Hội ND tỉnh Bến Tre phấn đấu hoàn thành 13 chỉ tiêu trong nhiệm kỳ 2023-2028
Tham dự Đại hội, về phía Trung ương Hội Nông dân Việt Nam có bà Cao Xuân Thu Vân, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Lãnh đạo địa phương tham dự có bà Hồ Thị Hoàng Yến – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; bà Nguyễn Thị Bé Mười, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cùng đại diện các sở, ban, ngành liên quan của địa phương.
Những kết quả chính của nhiệm kỳ 2018 - 2023
Phát biểu báo cáo tại Đại hội, ông Nguyễn Văn Bàn - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bến Tre cho biết: Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Bến Tre lần thứ IX, nhiệm kỳ 2018 - 2023 được triển khai, thực hiện trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam mà nhất là các cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, lãnh đạo cán bộ, hội viên, nông dân đoàn kết, phấn đấu thực hiện đạt và vượt các mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội đề ra, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tổ chức Hội trong sạch, vững mạnh.
Về tình hình nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển khá toàn diện, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch dần theo hướng tích cực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển nông nghiệp xanh, sạch, thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu; nông sản hàng hóa khá đa dạng, một số mặt hàng nông sản bước đầu hình thành mối liên kết hiệu quả “sáu nhà”; việc ứng dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất và đời sống ngày càng hiệu quả; xây dựng vùng nguyên liệu nông sản chuyên canh phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và chế biến xuất khẩu bước đầu đem lại kết quả khá tốt; dịch bệnh được kiểm soát và khống chế hiệu quả. Tỉnh có nhiều chính sách tập trung phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, hình thành một số nhãn hiệu nông sản có mặt trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản thấp, tiêu thụ nông sản thực phẩm có lúc, có nơi bị chậm và phụ thuộc nhiều vào thương lái; giá cả nông sản bấp bênh, thường xuyên có trình trạng được mùa mất giá; tình hình sản xuất, buôn bán gian lận và hàng giả trong lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật còn diễn biến và ngày càng tinh vi; chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm ở các vùng nguyên liệu hạn chế; quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún; quá trình tổ chức triển khai, ký kết hợp đồng cung ứng vật tư đầu vào, bao tiêu hàng hóa đầu ra với quy mô lớn gặp nhiều khó khăn; sự liên kết giữa doanh nghiệp, nông dân, hợp tác xã, thương lái chậm, chưa gắn kết được lợi ích và trách nhiệm các bên với nhau; việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất chưa rộng khắp; tình hình thu hút đầu tư vào nông nghiệp chưa nhiều.
Về tình hình nông dân: Bến Tre là tỉnh thuần nông, có trên 70% dân số sinh sống bằng nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp. Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu trong ngành nông nghiệp, tạo ra nhiều nông sản có chất lượng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên. Hiện nay thu nhập bình quân 49 triệu đồng/người/năm. Nông dân rất phấn khởi khi Đảng, Nhà nước ban hành, thực hiện nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các chính sách an sinh - xã hội cho người nông dân; hăng hái tham gia các phong trào thi đua ở địa phương; phát huy truyền thống đoàn kết, cần cù, lao động sáng tạo, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo nhiều sản phẩm đặc trưng, nhiều mô hình mới có hiệu quả kinh tế cao, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nông dân còn thấp, thiếu vốn để phát triển sản xuất quy mô lớn, thiếu thông tin thị trường, chưa nắm bắt kịp thời những tiến bộ khoa học, công nghệ mới, trình độ học vấn và tay nghề chưa cao, nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, lẻ; việc liên doanh, liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, nông dân tỉnh Bến Tre hiện nay cũng đang đứng trước nhiều thách thức mới như đất canh tác bị thu hẹp; giá cả đầu vào của sản xuất nông nghiệp tăng cao, đầu ra của nông nghiệp chưa ổn định cùng với đó là những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên người, vật nuôi diễn biến phức tạp, giá xăng dầu tăng cao đã tác động nặng nề đến sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ nông sản.
Về tình hình nông thôn: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả khả quan, bộ mặt nông thôn từng bước thay đổi rõ rệt với hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư đồng bộ, nhiều công trình giao thông thuỷ lợi đưa vào sử dụng hiệu quả, tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp. Các cấp, các ngành tập trung quan tâm hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống, tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp; tình hình biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, triều cường lên cao, ô nhiễm môi trường, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, tai nạn giao thông còn diễn biến phức tạp, đời sống của một bộ phận nông dân còn nhiều khó khăn.
Đánh giá những kết quả nổi bật thì nhiệm kỳ 2018-2023 dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng và Hội cấp trên, sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền và các ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội, công tác Hội và phong trào nông dân toàn tỉnh tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung và phương thức hoạt động, đã phát huy và khẳng định được vai trò nòng cốt, trung tâm trong phong trào nông dân và vai trò chủ thể của hội viên, nông dân trong phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Các cấp Hội đã tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ Hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, xây dựng được đội ngũ cán bộ Hội bản lĩnh, tâm huyết, có trách nhiệm với công việc, lắng nghe dân, dựa vào dân và làm việc vì nông dân. Công tác Hội và phong trào nông dân đã có chuyển biến rõ nét, công tác lãnh đạo, chỉ đạo được đổi mới. Các cấp Hội trong tỉnh đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, đề xuất chính quyền địa phương triển khai có hiệu quả nhiều nội dung liên quan nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Qua đó, Hội đã khẳng định vai trò thật sự là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nông dân trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Các phong trào thi đua của Hội tiếp tục phát triển, nhận được sự đồng tình của cấp ủy, chính quyền, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và hội viên nông dân.
Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" tiếp tục phát triển, có sức lan tỏa. Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới đã từng bước khẳng định và phát huy vai trò chủ thể của nông dân. Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng an ninh phát huy hiệu quả thiết thực. Qua các phong trào, Hội khơi gợi được sự phấn đấu, nỗ lực, đóng góp về tiền của, sức lao động, kỹ năng, kinh nghiệm của đông đảo hội viên, nông dân trong phát triển nông thôn theo hướng văn minh, tiến bộ.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn những hạn chế như: Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của thời đại xã hội công nghệ và hội nhập quốc tế sâu rộng; một số công tác của các cấp Hội còn hạn chế, chưa thực sự khơi dậy được mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của các tầng lớp nông dân. Chế độ sinh hoạt định kỳ chi Hội, tổ Hội có lúc có nơi chưa được duy trì thường xuyên; nội dung sinh hoạt đơn điệu, thiếu hấp dẫn, chưa đáp ứng được nhu cầu của hội viên, nông dân; tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt còn thấp. Chất lượng đội ngũ cán bộ Hội cơ sở chưa đồng đều, thường xuyên biến động, năng lực tổ chức, chỉ đạo, điều hành tuy đã được nâng lên song vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới công tác Hội. Chưa huy động được đông đảo hội viên, nông dân tham gia hoạt động giám sát, phản biện xã hội; nhận thức của một số cán bộ Hội về chức năng, vai trò giám sát, phản biện xã hội chưa đầy đủ; còn lúng túng trong lựa chọn nội dung giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định số 217, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị. Phong trào nông dân phát triển chưa đồng đều, một bộ phận nông dân còn chậm đổi mới tư duy, còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; sản xuất quy mô hộ vẫn là chủ yếu, chưa mạnh dạn tích cực tham gia kinh tế tập thể, hợp tác xã; trình độ sản xuất, kỹ năng thị trường và tính hợp tác trong sản xuất, liên doanh, liên kết còn thấp; đời sống nhiều hộ nông dân nhất là vùng sâu, vùng xa còn khó khăn.
Phương hướng và mục tiêu của nhiệm kỳ 2023-2028
Với sự thống nhất của Ban Chấp hành mới của khoá X về phương hướng chung cho hoạt động nhiệm kỳ tới là tiếp tục đổi mới toàn diện và mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của Hội theo hướng giải quyết tốt lợi ích thiết thực của hội viên, nông dân, luôn dựa vào nông dân, vì nông dân; kết hợp chặt chẽ phương pháp vận động, tuyên truyền miệng với phương pháp tổ chức có hiệu quả các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, đào tạo nghề, cho hội viên, nông dân sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; vận động hội viên, nông dân thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển và nâng cao chất lượng hội viên. Đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Tích cực tham gia thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần nhất là nâng cao đời sống văn hóa cho hội viên nông dân. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua “Đồng Khởi mới”, “Đồng Khởi khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp” trong cán bộ, hội viên nông dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI tiến tới Đại hội XII Đảng bộ tỉnh và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.
Từ phương hướng đã đề ra, mục tiêu của nhiệm kỳ mới hướng tới phát huy truyền thống, tinh thần đoàn kết, tạo sự đồng thuận của các cấp Hội thực hiện nhiệm vụ được giao; sáng tạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; phát huy tính tự chủ, sức sáng tạo, khát vọng vươn lên của các cấp Hội trong thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, các chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn, đổi mới nội dung, phương thức phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, nâng cao vai trò của tổ chức Hội tham gia xây dựng, giám sát, phản biện cơ chế, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ nông dân; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng Bến Tre trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2025 và của cả nước vào năm 2030.
13 chỉ tiêu đề ra trong nhiệm kỳ mới
Đại hội đã thống nhất về các chỉ tiêu sẽ hoàn thành trong nhiệm kỳ mới bao gồm 13 mục:
1. Phấn đấu có 100% hội viên, nông dân được thông tin tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhất là nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nghị quyết của Hội, các kiến thức cần thiết về khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
2. Phấn đấu phát triển hội viên mới đến cuối nhiệm kỳ đạt 74% so hộ nông nghiệp.
3. Hàng năm có 100% cơ sở Hội hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có 90% hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong 90% hoàn thành tốt nhiệm vụ có 45% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
4. Giữ vững 45% chi Hội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, không có chi hội không hoàn thành nhiệm vụ.
5. 100% chi Hội xây dựng được Quỹ Hội và đạt mức bình quân 60.000 đồng/hội viên/năm trở lên.
6. Hằng năm, Hội Nông dân các cấp trực tiếp và phối hợp dạy nghề cho 2.000 nông dân, tỷ lệ có việc làm đạt 60% trở lên.
7. Hàng năm có 65% hộ nông dân đăng ký thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, cuối năm bình xét đạt 50% số hộ đăng ký được công nhận danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; trong đó có 03% số hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương, 20% đạt cấp tỉnh.
8. Trong nhiệm kỳ, vận động nông dân tham gia thành lập 180 tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả theo nghị định 77/2019/NĐ-CP, ngày 10/10/ 2019 của Chính phủ về tổ hợp tác; vận động nông dân tham gia thành lập 40 hợp tác xã hoạt động có hiệu quả theo Luật Hợp tác xã.
9. Các cấp Hội có biện pháp giúp hộ nông dân nghèo có điều kiện sản xuất vươn lên thoát nghèo, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ hội viên nông dân nghèo, cận nghèo bình quân 08%/năm.
10. Hội Nông dân cơ sở tuyên tuyền, vận động 100% gia đình cán bộ, hội viên nông dân phấn đấu giữ vững gia đình văn hóa.
11. Các cấp Hội vận động tăng trưởng Quỹ Hỗ trợ nông dân hằng năm bình quân 10%.
12. Phấn đấu trong nhiệm kỳ. Hội Nông dân tỉnh chủ trì phản biện ít nhất 3 đến 5 văn bản liên quan đến hoạt động của Hội.
13. Đến cuối nhiệm kỳ 100% cơ sở Hội có 1 mô hình về bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và 1 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chuẩn xanh, hữu cơ, tuần hoàn.
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Cao Xuân Thu Vân đánh giá cao sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp, tạo điều kiện của các cấp chính quyền và các ngành, đoàn thể giúp cán bộ, hội viên nông dân Bến Tre thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, nhiệm kỳ 2018-2023. Trong thời gian tới, các cấp Hội nông dân tỉnh Bến Tre cần tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống quê hương Đồng khởi anh hùng để tập trung đổi mới nội dung phương thức hoạt động. Từ đó, các cấp Hội của tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục vận động, đoàn kết nông dân, huy động các nguồn lực, hỗ trợ nông dân về vốn tín dụng, vật tư nông nghiệp, khoa học kỹ thuật.
Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Bến Tre lần thứ X đã bầu ra 31 người tham gia Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Bến Tre. Ông Nguyễn Văn Bàn - Tỉnh uỷ viên lại tái đắc cử Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh nhiệm kỳ 2023-2028. Đại hội cũng đã bầu ra 14 đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Thúc đẩy hợp tác giữa Trung ương Hội và Quỹ Dân số Liên hợp quốc -
Sơn La: Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, hội viên nông dân về xây dựng nông thôn mới -
Nông dân Hữu Lập với các hoạt động chào mừng ngày thành lập Hội -
TP. Hồ Chí Minh: Tuyên dương 17 gương “Nông dân tiêu biểu” và 26 “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu”
- Nghệ An: Biểu dương 60 chi hội trưởng nông dân tiêu biểu
- Chung kết giải bóng chuyền hơi nam nữ cán bộ chuyên trách Hội Nông dân tỉnh Nghệ An
- Tôn vinh nông dân xuất sắc và sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu
- Thanh Hóa: Tăng cường công tác bảo vệ môi trường
- Trao giải cuộc thi video clip“Nông dân Nghệ An với Nghị quyết Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam”
- Giải bóng chuyền hơi cán bộ chuyên trách Nghệ An năm 2024 thiết thực chào mừng ngày thành lập Hội
- Bạc Liêu: Tổ chức thành công Hội thi Cán bộ Hội giỏi lần thứ I - năm 2024
-
Thúc đẩy hợp tác giữa Trung ương Hội và Quỹ Dân số Liên hợp quốcChiều ngày 11/10, tại trụ sở Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) đã tiếp đón Đoàn Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) do ông Pio Smit, Giám đốc UNFPA khu vực châu Á - Thái Bình Dương làm trưởng đoàn.
-
Ninh Bình: Thành lập Chi hội Nông dân "5 tự, 5 cùng"Ngày 10/10, tại xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức hội nghị thành lập Chi hội Nông dân nghề nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Ninh Giang. Chi hội có 20 thành viên là hội viên nông dân tham gia.
-
Sơn La: Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, hội viên nông dân về xây dựng nông thôn mớiNgày 11/10, thành phố Sơn La, Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động cho cán bộ, hội viên tham gia thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.
-
Nông dân Mộc Châu ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất chè và rau, củ, quả sạchĐể nâng cao chất lượng, mở rộng đầu ra cho nông sản địa phương, nông dân Mộc Châu (Sơn La) tích cực ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong canh tác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, đảm bảo đầu ra đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
-
Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, Sơn La gặt hái nhiều thành tựu rực rõNhững năm qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ nông dân tiếp cận, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến nông sản, từ đó tạo bước phát triển đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của địa phương tăng trưởng nhanh, bền vững và nhiều thành tựu nổi bật.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khuyến khích nông dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) trong những năm qua đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Việc vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia xây dựng và phát triển các hình thức kinh tế tập thể luôn là mục tiêu được Hội nông dân (HND) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đặt ra trong nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Giải báo chí Diên Hồng: Khẳng định tinh thần xây dựng, đổi mới và phát triển của Quốc hội, Hội đồng nhân dânBan Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - năm 2025 mới ban hành công văn số 237/BTC-TT về tiếp tục phối hợp tuyên truyền, tham gia Giải Diên Hồng lần thứ 3. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 22 tháng 11 năm 2024 (theo dấu Bưu điện).
-
Nông dân Hữu Lập với các hoạt động chào mừng ngày thành lập HộiĐể thiết thực chào mừng 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930- 14/10/2024), hội viên nông dân xã Hữu Lập (Kỳ Sơn – Nghệ An) đã tích cực tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực, tạo phong trào thi đua sôi nổi tại các chi hội.
-
Bảo đảm đồng bộ trong điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc giaChủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho cả nước và từng địa phương.
-
Long An: Quy tụ nhiều "kỹ sư chân đất" có giải pháp sáng tạo độc đáoPhong trào sáng tạo của nông dân trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật tại tỉnh Long An đã tạo sức lan tỏa và thu hút nhiều hội viên nông dân tham gia. Thông qua các cuộc thi, nhiều dự án, sản phẩm, giải pháp sáng tạo về khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã kêu gọi được đầu tư.
-
1 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
2 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
3 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024 -
4 Hội Nông dân Việt Nam thăm hỏi, tặng quà nông dân bị thiệt hại bão lũ ở Bắc Giang -
5 Thị trường chứng khoán: Dòng tiền sẽ chảy vào hay tiếp tục quan sát?