hồi vào cuối tuần sau. Đối với nhà đầu tư thì việc quan trọng trong ngắn hạn là kiểm soát vị thế tài khoản tốt để vững vàng tâm lý vượt qua nhịp giảm này. Đặc biệt trong tuần sau nếu vị thế tài khoản tốt sẽ có cơ hội lớn để xem xét chiến lược giải ngân mua từng phần đối với các cổ phiếu đầu ngành có câu chuyện tăng trưởng lợi nhuận mạnh trong năm 2024 – 2025 cho vị thế đầu tư nắm giữ”.
Cùng quan điểm trên, ông Lê Đức Huy cũng cho rằng: “Với việc nhiều cổ phiếu đã về vùng giá hấp dẫn hơn sau nhịp chỉnh sâu của thị trường, tôi cho rằng nhà đầu tư có thể sớm giải ngân tăng tỷ trọng nhóm cổ phiếu VN30, bluechip trong các phiên sắp tới khi áp lực bán được cân bằng. Ngược lại, hạ dần tỷ trọng cũng như hạn chế giải ngân mới đối với các cổ phiếu mang tính đầu cơ trong nhịp hồi và tuân thủ kỷ luật cắt lỗ”.
-
Thị trường chứng khoán: Tích cực ngắn hạn sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ -
Dòng tiền yếu khiến VN-Index khó vượt mốc 1.300 điểm -
Thị trường chứng khoán: Khó vượt ngưỡng “tâm lý” khi kháng cự ở vùng 1.300 điểm -
Nhiều ngân hàng thực hiện giải pháp hỗ trợ khách hàng khôi phục sản xuất, kinh doanh sau bão Yagi
- Thị trường chứng khoán: Dòng tiền sẽ chảy vào hay tiếp tục quan sát?
- Thị trường chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng khi thị trường có dấu hiệu tăng điểm
- Thị trường chứng khoán: Đảo chiều dòng tiền từ khối ngoại liệu có làm thị trường tích cực
- Ngân hàng vẫn còn nhiều khó khăn thách thức trong thực hiện ESG
- Thi trường chứng khoán: Thanh khoản gia tăng và kỳ vọng VN-Index vượt mốc 1.300 điểm
- Quy định mới của Chính phủ về chấp thuận khoản cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn
- Thị trường chứng khoán "tăng trong nghi ngờ", liệu VNI sẽ vượt mốc 1.300 điểm?
-
Tạo tín chỉ cacbon nhưng vẫn đảm bảo năng suất lúaNghệ An là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế trên nhiều phương diện để tạo tín chỉ cacbon: Diện tích sản xuất rộng lớn, đất 2 lúa chủ động tưới tiêu nhiều, người nông dân có truyền thống sản xuất lúa lâu đời,...
-
Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) – Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu hướng tất yếu trên toàn cầu, với những lợi ích to lớn về sức khỏe, môi trường và phát triển bền vững. Nắm bắt xu thế này, tỉnh Đồng Nai đang nỗ lực xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ, hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường và nâng cao thu nhập cho người dân.
-
Quốc hội chất vấn Bộ Thông tin truyền thông và Thủ tướng Chính phủPhiên họp chiều ngày 12/11, Thủ tướng Chính phủ sẽ làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vào cuối phiên.
-
Trao giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023-2024 cho 90 tác phẩm báo chí xuất sắcTối 11/11 tại Hà Nội, 90 tác phẩm báo chí xuất sắc đã được vinh danh tại Lễ trao báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023-2024 do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức.
-
Tinh gọn bộ máy: Làm lợi cho nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tếTiến sỹ Nguyễn Xuân Khoát khuyến nghị công tác tinh gọn bộ máy phải gắn với nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thì mới đảm bảo được sức mạnh, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính trị.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald TrumpTổng Bí thư Tô Lâm mời Tổng thống đắc cử Donald Trump thăm lại Việt Nam. Tổng thống đắc cử Donald Trump vui vẻ nhận lời và mời Tổng Bí thư Tô Lâm sang thăm lại Hoa Kỳ vào thời gian thích hợp.
-
Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa ChileHai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyến thăm Chile đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam sau 15 năm, khẳng định cam kết làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương, tình hữu nghị giữa hai nước.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ ĐảngTổng Bí thư Tô Lâm biểu dương Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng đã nỗ lực làm việc với tinh thần chủ động, trách nhiệm; tích cực phối hợp để bảo đảm sự thống nhất giữa các báo cáo.
-
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế 4 nhóm vấn đề nóng của ngành YChiều 11/11, tiếp tục nghị trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế - Đào Hồng Lan 4 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì điều hành phiên họp.
-
Điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh thế giới có nhiều biến độngSáng 11/11, theo Nghị trình làm việc, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên trong 3 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực: Ngân hàng, Y tế, Thông tin và Truyền thông. Đây là nội dung thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân qua sóng phát thanh và truyền hình trực tiếp trên cả nước.
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế -
5 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh