Ứng phó với thiên tai phức tạp, dị thường năm 2022
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và TKCN chủ trì Hội nghị - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Hội nghị được kết nối tới 63 điểm cầu UBND tỉnh, thành phố và 701 điểm cầu quận, huyện trên cả nước với hơn 19.000 người dự.
Thiên tai diễn biến phức tạp, dị thường ngay những tháng đầu năm 2022
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Phó Trưởng ban thường trực cho biết, năm 2021, "mặc dù các quốc gia đã rất nỗ lực phòng, chống song thiên tai đã làm 16.000 người chết, mất tích, tổng thiệt về kinh tế trên 340 tỷ USD và tác động đến mọi mặt của đơi sống, kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia, khu vực".
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, doanh nghiệp, đặc biệt là chính quyền cơ sở, công tác phòng, chống thiên tai đã đạt được nhiều kết quả, giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất về người và tài sản trong năm 2021 (108 người chết, mất tích; thiệt hại vật chất 5.200 tỷ đồng), thiệt hại thấp nhất trong những năm gần đây.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ, Hội nghị sẽ đề ra nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới một cách cụ thể, sát thực và hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản, môi trường sống, ổn định sản xuất kinh doanh - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, thiên tai tuy không diễn ra dồn dập và khốc liệt như năm 2020, nhưng vẫn diễn biến phức tạp, bất thường ngay trong những tháng đầu năm 2022 với mưa lũ lớn trái mùa kèm theo dông lốc trên diện rộng cuối tháng 3 đầu tháng 4 tại các tỉnh miền Trung; rét lịch sử cuối tháng 2 ở khu vực miền núi phía bắc; động đất gia tăng cả về cường độ và tần suất tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum; bên cạnh ảnh hưởng của dịch COVID-19 tác động không nhỏ đến các hoạt động phòng chống thiên tai.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ, Hội nghị sẽ nhìn nhận, đánh giá lại tình hình thiên tai, kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm trong công tác phòng, chống năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, từ đó đề ra nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới một cách cụ thể, sát thực và hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản, môi trường sống, ổn định sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển bền vững đất nước.
Trình bày báo cáo tóm tắt tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Trưởng ban cho biết thêm, những tháng đầu năm 2022, thiên tai tại nước ta đã cho thấy những diễn biến phức tạp, dị thường, điển hình như đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ ngày 19-24/2/2022 tại các tỉnh miền Bắc đã khiến nhiệt độ giảm sâu, có nơi nhiệt độ thấp nhất xuống dưới 0 độ C như tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) nhiệt độ xuống tới -1,4 độ C. Đây là đợt không khí lạnh mạnh nhất trong 40 năm so với cùng thời kỳ. Đặc biệt là đợt mưa lũ lớn bất thường, trái quy luật ngay giữa mùa khô, kèm theo dông lốc, sóng lớn từ ngày 30/3-2/4 tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa với tổng lượng mưa từ 200-600 mm, trong đó có nơi mưa đặc biệt lớn như tại Khe Tre (Thừa Thiên Huế) 835 mm (là đợt mưa là kỷ lục trong 60 năm so với cùng thời kỳ).
Hội nghị được kết nối tới 63 điểm cầu UBND tỉnh, thành phố và 701 điểm cầu quận, huyện trên cả nước với hơn 19.000 người dự - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, năm 2022 có khả năng xuất hiện bão mạnh trái quy luật với khoảng 10-12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông. Lượng mưa trong năm có xu hướng gia tăng trên phạm vi toàn quốc, khả năng cao xảy ra hiện tượng mưa cực đoan.
Qua diễn biến thiên tai từ đầu năm đến nay, có thể thấy, thiên tai năm 2022 sẽ tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp và dị thường.
Sự dị thường của thời tiết đã được thể hiện ngay trong đợt mưa lũ lớn trái quy luật ngay giữa mùa khô, kèm theo dông lốc, sóng lớn tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa từ ngày 30/3-2/4 vừa qua. Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra từ đầu năm đến nay ước tính lên tới 2.400 tỷ đồng (gần bằng 1/2 thiệt hại về kinh tế do thiên tai gây ra năm 2021).
Bên cạnh đánh giá toàn diện công tác PCTT năm 2021, Hội nghị sẽ thảo luận các nhiệm vụ trọng tâm đối với công tác PCTT năm 2022, nhằm tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu cũng như người dân, cộng đồng; xác định công tác phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Theo Báo Chính Phủ
-
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng -
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ -
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị -
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
- Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia
- Tăng trưởng GRDP của Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nước
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bản
- Từ ngày 20/11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 thông qua nhiều dự án luật quan trọng
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Triển khai công việc theo tinh thần 'vừa chạy vừa xếp hàng'
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
-
Vườn cam đặc sản lớn nhất miền Trung của Tập đoàn TH: Chất lượng thuộc hàng "tiến vua"Vườn cam đặc sản rộng 70ha của Tập đoàn TH tại Nghĩa Đàn, Nghệ An, với thương hiệu Cam tươi FVF, chỉ đơm hoa kết trái mỗi năm một lần. Đó là những trái cam thơm mát, vị ngọt thanh, mọng nước được kết tinh từ giống cam tiến vua quý giá và công nghệ canh tác tiên tiến.
-
Lan toả cách làm hiệu quả trong việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt nông thôn của Hội Nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Dự án xây dựng mô hình Hội Nông dân tham gia phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn tiếp tục được phát triển, có sức lan toả, nâng cao nhận thức cho hội viên nông dân trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân hoàn thành mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
-
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung BộThủ tướng yêu cầu rà soát, kiểm tra, tổ chức di dời dân cư, nhất là người già, trẻ em, phụ nữ, các đối tượng yếu thế ra khỏi các khu vực bị ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét, lũ ống.
-
Kinh phí hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây raTính đến ngày 22/11/2024, tổng kinh phí hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra là 2.040 tỷ đồng. Ban Vận động cứu trợ Trung ương thông báo thời gian vận động, tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra là 90 ngày, tính từ ngày 10/9/2024. Sau 24h00 ngày 8/12/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương dừng việc tiếp nhận ủng hộ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt NamVề một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng...
-
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thống nhất nhiều vấn đề quan trọngTrung ương đã cho ý kiến thống nhất cho hai đồng chí thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và khai trừ ra khỏi Đảng đối với 3 đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng do có sai phạm.
-
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộTổng Bí thư cho biết Bộ Chính trị thống nhất quyết tâm chính trị mạnh mẽ tổng kết sớm toàn diện NQ18 làm cơ sở báo cáo Trung ương có những quyết sách mạnh mẽ được tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy.
-
COP29: Một bước lùi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầuCác nhà khoa học cảnh báo rằng mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở 1,5 độ C mà các quốc gia đã cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 đang bị đe dọa nghiêm trọng.
-
Hà Nam: Thúc đẩy hỗ trợ kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xãNgày 24/11, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm, liên kết chuỗi giá trị các HTX trên địa bàn tỉnh.
-
Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên: Chuyển đổi số toàn diện(Tapchinongthonmoi.vn) - Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên xác định chuyển đổi số sẽ là động lực để phát triển và là hướng đi mới trong nâng cao chất lượng đào tạo. Từ đó thầy và trò nhà trường đã triển khai đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực: Tuyển sinh, dạy/học, quản lý và đào tạo…
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
3 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
4 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết -
5 Hướng dẫn cách nuôi gà an toàn khi thời tiết giao mùa