Vùng nông thôn sẽ là nhân tố thúc đẩy giai đoạn bùng nổ tiếp theo của nền kinh tế số
Dự hội nghị có ông Đặng Duy Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số & Thống kê Nông nghiệp, Bộ NN và PTNT; ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt; cùng hơn 150 đại biểu, thành viên và đại diện đến từ Sở NN& PTNT thuộc các tỉnh khu vực ĐBSCL, Nam Bộ, Tây Nguyên; Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực NN&PTNT và công nghệ thông tin.
Tại hội nghị, các đại biểu thảo luận sâu về những thách thức hiện tại và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình số hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT. Các nội dung nổi bật bao gồm: Tổng quan tình hình chuyển đổi số ngành NN&PTNT; Hệ sinh thái nông nghiệp số tỉnh Đồng Tháp; Mạng Nhà Nông giúp kết nối nông dân với doanh nghiệp và nhà quản lý; Hệ thống dữ liệu sản xuất và phê tuân thủ điều luật EUDR; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong nông nghiệp.
Theo dự báo thị trường điện tử năm 2023 của Việt Nam đạt 20,5 tỷ USD và đến năm 2025 sẽ là 35 tỷ USD. Mục tiêu quốc gia 2023 – 2025, Việt Nam có hơn 50% dân số có tài khoản thanh toán điện tử, Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử, kinh tế số chiếm 20% GDP.
Hiện nay, Việt Nam có số lượng người dùng internet 77.93 triệu người (chiếm 74% so với tổng dân số Việt Nam). Đặc biệt, tỷ lệ sử dụng internet ở nông thôn tăng lên đáng kể với 77% người dân nông thôn Việt Nam kết nối internet. Vùng nông thôn sẽ là nhân tố thúc đẩy giai đoạn bùng nổ tiếp theo của nền kinh tế số.
Phát biểu tại hội nghị, ông Đặng Duy Hiển cho biết: Nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển ấn tượng, khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế, cung cấp sản phẩm cho cả thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, trước áp lực của toàn cầu hóa, sự bùng nổ của công nghệ 4.0, cùng những thách thức như biến đổi khí hậu và suy thoái tài nguyên, ngành Nông nghiệp đang đối mặt với yêu cầu cấp thiết phải chuyển đổi để nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng những tiêu chuẩn ngày càng khắt khe. Chuyển đổi số vì thế đã trở thành chiến lược then chốt, mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp sẽ tiến hành đẩy mạnh các công tác chuyển đổi số như: Xây dựng các hệ thống thông minh, sử dụng dữ liệu thu thập từ các cảm biến để dự đoán thời tiết, khuyến nghị giống cây, quản lý tình trạng sức kháng của cây trồng; Sử dụng các công nghệ số hóa như cảm biến, hệ thống giám sát tự động, trí tuệ nhân tạo (AI) để theo dõi và điều chỉnh quy trình sản xuất nông nghiệp, nâng cao nông sản, chất lượng; Sử dụng các nền tảng công nghệ để tạo liên kết giữa người nông dân, nhà máy chế biến, thị trường và người tiêu dùng.
Đồng thời, xây dựng các nền tảng trực tuyến cho việc mua bán sản phẩm nông nghiệp, tư vấn nông nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm và thông tin; Khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ, tổ chức nghiên cứu và đầu tư viên tham gia vào phát triển và ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp; Sử dụng công nghệ để quản lý tài nguyên nước, đất đai và rừng nguyên liệu một cách hiệu quả, theo dõi và đánh giá tác động của hoạt động nông nghiệp đối với môi trường; Tạo môi trường thúc đẩy sự sáng tạo và khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp số; Hỗ trợ đào tạo để nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ, từ việc sử dụng các ứng dụng di động đơn giản cho đến quản lý các hệ thống phức tạp hơn như trí tuệ nhân tạo và blockchain.
Hội nghị về chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp tại TP. HCM giúp các cơ quan địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực NN&PTNT tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Nam Bộ hiểu sâu hơn về chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, lan tỏa những công nghệ số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Đây là dịp để các đại biểu, chuyên gia đánh giá thực trạng và các điểm nghẽn trong quá trình số hóa và ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực nông nghiệp, cũng như chia sẻ kinh nghiệm, mô hình thực tiễn và đề xuất các giải pháp chuyển đổi số.
Tại hội nghị đã ra mắt hệ thống giám sát sản xuất lúa RiceMore. Ứng dụng RiceMore được phát triển thông qua sự hợp tác giữa Cục Trồng trọt, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp cùng Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế. Hiện RiceMore đang được sử dụng tại 13 tỉnh và đến cuối năm 2024 sẽ mở rộng ra 28 tỉnh. Với những hiệu quả mang lại, RiceMore sẽ giúp nâng cao khả năng theo dõi, quản lý và chỉ đạo sản xuất lúa một cách hiệu quả. Trong thời gian tới, RiceMore sẽ được áp dụng trên quy mô toàn quốc để sử dụng phân tích báo cáo cho khoảng 30 sản phẩm trồng trọt khác nhau. RiceMore không chỉ là công cụ đột phá trong quản lý quy trình sản xuất mà còn là bước tiến quan trọng hướng tới nền nông nghiệp hiện đại và bền vững.
- Người làm “cầu nối” nông dân và doanh nghiệp
- Tập huấn cho cán bộ, hội viên nông dân về sử dụng năng lượng tái tạo
- Phú Thọ: Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân
- Trang bị kiến thức chuyển đổi số cho cán bộ Hội cơ sở
- “Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội”
- “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ”
- “Cán bộ Hội phải hiểu biết sâu rộng, đa dạng và linh hoạt”
-
Phú Mỹ: Đồng hành thiết thực cùng bà con nông dân qua chương trình “Bác sĩ nông học”(Tapchinongthonmoi.vn) - Vào những ngày cuối tháng 11/2024, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cùng Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Phú Mỹ) đã phối hợp với Hội Nông dân tại các tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp tổ chức chương trình "Bác sĩ nông học".
-
Thủ tướng: Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị theo hướng hiện đạiThủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng đường sắt đô thị lựa chọn công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam; đa dạng hóa các nguồn lực...
-
Lâm Đồng: Phấn đấu đến cuối năm 2025 có 10/10 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mớiChương trình Xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến nay đã tạo nên diện mạo mới cho các vùng quê khi cơ sở hạ tầng phát triển, các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, các mô hình phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị đã được hình thành và nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
-
Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ nhân dân.
-
Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao“Bản làng có bình yên, nhà nhà êm ấm thì bà con mới yên tâm sản xuất, mới no đủ được” - Câu nói của ông Giàng Lao Khay, người có uy tín trong bản Pa Kha II, xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La làm chúng tôi nhớ mãi.
-
Hà Tĩnh: Triển vọng từ nghề trồng dâu nuôi tằm(Tapchinongthonmoi.vn)–Trong những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã An Dũng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng các loại cây ngắn ngày hiệu quả thấp sang trồng dâu nuôi tằm và đã thu được kết quả kinh tế khả quan, có thể nghiên cứu nhân rộng.
-
Lào Cai: Nông dân thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ quả quýt sen(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai hiện có trên 800ha quýt, trong đó có trên 500ha quýt đang cho thu hoạch, dự kiến sản lượng quýt đạt trên 6.000 tấn, trung bình đạt 12 tấn/ha, thu về khoảng trên 140 tỷ đồng.
-
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An(Tapchinongthonmoi.vn) – Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phát triển kinh tế, xã hội.
-
Chuỗi bán lẻ của Masan báo lãi sau thuế dương trong quý III/2024WinCommerce ghi nhận doanh thu quý III tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 8.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng đạt 20 tỷ đồng, lần đầu có lãi dương kể từ đại dịch Covid-19.
-
Lâm Đồng: Tổ chức sản xuất và thu nhập của người dân nông thôn được nâng caoSau 14 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã giúp diện mạo nông thôn tỉnh Lâm Đồng ngày càng hoàn thiện, chất lượng cuộc sống người dân dần được nâng cao. Thành tựu nổi bật là đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 111/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
4 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
5 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn