UNESCO công nhận Việt Nam có thêm một Di sản tư liệu thế giới
UNESCO trao danh hiệu Di sản tư liệu thế giới, Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho Việt Nam (Ảnh: TTBT)
Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế do vua Minh Mệnh ra lệnh đúc vào năm 1835 và hoàn thành vào năm 1837, được đặt trước sân Thế Tổ Miếu ngay từ khi ra đời cho đến hiện nay. Vua Minh Mệnh cho đúc Cửu đỉnh nhằm biểu thị sự trường tồn của triều đại, sự giàu đẹp và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Trình độ đúc đồng tinh xảo của những người thợ thủ công ở Việt Nam, với 162 họa tiết chạm khắc nhiều chủ đề khác nhau trên Cửu đỉnh, cùng nhiều giá trị ẩn sâu phía sau đã đưa Cửu đỉnh vượt ra ngoài tầm vóc của quốc gia.
Đây là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa - giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân mà hồ sơ “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được UNESCO thông qua là bên cạnh những giá trị tư liệu, Cửu đỉnh còn đặc biệt là đề cao thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến với hình ảnh kênh Vĩnh Tế trên Cao đỉnh. Đây là một điều rất hiếm có trong chế độ phong kiến “trọng nam, khinh nữ”
Kênh Vĩnh Tế và câu chuyện về sự hi sinh của người phụ nữ Việt Nam được ghi trên Cửu Đỉnh
Thoại Ngọc Hầu (1761-1829) quê quán huyện Diên Phước (tỉnh Quảng Nam), nay thuộc quận Sơn Trà (TP. Đà Nẵng), xuất thân từ một gia đình quan chức cấp thấp. Cuối thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát, ông cùng gia đình vào sống ở làng Thới Bình, huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long). Năm 1777, ông theo phò Chúa Nguyễn Ánh cùng qua Xiêm, Lào và lập nhiều công trạng, làm đến chức Thống chế, được phong tước Ngọc Hầu. Ông được sử sách coi là Danh thần mở cõi với hàng loạt công trình giao thông, thủy lợi, chiêu dân lập ấp, xác lập chủ quyền biên giới quốc gia.... Đặc biệt, kênh Vĩnh Tế được xem là công trình mang tính chiến lược, trở thành tấm “lá chắn” vững chắc bảo vệ biên giới quốc gia trước sự dòm ngó của ngoại bang. Vĩnh Tế là một trong những kênh đào lớn nhất trong lịch sử Việt Nam thời quân chủ nước ta, với chiều dài hơn 87km và phải huy động hơn 80 vạn nhân công thực hiện trong 5 năm (1819-1824). Năm 1788, ông kết hôn với bà Châu Thị Vĩnh Tế (1766-1826) hay còn có tên khác là Châu Thị Tế. Bà là người cù lao Dài, nay thuộc xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long và là trưởng nữ của ông Châu Huy (có sách chép là Châu Vĩnh Huy) và bà Đỗ Thị Toán.
Bà Vĩnh Tế nổi tiếng là người vợ hiền đức, tận tụy, đảm đang, đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp lừng lẫy của chồng. Bà còn là người có công xây dựng miếu Bà Chúa Xứ núi Sam – Châu Đốc. Khi Thoại Ngọc Hầu cho đào con kênh nối liền từ Châu Đốc đến Hà Tiên, bà đã tận tụy giúp chồng chăm lo công việc đại sự. Những lúc chồng bận việc công cán, bà đã thay chồng lãnh phần đôn đốc, coi ngó việc đào kênh, tiếng nhân đức của bà được nhân dân truyền tụng. Bấy giờ trong dân gian có câu:
Nước Nam trai sắc gái tài,
Gương bà Châu thị lưu đời ngàn năm.
Để tuyên dương công trạng của vợ chồng Thoại Ngọc Hầu và thể theo lòng dân mến mộ, vua Minh Mạng cho lấy tên chồng bà là Nguyễn Văn Thoại đặt cho con kênh “Thoại Hà”, núi “Thoại Sơn”, đặt tên kênh Châu Đốc – Hà Tiên là “Vĩnh Tế Hà”, núi Sam gần đấy là “Vĩnh Tế Sơn” và làng cạnh núi là “Vĩnh Tế Thôn”. Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), vua cho chạm hình tượng kênh Vĩnh Tế vào Cao đỉnh, đỉnh đồng lớn nhất trong Cửu đỉnh đặt tại Thế miếu, Huế.
Song hành cùng những thăng trầm của một triều đại, sau gần 200 năm dù đã trải qua bao biến cố của thời cuộc và biến thiên của thời gian vẫn vẹn nguyên. Bảo vật hiếm hoi còn lại, tượng trưng cho vương quyền và sự tồn tại của triều đại phong kiến ở các nước Á đông.
Hình ảnh kênh Vĩnh Tế được các thợ đúc đồng lành nghề xứ Huế thể hiện trên đỉnh một cách tinh xảo, là sự khẳng định vai trò người Phụ nữ Việt Nam dưới triều đại phong kiến.
Trong phiên họp ngày 8/5, Hội nghị tập trung xem xét 20 hồ sơ có giá trị về nhiều mặt và đạt các tiêu chí về ý nghĩa trong khu vực, tính độc bản và tính quý hiếm. Việt Nam có 1 hồ sơ Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế (hay còn có tên gọi khác Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế) được xem xét và thông qua ngay trong đợt này. Cửu đỉnh trở thành Di sản tư liệu UNESCO là niềm tự hào của Việt Nam nói chung và của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, điều này đã gia tăng thương hiệu di sản Huế, một điểm đến 8 di sản.
-
Đặc sắc đêm lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer Trà Vinh -
Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắc -
Mô hình CLB dân ca tại Cao Bằng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa -
Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong 1 tháng, hướng tới quy mô quốc gia và quốc tế
- UNESCO đánh giá cao quyết tâm của Ninh Bình trong phát huy giá trị di sản
- Yên Thế đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc trưng
- Trưng bày “Tinh hoa cổ vật Xứ Đông” và công bố bảo vật Quốc gia từ thời Trần
- Nông dân miền núi Nghệ An tổ chức chợ phiên truyền thống mừng Ngày Thành lập Hội
- Độc đáo Ngày hội Văn hóa các dân tộc 'Thành phố Hoa Đào'
- Hà Nội tổ chức “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại Hồ Hoàn Kiếm vào sáng 6/10
- Giữ gìn điệu khèn Mông trên cao nguyên đá Tủa Chùa
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầuThỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon.
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnhTrong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
-
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộNgày 23/11/2024, tại thành Phố Vinh (Nghệ An), Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ".
-
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm MalaysiaChuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao.
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ(Tapchinongthonmoi.vn) – Đồng Tháp, vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp với việc nhiều nông dân chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ. Hướng đi này không chỉ nâng cao giá trị hạt gạo, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt NamChiều ngày 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
-
Tăng thêm quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tếBộ Y tế vừa ban hành Thông tư 39/2024/TT-BYT (Thông tư 39) ngày 17 tháng 11 năm 2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
-
Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toànVừa qua, Hội Nông dân Ninh Bình đã tổ chức cho các hội viên Chi hội nghề nghiệp trồng dưa xã Gia Phương (huyện Gia Viễn) và Chi hội nghề nghiệp trồng rau an toàn xã Sơn Lai (huyện Nho Quan) thăm quan, học tập kinh nghiệm tại Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh)…
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa DominicaRạng sáng 23/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tăng trưởng GRDP của Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nướcNăm 2024, Thanh Hóa thu ngân sách ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) năm 2024 ước đạt 11,72%, vượt 11% kế hoạch đề ra và đứng thứ 3 cả nước. Trong đó, sản xuất công nghiệp đóng góp lớn nhất tạo nên sự tăng trưởng này.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh