Việt Nam - Châu Phi tăng cường trách nhiệm bảo đảm an ninh lương thực
Dự Hội thảo có ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang; ông Oemar Idoe, Phó Giám đốc GIZ Việt Nam; cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, lãnh đạo UBND, sở, ban ngành, đoàn thể các tỉnh, thành phố; đại diện các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, doanh nghiệp và đại diện cơ quan nông nghiệp của một số quốc gia châu Phi.
Hội thảo nhằm thúc đẩy đối thoại về quy mô, phương thức, hiệu quả hợp tác kỹ thuật giữa Việt Nam và một số quốc gia châu Phi thông qua chia sẻ kinh nghiệm về hợp tác Nam - Nam trong phát triển thương mại lúa gạo, kết nối chuỗi giá trị thực phẩm nông sản và an ninh lương thực toàn cầu. Sự kiện là cơ hội để các bên trao đổi thực tiễn hợp tác, xác định các phương thức hữu hiệu về trao đổi kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm phát triển hệ thống thực phẩm và chuyển đổi nông nghiệp giữa Việt Nam và một số nước châu Phi.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hậu Giang cho biết: Diện tích tự nhiên toàn tỉnh trên 1.622 km2, dân số gần 730.000 người. Quy mô kinh tế của tỉnh có sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, năm 2022 tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 13,94% đứng thứ 4 cả nước và đứng đầu Đồng bằng sông Cửu Long; năm 2023 đạt 12,27%, xếp thứ 2 cả nước, thu ngân sách đạt gần 7.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân 80,33 triệu đồng/người/năm, tương đương 3.300 USD.
Hậu Giang có diện tích đất trồng lúa toàn tỉnh là 79.000 ha, chiếm 56,2% diện tích đất nông nghiệp, hàng năm gieo trồng 2 - 3 vụ lúa, sản lượng đạt khoảng 1,2 triệu tấn lúa, đóng góp trên 54% giá trị sản xuất khu vực nông, lâm, thủy sản. Những năm qua, ngành lúa gạo tỉnh Hậu Giang nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung, đã có những bước phát triển đáng kể, từ sản xuất thô sơ, sử dụng sức người là chính, năng suất thấp, đến nay công nghệ, kỹ thuật đã đạt đến tầm cao mới, sử dụng cơ giới hóa, công nghệ thông minh, sản xuất nhiều loại giống năng suất, chất lượng lúa gạo đã được nâng lên.
Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chia sẻ: Phiên đối thoại theo chuyên đề và thảo luận sẽ mang tới những góc nhìn đa chiều về chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm, bao gồm thách thức, cơ hội, vai trò của Hợp tác Nam - Nam trong việc thu hẹp các khoảng trống kiến thức kỹ thuật, mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và các nước châu Phi hợp tác 3 bên giữa Việt Nam - các tổ chức quốc tế và các nước châu Phi.
Sự liên kết giữa các nước đang phát triển có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh thế giới thay đổi nhanh chóng, khó đoán định và chịu tác động nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu, dịch bệnh, khủng hoảng lương thực, đói nghèo và xung đột. Trong khi đó, Việt Nam lại là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Việt Nam đã và đang hướng đến là nhà sản xuất và cung cấp lương thực thực phẩm "Minh bạch - Trách nhiệm - Bền vững", một nền nông nghiệp xanh, ít phát thải với mục tiêu hướng đến mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.
Với những kinh nghiệm của mình cùng với sự giúp đỡ của các nhà tài trợ quốc tế, Việt Nam luôn sẵn sàng và cam kết mở rộng hợp tác Nam - Nam để hỗ trợ các quốc gia châu Phi bảo đảm an ninh lương thực và dinh dưỡng, hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và thịnh vượng.
Vào tháng 4/2023, Việt Nam đã phối hợp FAO, IRRI cùng nhiều đơn vị quốc tế tổ chức thành công Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững của Mạng lưới một hành tinh. Qua hội nghị, đại diện các nước, tổ chức quốc tế đều đánh giá cao những cam kết mạnh mẽ và đóng góp của Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy quá trình chuyển đổi hệ thống thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm.
Tại Hội thảo đã diễn ra Lễ ký kết giữa Bộ NN&PTNT, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp quốc - Sierra Leone về hợp tác Nam - Nam và Lễ ký kết Ý định thư giữa Bộ NN&PTNT và Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) về phối hợp khoa học, kỹ thuật và thể chế trong hợp tác Nam - Nam nhằm hỗ trợ chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm.
-
Lâm Đồng: Phát huy vai trò của cộng đồng, tạo điều kiện để người dân tham gia đóng góp ý kiến -
Mô hình "Vườn mẫu về phát triển cây ăn trái" tại xã Quảng Ngãi -
Bình Thuận: Mở ra nhiều cơ hội kết nối giao thương để phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp -
Lâm Đồng, tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình xã Nông thôn mới thông minh và thí điểm xã thương mại điện tử
- Cà Mau: Dự toán ngân sách 59,345 tỷ đồng cho nhiều chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2025
- Cà Mau: Sẽ xây mới, sửa chữa 4.400 căn nhà
- Mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với các công nghệ, giải pháp, sản phẩm tiên tiến, hiện đại
- Việt Nam đang có nhiều thuận lợi trong việc thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm
- An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả
- Chỉ có 1 loại thuế GTGT 5% mới được hoàn thuế: Cần thay đổi để tạo công bằng giữa các doanh nghiệp
- Cà Mau: Chủ động xây dựng, hình thành các liên kết chuỗi sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp
-
Bạc Liêu: Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOPChương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
-
Thủ tướng chủ trì phiên họp về chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, người lao động khi sắp xếp, tinh gọn bộ máyChiều 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo.
-
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025Ban Bí thư yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các địa phương... chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ Nhân dân vui Xuân, đón mừng Năm mới an toàn, lành mạnh, tiết kiệm.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật 'Vang mãi khúc quân hành'Tối 17/12, chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” - tôn vinh các thế hệ chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội).
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phíBan Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành liên quan đến phòng, chống lãng phí.
-
An Giang triển khai “Đề án 1 triệu héc ta” đến người nông dânChiều 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện kế hoạch thực hiện “Đề án phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang”.
-
Huyện Nghi Xuân đẩy mạnh liên kết phát triển bền vững sản phẩm OCOPSau thời gian triển khai Chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), đến nay, trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã có 33 sản phẩm đạt OCOP 3 sao trở lên. Trong đó có 2 sản phẩm OCOP 4 sao và 31 sản phẩm OCOP 3 sao.
-
Thanh Hóa sẽ có thêm 2 huyện nông thôn mới nâng caoNăm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm ít nhất 01 huyện, 17 xã và 60 thôn/bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); 02 huyện và 19 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 10 xã và 30 thôn/bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 120 sản phẩm OCOP được cấp có thẩm quyền công nhận. Đến nay hầu hết các mục tiêu đặt ra đều vượt.
-
Một số nội dung liên quan thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật cần lưu ýMột số nội dung liên quan thỏa ước lao động tập thể theo quy định tại Bộ Luật Lao động năm 2019 sẽ được chuyên gia lĩnh vực Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội sẽ giải đáp như sau.
-
Mang hơi ấm nghĩa tình đến với đồng bào vùng cao Kỳ SơnVượt qua hơn 300km trong tiết trời lạnh giá, đoàn cán bộ Hội Nông dân tỉnh, Hội Nông dân phường Nghi Hải, Nghi Hòa (Cửa Lò) cùng các mạnh thường quân đã đến thăm và trao quà cho các hộ gia đình, trường học nơi miền biên viễn Kỳ Sơn.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội