Vốn ngoại vào bất động sản, thận trọng với những dự án mang yếu tố đầu cơ
Năm 2019, dòng vốn ngoại được coi là niềm hy vọng của thị trường bất động sản trong bối cảnh huy động vốn trong nước ngày càng khó khăn.
Tuy nhiên, dù các tập đoàn bất động sản quốc tế đang mang đến những tín hiệu tích cực, nhiều chuyên gia cho rằng để phát triển bền vững, các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam cần phải đón nhận vốn ngoại thận trọng và chuyên nghiệp hơn.
Những mô hình đô thị mới hấp dẫn nhà đầu tư
Theo số liệu thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong năm 2018, bất động sản là lĩnh vực đứng thứ hai trong thu hút vốn nước ngoài (cả cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần), đạt gần 6,62 tỷ USD.
Mới đây, 14 tập đoàn đa quốc gia từ Hong Kong (Trung Quốc), Mỹ, Anh, Ireland, Đức và Thái Lan đã đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại Đồng Nai. Các nhà đầu tư muốn đầu tư một trung tâm vui chơi giải trí phức hợp rộng hơn 200ha (gồm có khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, khách sạn năm sao, khu triển lãm) tại đô thị mới Long Hưng (TP. Biên Hòa) để thu hút khách trong và ngoài nước.
Theo ông Trần Văn Vĩnh – Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, địa phương sẽ tạo điều kiện để các tập đoàn sớm hoàn thành thủ tục đầu tư.
Trước đó, tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô – một dự án bất động sản quy mô lớn cũng vừa được chấp thuận tăng vốn thêm 1,12 tỷ USD.
Tại Hà Nội, một dự án bất động sản vốn ngoại cỡ lớn khác cũng mới được cấp phép, đó là dự án Lotte Mall Hà Nội với tổng vốn đầu tư đăng ký 600 triệu USD. Dự án là khu tổ hợp tiêu chuẩn quốc tế cao cấp, bao gồm trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng, căn hộ du lịch kinh doanh lưu trú ngắn ngày.
Một trong những lý do khiến các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới Việt Nam là việc lãnh đạo các địa phương, nhất là TP.HCM đang kêu gọi các công ty, tập đoàn trong nước tích cực mở rộng các chương trình hợp tác với nước ngoài trong việc cải thiện và chỉnh trang đô thị theo những mô hình mới như đô thị xanh, đô thị thông minh.
Bà Đỗ Thu Hằng – Phó giám đốc phụ trách bộ phận nghiên cứu Savills Việt Nam cho biết, năm 2019 nguồn vốn ngoại hứa hẹn sẽ chảy mạnh hơn vào thị trường bất động sản Việt Nam.
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM cũng cho rằng sắp tới, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ các quỹ đầu tư nước ngoài. Cụ thể, các nhà sản xuất đang tìm cách rời khỏi Trung Quốc nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và theo chiến lược “Trung Quốc +1”, Việt Nam có cơ hội thu hút thêm nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn đến thành lập nhà máy mới.
Thời gian qua, khi vốn tín dụng từ ngân hàng thu hẹp lại, nhiều doanh nghiệp bất động sản khi triển khai dự án đã đưa ra phương án và kế hoạch rõ ràng hơn trước đây, với mong muốn thu hút được dòng tiền ngoại.
Đại diện một công ty địa ốc cho biết, tình hình kinh doanh mới buộc doanh nghiệp phải hành động như một nhà bán hàng chuyên nghiệp: nỗ lực huy động dòng tiền, quản lý vốn, đưa ra kế hoạch tăng lợi nhuận cụ thể chi tiết, tập trung vào các dự án có giá trị gia tăng cao…
Thận trọng với những dự án mang yếu tố đầu cơ
Bên cạnh những yếu tố tích cực, dòng vốn nước ngoài đổ vào bất động sản Việt Nam cũng đang gây ra một số lo ngại. Đặc biệt là dòng vốn từ Trung Quốc đang đổ vào ngày càng nhiều trong các thương vụ mua bán, chuyển nhượng trên thị trường bất động sản. Dù Trung Quốc chưa thuộc nhóm các quốc gia đầu tư vào bất động sản Việt Nam nhiều nhất nhưng dòng vốn từ nước này vẫn gây nhiều chú ý, nhất là dòng vốn đổ vào TP.HCM và các đô thị vệ tinh.
Tại Bến Cát, Bình Dương, Tập đoàn P.H Group của Đài Bắc đã mua khu công nghiệp Bàu Bàng từ Becamex. Tập đoàn này cũng đang hoàn tất thương vụ mua dự án Khách sạn Future Otis tại Nha Trang. Tương tự, Hongkong Land đã thâu tóm 64% cổ phần dự án nhà ở của Công ty Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) trong khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo người trong ngành, việc nhà đầu tư ngoại, trong đó có nhà đầu tư Trung Quốc đổ vốn vào bất động sản Việt Nam sẽ giúp thị trường có thêm nguồn lực để phát triển. Tuy nhiên nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, tác hại của dòng vốn ngoại lên thị trường là điều có thể nhìn thấy. Và cần hết sức cảnh giác với nguồn vốn từ Trung Quốc bởi đầu tư của họ mang tính đầu cơ, chiếm dụng đất, đặc biệt là các khu đất dọc bờ biển.
Thanh Hải
-
Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước -
Tiếp tục đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030 -
Khẩn trương ban hành các văn bản quy định Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh BĐS -
Bài 2: Cần sớm xử lý triệt để những sai phạm trong quản lý đất đai tại xã Văn Phú
- Ý kiến luật sư: Cần khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm
- Hà Nội triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024
- Bài 1: Một gia đình xây 4 ngôi nhà kiên cố trên đất công, đất nông nghiệp
- Hòa Bình: Xung quanh vấn đề người dân chưa đồng thuận với Dự án Cụm Công nghiệp Tiên Tiến
- Kiểm kê chi tiết đất sân golf, cảng hàng không và sân bay từ ngày 1/8
- Luật Đất đai 2024: Bước chuyển mới trong công tác quản lý đất đai
- UBND huyện Sơn Hà gia hạn thời gian xác minh, kiểm tra, xử lý vi phạm cho thị trấn Di Lăng
-
Công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan, đơn vị ở Trung ươngNgày 30/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 13 cơ quan ban đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và trao các quyết định.
-
Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Sáng ngày 30/12 Đảng ủy cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
-
Đổi thay ở vùng nông thôn mới Bạc LiêuQua 15 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông mới, đến nay tỉnh Bạc Liêu có 49/49 xã nông thôn mới, 22 xã nông thôn mới nâng cao, 8 xã nông thôn mới kiểu mẫu.
-
Dự kiến cần 130.000 tỷ đồng để giải quyết chính sách sau sắp xếp bộ máyBộ Nội vụ cho biết, dự kiến cần 130.000 tỷ đồng để thực hiện các chính sách, chế độ nêu trên do ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập.
-
Sôi nổi Ngày hội văn hóa dân tộc Mông ở vùng biên giới Điện BiênNgày 29/12, tại bản Na Ư, xã biên giới Na Ư, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), UBND huyện tổ chức khai mạc Ngày hội Giao lưu văn hóa dân tộc Mông lần thứ 5, năm 2024.
-
Vì sao nông dân Đắk Nông khó tiếp cận vốn ngân hàng?Chiều 27/12, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông thực hiện Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024, với sự tham dự của 200 nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác tiêu biểu đại diện cho hơn 63.000 nông dân trong tỉnh.
-
Chủ tịch Quốc hội: Thừa Thiên Huế phải đi tắt, đón đầu để phát triển kinh tế - xã hộiTrong buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế phải đi tắt, đón đầu nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn về phát triển kinh tế - xã hội.
-
Điện thăm hỏi vụ tai nạn máy bay tại Hàn QuốcĐược tin vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Jeju Air xảy ra ngày 29/12/2024 khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương, cùng ngày Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện thăm hỏi tới Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang Mok, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi điện thăm hỏi tới Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Shik.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ AnSáng 29/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn - Đền thờ Gia tiên Bác Hồ và tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.
-
Đối ngoại 2024 tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mìnhPhó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh các hoạt động đối ngoại trong năm qua được triển khai chủ động, tích cực, đạt nhiều kết quả thực chất, tạo nên tầm vóc đối ngoại mới, tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
1 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
4 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
5 Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao