Vùng ngọt hóa Cà Mau: Nan giải bài toán sụt lún do hạn hán
Do ảnh hưởng nắng nóng, khô hạn, sáng 15/3/2020, tuyến đường Co Xáng – Cơi 5 – Đá Bạc, Trần Văn Thời, Cà Mau tiếp tục bị sụt lún nghiêm trọng, cắt đứt giao thông về Khu Di tích Lịch sử Quốc gia Hòn Đá Bạc. Đây là lần sụt lún mới nhất, trong chuỗi hơn 1.000 điểm sụt lún kéo dài từ trước Tết Nguyên đán đến nay khiến người dân vùng ngọt hóa lo lắng bởi hiểm nguy chưa có dấu hiệu dừng lại.
Sụt lún không có điểm dừng
Vụ sụt lún sáng 15/3/2020 dài đến 35m, sâu 2,5 có nơi rộng 8m. Nguyên nhân được xác định do hạn hán, đất bị co nhót, nền đất yếu nên đẩy bùn ra lòng kênh gây ra sụt lún. Theo UBND xã Khánh Bình Tây huyện Trần Văn Thời Cà Mau, tuyến đường Co Xáng – Cơi 5 – Đá Bạc, hiện đã có rất nhiều đoạn rạn nứt, nguy cơ sụt lún cao. Tất cả, đều do con kênh Cơi 5 cạnh nó đã cạn kiệt nước vì khô hạn.
Từ đầu mùa khô đến nay, hạn hán đang làm các con sông ngòi huyện Trần Văn Thời đang dần trơ đáy, hiện tượng sụt lún sạt lở xảy ra hàng ngày, lan rộng qui mô lớn trên vùng ngọt hóa duy nhất của Cà Mau. Dự báo, thiên tai này sẽ còn kéo dài do hạn hán năm nay sẽ kéo dài, mùa mưa đến muộn.
Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau thông tin, đến ngày 10/3/2020 đã có hơn 1.000 điểm sụt lún sạt lở đất, chủ yếu ở ven các sông kênh rạch khô cạn với chiều dài hơn 22km mà chưa có dấu hiện dừng lại. Nhiều xã diễn biến phức tạp như Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc làm hư hỏng hàng trăm tuyến đường bê-tông cốt thép, đường giao thông liên xã, liên ấp, liên gia, đường dân sinh của tất cả nơi. Nhiều công trình trọng điểm lớn cũng chịu chung số phận như đường Tắc Thủ – Vàm Đá Bạc (trị giá hơn 700 tỷ mới đưa vào sử dụng 1 năm) đoạn qua xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau bị hai lần sụp lún nghiêm trọng với chiều dài hơn 50m, sâu có nơi đến 3m. Nhiều đoạn khác đang bị nứt, sắp sụt khiến nhiều người dân lo lắng.
Ngay tuyến đường đê biển Tây (thuộc địa bàn ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) được đầu tư sửa chữa 1.700 tỷ đồng vừa nghiệm thu cũng không thoát khỏi số phận. Trong tháng 02/2020 cũng đã bị sụt lún hai lần với tổng chiều dài hơn 200m, điểm bị sụt sâu nhất là trên 2,5m. Gần đó, trăm mét đường đang có dấu hiệu nứt. Đang sắp sụt, lún.
Trông ngóng… ông trời
Ông Sáu Lê, 69 tuổi sống gần điểm sụt lún trên đường Cơi 5-Vàm Đá Bạc, nơi vừa xảy ra vụ sụt lún cho hay, con đường này đã làm 15 năm qua và chưa từng có hiện tượng này. Năm nay do hạn nhanh, sông ngòi kênh rạch vùng này đều khô cạn tận đáy nên đất bị khô giòn, gãy khiến các con đường đi ven kênh sông cạn nước chịu chung số phận lở, sụt, lún.
PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu về biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ đánh giá, hạn hán năm nay đến nhanh khiến lượng nước trong đất thoát đi nhanh chóng, dẫn đến nền đất bị khô nhót, dẫn đến biến dạng, lòng đất rỗng ruột, tụt xuống kéo theo hiện tượng sụt lún sạt lở hàng loạt trên diện rộng. Giải pháp nhanh, rẻ đó là bổ sung độ ẩm ướt vốn có của đất để tránh chúng bị biến dạng cong vênh. Nên chấp nhận đưa nước mặn vào giữ ẩm để đất hút nước nở ra trạng thái ban đầu, ổn định lại móng nền.
Đồng tình với ý kiến trên, ngày 25/02/2020 tại Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Cà Mau do hạn mặn, ông Trần Tân Văn – Viện trưởng Viện Khoa học Địa Chất và Khoáng sản Việt Nam khẳng định: “Không có lỗi kỹ thuật trong thiết kế thi công con đường Tắc Thủ – Đá Bạc, mà nguyên nhân sụt lún là do hạn hán đến nhanh khiến đất nền bị co ngót. Do là vùng đất mới hình thành từ bùn đất, mùa khô đất nhanh mất nước làm cho kết cấu trong đất bị khô co lại gây sụt lún”. Nhiều chuyên gia đầu ngành đã hiến kế tại Hội nghị: “Nguy cơ sụt, sạt lở do khô hạn đã rõ ràng và cấp bách, giải pháp đưa nước mặn vào một số tuyến, trục kênh để giữ chân, cân bằng mực nước và áp suất trong đất. Tuy nhiên cần khảo sát kỹ mức độ đưa vào bao nhiêu để đạt hiệu quả để vừa chống sụt lở nhưng vẫn bảo vệ được vùng ngọt hóa đặc hữu vốn có”.
Còn theo ông Lê Văn Sử – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau thì, sự cố Cống Vàm Thuật bị rò rỉ vào tháng 01/2020, cho thấy lượng nước mặn lọt vào vô tình đã giữ chân được đất, ngăn chặn được tình trạng sụt lún đang xảy ra ở xã Khánh Hải huyện Trần Văn Thời. Vì vậy, Cà Mau đã gấp rút nghiên cứu ngăn chặn tình trạng lún sụt lở đang diễn ra hàng ngày trên vùng ngọt hóa Trần Văn Thời bằng cách đưa một lượng nhỏ nước mặn vào vùng ngọt.
Tuy nhiên, ngày 26/02/2020, sau khi bàn bạc thống nhất, Thường vụ tỉnh ủy Cà Mau đã thống nhất bác bỏ phương án đưa nước mặn vào vùng ngọt hóa để ngăn chặn sụt lún do lo ngại nước mặn sẽ phá hủy hệ sinh thái ngọt ở huyện Trần Văn Thời, không thể khôi phục vào mùa tới. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến công sức nhiều năm gìn giữ hệ sinh thái độc đáo nơi đây.
Theo dự báo của cơ quan chức năng, mùa mưa năm 2020 sẽ đến trễ, hạn hán có thể kéo dài đến hết tháng 5/2020. Nước ngọt sông Cái Lớn, Cái Bé Kiên Giang không thể về tới vùng này, nên giải pháp trước mắt, chỉ trông chờ vào… mưa xuống. Xem ra, bài toán ngăn chặn sạt lở ở Cà Mau vẫn chưa có lời giải đáp.
Bài, ảnh: Hoàng Quân
-
Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí -
Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm -
Quảng Bình: Cứu nạn 8 ngư dân trên hai tàu cá bị chìm, cháy trên biển -
Chương trình “Xuân Biên giới” 2025: Lan tỏa yêu thương, đón chào năm mới
- Thứ trưởng Bộ Y tế nói gì về virus gây bệnh cúm đang lây lan tại Trung Quốc?
- Tăng mức xử phạt "để người tham gia giao thông an toàn, luôn nhớ nhà là nơi để về"
- Thủ tướng chỉ thị chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện
- Bổ sung thêm 2 tuyến cao tốc vào quy hoạch mạng lưới đường bộ
- Vì sao du lịch Việt vẫn chưa thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn?
- Ngày đầu áp dụng mức xử phạt vi phạm mới, nhiều tài xế hối hận vì vi phạm
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với nông dân
-
Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng quà Tết cho hội viên nông dân Lào Cai và Lai ChâuNgày 14/1, Đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do ông Lương Quốc Đoàn - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà Tết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Lào Cai, Lai Châu.
-
Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phíMục tiêu của Chương trình là thực hiện kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp hữu hiệu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức.
-
Việt Nam luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoạiTổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện với Nga, luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại.
-
Xuất khẩu hạt điều Việt Nam năm 2024 lập kỷ lục, tiếp tục dẫn đầu thế giới(Tapchinongthonmoi.vn) - Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí quốc gia xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới trong năm thứ 18 liên tiếp, chiếm hơn 80% tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu toàn cầu. Với kim ngạch đạt 4,37 tỷ USD, xuất khẩu hạt điều năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng cả về lượng và giá trị, khẳng định sức mạnh của ngành Điều Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Tổng Bí thư đề nghị Bắc Ninh thí điểm triển khai mô hình chính quyền đô thịTổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh tỉnh Bắc Ninh phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào cuối năm 2026, đề nghị Bắc Ninh thí điểm triển khai mô hình chính quyền đô thị.
-
Thủ tướng: Việt Nam đang tràn đầy khát vọng và quyết tâm bước vào kỷ nguyên mớiThủ tướng cho biết bước sang năm mới 2025, Việt Nam đang tràn đầy khát vọng và quyết tâm bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.
-
Phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số giúp đất nước phát triển nhanh và bền vữngNgày 13/01, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hội trường Ba Đình kết hợp với trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
-
Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối nămThực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Nguyên đán, Xuân Ất Tỵ và các lễ hội Xuân 2025, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lạng Sơn huy động lực lượng, phương tiện đồng loạt ra quân tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường trên địa bàn.
-
Vai trò của công tác giáo dục xã hội trong phát triển đất nướcTrong sự phát triển toàn diện của đất nước, công tác giáo dục xã hội đạt được những thành quả đáng tự hào và trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển chung; góp phần nâng cao dân trí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển của giáo dục xã hội là minh chứng sống động cho khát vọng vươn lên và hội nhập quốc tế của Việt Nam, đồng thời củng cố vị thế của đất nước trên bản đồ thế giới.
-
Quảng Bình: Cứu nạn 8 ngư dân trên hai tàu cá bị chìm, cháy trên biểnTàu cá số hiệu NĐ-92357.TS bị mắc cạn, sóng to đánh chìm, 6 thuyền viên được đưa vào bờ an toàn trong khi tàu cá BV-92536.TS bị chập điện gây cháy.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
4 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
5 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai