Ứng dụng chế phẩm sinh học, đưa nhãn “idor” Châu Thành bay xa
Nâng cao giá trị “nhãn idor”
Mới đây, tại xã An Nhơn (huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp), Văn phòng Phát triển bền vững – T.Ư Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức chương trình tập huấn kỹ thuật và bàn giao cây giống, vật tư xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây nhãn theo hướng an toàn sinh học cho nông dân năm 2024.
Theo lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp, nhãn được xem là một trong những ngành hàng chủ lực, thế mạnh của huyện Châu Thành trong thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Năm 2016, nhãn Châu Thành (nhãn idor) được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu.
Hiện nay, huyện Châu Thành có diện tích nhãn trên 2.670ha, sản lượng ước tính khoảng 50.000 tấn/năm. Trong đó, có gần 130ha được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và hơn 670ha được cấp mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu sang các thị trường khó tính (Mỹ, Úc, châu Âu...) và Trung Quốc.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – Trưởng Ban Kinh tế - xã hội (Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp) cho biết, hiện nay, một bộ phận nông dân vẫn còn theo tập quán canh tác cũ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, mỗi nhà vườn có cách sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khác nhau, dẫn đến việc cùng một loại trái cây nhưng chất lượng không đồng nhất và chưa đảm bảo yêu cầu của doanh nghiệp thu mua, nhất là thu mua để xuất khẩu. Cùng với đó là giá vật tư nông nghiệp có xu hướng tăng ngày càng cao, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị kinh tế của cây nhãn ở huyện Châu Thành và thu nhập của người trồng nhãn.
“Xuất phát từ thực tế trên, Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp đề xuất T.Ư Hội Nông dân Việt Nam triển khai thực hiện dự án xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây nhãn theo hướng an toàn sinh học tại xã An Nhơn” - bà Hạnh cho hay.
Theo đó, dự án triển khai tại xã An Nhơn trên diện tích 8ha, với sự tham gia của 15 hộ. Khi tham gia mô hình, nông dân sẽ được chuyển giao kỹ thuật ứng dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây nhãn theo hướng an toàn sinh học; được hỗ trợ về giống và vật tư như cây giống nhãn, phân hữu cơ sinh học, thuốc bảo vệ thực vật và chế phẩm sinh học.
Theo bà Hạnh, dự án sẽ góp phần xây dựng và phát triển vùng sản xuất nhãn tập trung, gắn với đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là ứng dụng chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm, sản xuất theo hướng hữu cơ vi sinh, đảm bảo chất lượng trái nhãn tươi đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường khó tính.
Hướng đến sản xuất nhãn an toàn
Tại buổi lễ bàn giao cây giống và vật tư, nông dân đã được các chuyên gia hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây nhãn theo hướng an toàn sinh học; xử lý sau thu hoạch, bảo quản nông sản, cách thức sử dụng chế phẩm vi sinh phòng trừ dịch hại, hướng dẫn cách tận dụng các phế phẩm nông sản để phòng trừ dịch hại…
Ông Phan Văn Thắng (ở ấp Tân Hòa, xã An Nhơn), nông dân tham gia dự án với 7.000m2, chia sẻ: “Nhãn Châu Thành vẫn là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế địa phương. Với người dân Châu Thành, nhãn không chỉ là sản vật đặc trưng mà còn là niềm tự hào của quê hương... Việc được hướng dẫn sử dụng phân hữu cơ sinh học cũng như phương pháp canh tác sử dụng chế phẩm vi sinh sẽ giúp trái nhãn phát triển tốt, tăng chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường”.
Tham gia dự án với diện tích 6.000m2, ông Phạm Văn Nhựt Trí (ở ấp Tân An, xã An Nhơn) cho biết, qua gần 20 năm gắn bó với nhãn có thể khẳng định, trên vùng đất cồn này, nhãn vẫn là cây trồng chủ lực, mang lại kinh tế cao cho nhà vườn. Đặc biệt, nhờ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp, trái nhãn đạt chất lượng cao nên thị trường tiêu thụ tốt.
Tuy nhiên, trên thực tế còn một số hộ vẫn canh tác theo tập quán sản xuất truyền thống, lạm dụng phân bón và thuốc hóa học, điều này ảnh hưởng đến chất lượng đất cũng như chất lượng sản phẩm. “Dự án này sẽ giúp chúng tôi có kiến thức trong sản xuất nông nghiệp xanh, đồng thời áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất thân thiện với môi trường. Sau buổi tập huấn và chuyển giao kỹ thuật này, chúng tôi có thể tự tin ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp cho mảnh vườn, thửa ruộng của mình” - ông Trí bày tỏ.
Dịp này, Văn phòng Phát triển bền vững – T.Ư Hội Nông dân Việt Nam bàn giao cho 15 hộ tại xã An Nhơn gần 2.000 cây nhãn giống, hơn 800kg phân bón (phân đạm, lân, kali), 12 tấn phân bón hữu cơ sinh học, 15kg chế phẩm sinh học và thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu đặc trị rệp sáp.
"15 hội viên nông dân được lựa chọn tham gia dự án đều là hộ nòng cốt, có kinh nghiệm nhiều năm trong sản xuất, trồng nhãn ở xã An Nhơn. Việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây nhãn sẽ góp phần giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, liên kết đầu ra ổn định cho sản phẩm nhãn".
Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – Trưởng Ban Kinh tế xã hội (Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp).
-
Hội Nông dân huyện Trực Ninh ra mắt 03 Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường” -
Hội Nông dân huyện Vũ Quang tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới -
Cà Mau: Gần 100 ngàn hội viên hộ nông dân ký cam kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm -
11 đội thi tham gia Hội thi Tuyên truyền viên giỏi tỉnh Bình Phước năm 2024
- An Giang: Tập trung xây dựng hình mẫu “Nông dân 5 mới”
- Hội Nông dân Việt Nam tổ chức lễ phát động Quốc gia hưởng ứng chiến dịch “Làm cho Thế giới sạch hơn” năm 2024
- Hà Tĩnh: Hội Nông dân “thổi luồng gió mới” vào chương trình xây dựng nông thôn mới
- Huyện Châu Thành: Hơn 5.000 hội viên cài đặt App Nông dân Việt Nam
- Sôi nổi Hội thi Tuyên truyền viên giỏi Hội Nông dân TP. Pleiku 2024
- Bắc Giang: Nâng cao nghiệp vụ quản lý sức khỏe cây trồng đối với đội ngũ giảng viên cấp tỉnh
- Thoại Sơn: Tuyên dương 132 nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi
-
Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi(Tapchinongthonmoi.vn)-Chàng trai trẻ Phan Đăng Vượng, ở thôn 3, xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn đưa cây dược liệu – ba kích tím về trồng trên đất đồi. Dù mới thử nghiệm nhưng bước đầu mô hình đã cho tín hiệu vui, mở ra hướng đi mới cho người dân miền núi.
-
Còn nhiều băn khoăn quanh việc tăng thuế suất 5% cho mặt hàng phân bónSáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục tiến hành Phiên họp thứ 39. Tại Phiên họp, Ủy ban Tài chính Ngân sách báo cáo hiện nay vẫn còn một số đại biểu Quốc hội chưa thống nhất về nội dung chuyển phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế suất 5%. Do đó, Thường trực Uỷ ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo về việc lấy ý kiến đại biểu Quốc hội.
-
Công ty Điện lực Hưng Yên: Chuyển đổi số góp phần phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn(Tapchinongthonmoi.vn) - Cùng với việc áp dụng những tiện ích, phần mềm trong chuyển đổi số do các đơn vị cung cấp, Công ty Điện lực Hưng Yên còn chủ động áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng KHCN do chính các cán bộ, nhân viên công ty tìm tòi, nghiên cứu… Từ đó, đã góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh và hướng tới nâng cao hơn nữa sự hài lòng cho khách hàng.
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởiTrong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.
-
Thông điệp mạnh mẽ về niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sángChủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới với tâm thế mới, với khát vọng mãnh liệt phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và với niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng.
-
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam công bố quyết định về công tác cán bộChiều ngày 14/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Cường – Uỷ viên Ban Thường vụ, Quyền Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Hội giữ chức Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
-
Quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ BHYTBộ Y tế đã ban hành Thông tư số 22/2024/TT-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2024 quy định về thanh toán trực tiếp chi phí thuốc, thiết bị y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
-
Xây dựng 3 chương trình công tác, 6 đề án; nhiều văn bản, kế hoạch cụ thể hóa các Nghị quyếtNgày 13/11/2024, bà Bùi Thị Thơm- Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cùng lãnh đạo một số ban, đơn vị thuộc Trung ương Hội đã có buổi làm việc với Hội Nông dân Thành phố Hà Nội về các hoạt động, công tác của Hội Nông dân thành phố trong 10 tháng vừa qua. Tính đến hết tháng 10/2024, các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2024 của Hội Nông dân Thành phố được thực hiện đảm bảo theo kế hoạch; trong đó có 16/18 chỉ tiêu vượt so với chỉ tiêu được giao.
-
Gạo OCOP nếp cái hoa vàng Thái Sơn ngày một vươn xa(Tapchinongthonmoi.vn) – Nhờ việc tích cực tham gia xây dựng các sản phẩm OCOP, những người nông dân và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Sơn ở xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng thành công sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Đạt chứng nhận OCOP đã góp phần thúc đẩy liên kết sản xuất hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất-kinh doanh và tăng thu nhập cho các thành viên.
-
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vượt sóng gió, hướng tới mốc 10 tỷ USD(Tapchinongthonmoi.vn) – Sau thời gian dài gặp khó khăn, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi tích cực. Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản hoàn toàn có thể cán đích mục tiêu 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2024.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh