Nông nghiệp số: Không nhanh sẽ lỡ chuyến tàu
Có tín hiệu xanh ấm áp, khi các Quỹ bảo hiểm của thế giới đã chọn đầu tư vào thượng nguồn, tức là đầu vào của ngành Nông nghiệp. Ba lĩnh vực thượng nguồn được chọn nhiều nhất là: Quản lý trang trại, thiết bị cảm ứng và Internet vạn vật (IoT).
Tuy nhiên, năm 2019, đầu tư vào ba mảng trên chỉ chiếm 7% tổng số vốn đầu tư. Điều này cũng có nghĩa rằng, cơ hội đầu tư thượng nguồn vẫn còn dư địa rất lớn, đặc biệt là trong bối cảnh nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đang đẩy nhanh xây dựng hạ tầng công nghệ số.
Tín hiệu ban đầu…
Với kỳ vọng cuộc cách mạng số sẽ thực sự tạo ra sự bứt phá cho nông nghiệp trong những thập niên tới. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề cập đến chủ trương này, với định hướng rõ nét và cụ thể “Công nghệ số sẽ làm thay đổi từ phương thức quản lý nhà nước, mô hình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng đến đời sống văn hóa, xã hội; thúc đẩy kinh tế số, xã hội số là tạo bứt phá về nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế để đến năm 2030, hoàn thành xây dựng chính phủ số, kinh tế số đạt khoảng 30% GDP, đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ ba trong khu vực Asean về chính phủ điện tử, kinh tế số”. Đây là mục tiêu đầy tham vọng nhưng không phải là bất khả thi.
Trên thực tế tại Việt Nam, việc số hóa, chuyển đổi số hướng tới xây dựng nông nghiệp số đã có những kết quả ban đầu, đáng mừng như: Ứng dụng Flycam máy quay đa phổ, máy đo diệp lục, máy đo bức xạ quang hợp, độ ẩm, độ PH trong đất. Ứng dụng hệ thống IoT quản lý trang trại và điều khiển tự động hệ thống tưới, bón phân, chiếu sáng cho cây thanh long. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để nhận diện sâu bệnh. Ứng dụng Blockchain để truy xuất nguồn gốc. Từ đó, xây dựng chuỗi cung ứng, bao gồm: Nông dân trồng trọt, chăn nuôi, các nhà cung cấp dịch vụ thiết bị, công ty chế biến, các tổ chức chứng nhận, tín dụng, các nhà xuất khẩu, nhập khẩu.
Trong lĩnh vực Lâm nghiệp, đã xây dựng được hệ thống thông tin quản lý rừng theo từng lô rừng, mỗi lô rừng có 52 trường dữ liệu khác nhau. Và đang tiến tới phục vụ cho khai thác rừng hay đạt độ che phủ rừng được cập nhật kịp thời trên hệ thống. Riêng với ngành Thủy sản, mô hình nuôi tôm “ba tầng”: Tầng đáy là ao đắp nổi nuôi tôm, tầng mái là các tấm quang năng tạo ra điện, tầng giữa là sản phẩm mới. Các suất ăn được chế biến từ ao nuôi tôm và nguyên liệu trong vườn. Song, ngành Thủy sản còn nhiều việc phải làm như: Số hóa đến từng hộ nuôi để có được số liệu về tình hình sản xuất, sản lượng, chất lượng… phục vụ cho việc quản lý, điều hành sản xuất. Đối với lĩnh vực đánh bắt hải sản trên biển, phải cấp giấy chứng nhận khai thác điện tử cho các tàu đi biển để thông suốt trong quản lý, cơ sở dữ liệu từ khai thác đến chế biến và cấp giấy chứng nhận sản phẩm.
Liên kết, hợp tác và chia sẻ trách nhiệm với ngành Nông nghiệp - Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông muốn phối hợp tổ chức tập huấn cho 11.000 nông dân theo hướng mỗi xã, phường có ít nhất một nông dân thành thạo kỹ năng số để làm hạt nhân lan tỏa ra cộng đồng. Đồng thời, phát động một làn sóng doanh nghiệp công nghệ số trong ngành Nông nghiệp, tham gia nghiên cứu phát triển, triển khai các giải pháp phục ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; đặc biệt là thúc đẩy hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, chủ trang trại, gia trại trở thành một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số, hướng tới mỗi hộ nông dân có ít nhất một người có điện thoại thông minh. Và mỗi hộ có đường truyền cáp quang phổ cập danh tính số, địa chỉ số.
Cần hành động trong cuộc đua tranh đến nền kinh tế số
Mong đợi là vậy, song số hóa, chuyển đổi số trong nông nghiệp không bao giờ là sự dễ dàng từ tư duy, thống nhất nhận thức đến hành động phối hợp của các bộ, ban, ngành, các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế của nông dân và người nông dân. Bởi lẽ, chuyển đổi số không phải là cải tiến, mà là sự sáng tạo mang tính “xóa bỏ” cách làm theo thói quen, kinh nghiệm sẵn có. Với điểm xuất phát rất thấp như hiện nay, nguồn lực tài chính và con người còn phân tán, hạn chế thì mỗi bước đi phải thận trọng và không cho phép sai lầm, không đi tắt đón đầu, không bắt chước làm theo mà phải chính xác từ hành vi ghi chép, theo dõi, cập nhật thông tin hàng ngày cho đầy đủ, chính xác, kịp thời để số hóa từng hộ gia đình/nhóm/tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp… những đơn vị cơ sở nhỏ nhất để hình thành nên dữ liệu cơ sở, kết nối thành hệ thống Dữ liệu Quốc gia để thực hiện chuyển đổi số. Việc này, cần được triển khai ngay, nhưng phải thực hiện từng bước, chắc chắn không ngừng. Vì vậy, phải xây dựng kế hoạch số hóa, chuyển đổi số cụ thể trong ngành trồng trọt, chăn nuôi, trong nông, lâm, thủy sản cho từng năm và dài hạn.
Giá trị của chuyển đổi số trong nông nghiệp, không chỉ là ứng dụng công nghệ tạo thêm giá trị thặng dư cho nền kinh tế; không chỉ là sử dụng thiết bị, công nghệ thông minh để kết nối, bán hàng… mà cao hơn, là giúp cho hàng triệu hộ gia đình nông dân tiếp cận, cập nhật tri thức mới, mở ra cách nghĩ mới, cách làm mới, sẵn tinh thần thay đổi để làm cùng nhau, tất cả cùng làm - đây là một nhu cầu bắt buộc.
Để những hy vọng được thắp lên một khi con người, tổ chức, công nghệ cùng “vào trận” thì sớm có lời giải cụ thể của các thách thức nền nông nghiệp nước nhà; thúc đẩy những “cánh đồng lớn”, “cánh đồng không dấu chân người” hay các bộ cảm biến, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, máy bay phun thuốc trừ sâu…không còn xa lạ với nông thôn, nông nghiệp, nông dân Việt Nam.
Việc cần làm ngay lúc này là các bộ, ngành, từng địa phương, từng doanh nghiệp cho đến người dân và các cấp Hội Nông dân cần hành động trong cuộc đua tranh đến nền kinh tế số, xã hội số. Việc đặt ra ngay trong lúc này là cần tìm những người giỏi, những cán bộ thật sự tài năng được tổ chức thành bộ phận chuyên trách, trực tiếp đảm nhiệm công việc số hóa, chuyển đổi số ở cơ quan, địa phương mình… để mỗi tổ chức, cá nhân trở thành một thành phần không thể thiếu trong khả năng chống chịu và phục hồi kinh tế dài hạn sau đại dịch Covid - 19; một động lực mới thúc đẩy tiếp nối cho kinh tế tăng trưởng và đổi mới sáng tạo - Nếu chần chừ và do dự, nếu không thống nhất về ý chí và dám thay đổi hành vi thì sẽ lỡ chuyến tàu.
-
Huyện Đức Trọng: Phấn đấu thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn đạt gấp 2,5 - 3 lần -
Cà Mau: GRDP nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước -
Bình Dương phấn đấu trở thành đô thị loại I và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030 -
Đến năm 2030, phấn đấu trên 90% diện tích lúa, rau màu, cây ăn trái áp dụng IPHM
- Vĩnh Long: Định hướng cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
- Vai trò của giai cấp Nông dân trong thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Luật Đất đai 2024 tạo môi trường đầu tư bất động sản minh bạch và ổn định hơn
- Đắk Lắk: Cần xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống mã vùng trồng nông sản đặc thù
- “Ước mơ” bán tín chỉ carbon dưới biển
- Những yếu tố phát triển thị trường Carbon tại Việt Nam
- Đề xuất quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất
-
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Xác định kinh tế tập thể là một thành phần quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, những năm qua tỉnh Hà Tĩnh rất quan tâm, chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển cả về số lượng và chất lượng.
-
Phân cấp, phân quyền tốt giúp tinh giản biên chế, tinh gọn tổ chức bộ máyNhiều câu chuyện vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước, những bất cập trong việc phân cấp, phân quyền cho thấy cần phải đẩy mạnh cơ chế phân cấp, phân quyền, đi liền với đó là kiểm soát quyền lực.
-
Thủ tướng: Xây dựng những công trình thế kỷ, dứt khoát không để thiếu điện với tăng trưởng kinh tế 2 con sốSáng 8/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên).
-
Phát huy giá trị di sản 'Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt'Ngày 7/12, tại Phủ Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định), Hội Bảo vệ và phát huy di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Nam Định tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kì 2024-2027.
-
Mô hình rừng - thủy sản cho nông dân thu nhập bền vữngKết thúc mùa vụ nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ năm 2024, hàng ngàn hộ nông dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh đạt mức thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm từ mô hình trồng rừng kết hợp nuôi thủy sản.
-
Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dânXác định công tác chuyển đổi số có vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Kiên Giang thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
-
Thủ tướng: Ưu tiên cao nhất cho tăng trưởng, chính sách phải 'cởi trói' để sản xuất, kinh doanh bung raKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải nhìn xa, trông rộng, nghĩ lớn, làm lớn, các chính sách phải "cởi trói" để sản xuất kinh doanh bung ra, phục vụ ưu tiên cao nhất là thúc đẩy tăng trưởng, từ đó tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và nâng cao vị thế đất nước.
-
Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau”Chiều 6/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Họp báo công bố chương trình Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau”.
-
Đưa đặc sản lên sàn thương mại điện tử - hướng phát triển bền vững của Gia LaiNhiều đặc sản của Gia Lai như cà phê, hồ tiêu, mật ong đã đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế thông qua thương mại điện tử. Sự kết hợp giữa phương thức thương mại truyền thống và hiện đại đã mở ra hướng đi bền vững cho nông sản Gia Lai.
-
Bài cuối: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luậtThời gian qua, tỉnh Sơn La đã đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tập trung tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật gắn với đời sống bà con các dân tộc thiểu số, qua đó, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường -
4 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội