“Hoa cúc biển” Cửa Lò (2): Khám phá văn hoá Việt trong hương vị nước mắm
Làng nghề nước mắm có truyền thống lâu đời
Nhìn từ khía cạnh văn hóa du lịch, ẩm thực là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt. Vì vậy thị xã Cửa Lò đã có nhiều chính sách quản lý, đảm bảo chất lượng, giá cả để du khách cảm nhận được giá trị thực sự đáng với “đồng tiền bát gạo” mình bỏ ra.
Đến phường Nghi Hải (Cửa Lò – Nghệ An) những ngày này, du khách không khỏi trầm trồ trước hương vị thơm phức của nước mắm cá cơm tỏa ngát từ “Làng nghề chế biến nước mắm Hải Giang 1”. Vốn là một làng có truyền thống chế biến nước mắm từ xa xưa, cuộc sống lại gắn kết từng ngày với vị mặn mà của biển nên kinh nghiệm sản xuất, chế biến ra giọt nước mắm càng được tích lũy theo năm tháng. Ông Hoàng Đức Thương, Trưởng Ban quản lý kiêm giám đốc Hợp tác xã làng nghề chế biến nước mắm Hải Giang 1 chia sẻ: nghề làm nước mắm ở đây đã có lâu đời, từ thủa cha ông đến khai hoang lập ấp gắn bó với nghề biển. Nước mắm Hải Giang 1 là một trong những thương hiệu nước mắm có tiếng ở trong vùng. Tuy nhiên, qua thời gian với việc sản xuất thủ công nhỏ lẻ cộng với hạn chế trong việc quảng bá và thị hiếu tiêu dùng thay đổi dẫn tới nhiều hộ dân trong làng hạn chế sản xuất hoặc bỏ nghề làm nước mắm. Mãi cho đến năm 2010, khi Ban quản lý làng nghề được thành lập, nhiều nguồn lực hỗ trợ từ tỉnh đã giúp cho nghề làm nước mắm dần được khôi phục và phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương. Sau đó, từ làng nghề tiếp tục tiến đến thành lập hợp tác xã làng nghề chế biến nước mắm với 12 thành viên tham gia.
Hiện nay, làng nghề có 80 hộ gia đình tham gia. Bình quân mỗi năm làng nghề chế biến ra khoảng 800.000 đến 1 triệu lít nước mắm cung cấp ra thị trường chủ yếu là phía Bắc, phần còn lại là bán nhỏ lẻ cho khách du lịch khi về thăm quan tắm biển tại Cửa Lò, Cửa Hội. Các hộ tham gia chế biến nước mắm trong làng nghề không đồng đều về trữ lượng chế biến vì còn phụ thuộc vào điều kiện riêng của từng gia đình. Hộ làm nhiều nhất mỗi năm khoảng 70 đến 100 tấn cá, hộ ít nhất khoảng 5 – 10 tấn cá, còn lại phần lớn là bình quân từ 30 – 50 tấn cá mỗi năm.
Sau 3 năm thành lập làng nghề, năm 2013 nước mắm Hải Giang 1 đã được Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Các cơ sở sản xuất nước mắm của làng nghề đều sử dụng nhãn hiệu chung, kèm theo tên và địa chỉ của từng cơ sở nhằm gắn trách nhiệm xây dựng thương hiệu làng nghề đối với từng hộ thành viên. Hiện nay, người tiêu dùng rất ưa chuộng các loại mắm truyền thống nhưng cũng đòi hỏi khắt khe về quy trình sản xuất cũng như những thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Với một quy trình sản xuất nước mắm sạch, nhiều cơ sở sản xuất chế biến nước mắm ở đây đã đưa được sản phẩm đến với sự hài lòng và tin dùng của khách hàng, đặc biệt là du khách.
Ông Nguyễn Thanh, chủ cơ sở sản xuất nước mắm Thanh Diệu ở làng Hải Giang 1 cho biết: “Kể từ khi thành lập và tham gia vào làng nghề đã giúp cho các hoạt động kinh doanh, tiếp thị sản phẩm ra ngoài thị trường được thuận lợi hơn trước đây rất nhiều. Mặc dù, giá nước mắm của làng nghề cao hơn so với các loại nước mắm khác, hiện được bán với giá 100.000 đồng/lít đối với loại đặc biệt nhưng nhiều khi không có đủ để cung cấp cho khách hàng”.
Trước hết, các ki ốt kinh doanh ẩm thực, các khu bán mặt hàng nông sản địa phương đều phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo giá cả phù hợp, nghiêm cấm các hành vi “chặt chém” du khách. Song song với hoạt động đó là việc xây dựng các mặt hàng nông sản đạt chất lượng OCOP (thương hiệu sản phẩm từ chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm). Hiện nay, thị xã đã có 15 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có trong đó có 13 sản phẩm đạt 3 sao và 2 sản phẩm đạt 4 sao.
Bên cạnh đó, việc phát triển các làng nghề dựa trên nguyên tắc “5 cùng” được chú trọng. Hiện nay, Cửa Lò có 3 làng nghề chế biến hải sản gồm:
- Làng nghề chế biến và bảo quản hải sản Khối 6 - Nghi Tân 2.
-Làng nghề chế biến nước mắm Khối Hải Giang 1 - Nghi Hải 3.
- Làng nghề chế biến hải sản Khối 7 - Nghi Thủy.
Hoạt động sản xuất của các làng nghề đi vào ổn định và hoạt động khá hiệu quả, sản phẩm các làng nghề ngày càng đa dạng và chất lượng được nâng lên. Hàng năm các làng nghề này đã giải quyết cho hàng trăm lao động có việc làm và đem lại thu nhập từ 60 - 75 triệu đồng/người/năm.
Du khách đến Cửa Lò, ngoài thưởng thức ẩm thực tươi ngon, còn có cơ hội mua sắm các sản phẩm đã qua chế biến đạt chất lượng OCOP như: nước mắm Tân Hội, Cửa Lò, Cửa Hội, Hải Giang 1; mắm tôm; cá thu nướng; chả mực đặc biệt; tôm tẩm bột; nem hải sản… và nhiều sản phẩm có thương hiệu khác.
Đưa thương hiệu nước mắm vươn xa nhờ phát triển du lịch biển
Thị xã Cửa Lò là đô thị du lịch biển, với chiều dài bờ biển hơn 10km, bãi biển đẹp hàng năm thu hút hàng triệu du khách về nghỉ mát, tham quan và tắm biển tại thị xã. Điều đặc biệt, khu vực biển Cửa Lò có trữ lượng các loài cá tương đối lớn, với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Ngư dân có truyền thống khai thác và chế biến hải sản lâu đời, hàng năm đánh bắt trên 10.000 tấn hải sản.
Hiện tại, thị xã Cửa Lò có 212 tàu thuyền khai thác hải sản, trong đó có 4 tàu dài trên 24m; 43 tàu dài từ 15m đến dưới 24m, 69 tàu dài từ 12m đến dưới 15m và 96 tàu dài 6m đến dưới 12m… Vì vậy, việc đánh bắt hải sản tươi sống, chất lượng tốt, cơ bản đủ phục vụ nhu cầu của du khách thập phương và nhân dân sở tại.
Điều đặc biệt tạo nên thương hiệu mắm Hải Giang 1, có lẽ chính là nằm ở công thức chế biến. Nước mắm Hải Giang 1 được chế biến từ cá cơm, lựa con vừa phải và không rửa bằng nước ngọt sẽ làm cá mất ngon, để lâu sẽ bị thối. Công việc chế biến nước mắm cũng có từng công đoạn rõ ràng và phải tỉ mỉ, cẩn thận để có những giọt nước mắm thơm, ngon. Cá cơm được cho vào bể chợp trộn đều với muối, lần đầu cho khoảng 15-17% muối vào cá, lần 2 và lần 3 cho khoảng 22 -23% muối. Sau khi trộn đều cá với muối thì bắt đầu cho vào từng bể một, tiếp đến dùng đá, vỉ dằn cá lại cho chặt được khoảng 3 ngày bắt đầu rút cho nước nhỉ ra sau đó tiếp tục đổ lên cho nước chảy ngấm đều từ trên xuống rồi đảo đều cá, đem phơi nắng và tiếp tục làm như thế cho tới khi nước mắm chín thơm có màu vàng cánh gián, các bể được che đậy cẩn thận phần thì đảm bảo vệ sinh, phần thì tránh trường hợp nước mưa vào làm ôi nước mắm. Trung bình cứ mỗi lần từ khi bắt đầu chế biến cho tới lúc chưng cất nước mắm ra bán phải mất từ 2 – 3 mùa nắng. Sau khi nước mắm được chưng cất xong phải phơi nắng khoảng 10 – 15 ngày để cho nước mắm thơm và bắt màu hơn.
Đặc biệt ở làng nghề chế biến nước mắm Hải Giang 1 là bên cạnh nước mắm được chưng cất trực tiếp, đem phơi nắng để bán ra thị trường thì còn có loại nước mắm được hạ thổ. Sau khi nước mắm được lọc trong và cho vào chai thủy tinh đem chôn cất ở những vùng đất cát sạch khoảng 1-2 năm. Khi đưa lên nước mắm sẽ thơm dịu hơn, vị ngọt đậm đà hơn và màu sắc cũng bắt mắt hơn. Loại nước mắm hạ thổ này được bán ra với giá cao hơn khoảng 140.000 đồng/ lít.
Một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của làng nghề chế biến là “nói không với hóa chất, không chất bảo quản”. Nước mắm được sản xuất ra và làm chín bằng ánh sáng tự nhiên của mặt trời. Trong quá trình muối và phơi đều đảm bảo an toàn vệ sinh, diện tích mặt bằng đặt bể phơi cũng như bể đều sạch sẽ, thoáng. Khâu bảo quản nước mắm sau chưng cất cũng hết sức cẩn thận tránh trường hợp bụi bẩn rơi vào. Khi cá mới muối nếu không biết cách chế biến và lượng muối vừa phải cũng như cách xử lý dễ dẫn đến ảnh hưởng môi trường do mùi đạm cá tươi bốc lên.
Làng nghề được thành lập đã tạo nên tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau, các thành viên luôn có ý thức trong việc đưa nước mắm Hải Giang 1 trở thành thương hiệu được mọi người biết đến không chỉ thành phần dinh dưỡng đạm mà còn phải đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính vì thế, nước mắm Hải Giang 1 đã nhanh chóng trở thành một trong những sản phẩm tiêu biểu của tỉnh và đến tháng 7/2018 được tỉnh bình chọn một trong 14 sản phẩm tiêu biểu. Nước mắm Hải Giang 1 cũng đã lọt tốp sản phẩm tiêu biểu của Bắc Trung Bộ và năm 2020 sản phẩm đã được công nhận đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Có được những thành quả đó, ngoài nỗ lực chế biến để có sản phẩm ngon, đạt chất lượng thì việc xây dựng thương hiệu trên vùng đất du lịch cũng là một yếu tố rất quan trọng để đưa sản phẩm đến với khách hàng gần xa một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đến với Cửa Lò, bên cạnh nghỉ dưỡng đúng nghĩa, du khách cũng thường trực tiếp trải nghiệm các sản phẩm của địa phương cùng với bà con làng biển. Nhờ đó, bộ ba "du khách", "dịch vụ du lịch" và "làng nghề nước mắm" đều thu được lợi ích, song hành giúp nhau cùng phát triển.
-
Lâm Đồng: Công nhận 3 mô hình điểm với sản phẩm là du lịch canh nông -
Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
Hà Nội phát triển du lịch làng nghề, gắn kết sản phẩm thủ công mỹ nghệ -
Đặc sắc “Ngôi nhà ngô” ở Mù Căng Chải
- Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế TP. HCM - ITE HCMC và Hội chợ triển lãm quốc tế quà tặng, quà lưu niệm TP. HCM
- Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo
- Korea MICE Roadshow và mục tiêu đưa 5 triệu lượt khách Hàn Quốc đến Việt Nam năm 2024
- Đánh thức tiềm năng du lịch nông thôn ở huyện miền núi Vũ Quang
- Bình Định ban hành quy định chính sách để thu hút khách du lịch MICE
- Về “miền quê cổ tích” Ngọc Chiến trải nghiệm điểm du lịch cộng đồng đạt hạng OCOP 4 sao
- Lễ hội Tinh hoa đất biển Bình Định hứa hẹn thu hút nhiều khách du lịch
-
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta”Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
-
Công dụng thần kỳ của nước gừng tươi trong việc giảm cholesterol, giảm cânGừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
-
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc giaTỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
-
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và báo chíĐó là đề nghị của ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tại Hội nghị “Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2024” tổ chức ngày 21/11/2024 tại Hà Nội.
-
Cách trồng chuối Laba cho năng suất caoChuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
-
Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyệnỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Bằng nhiều giải pháp thiết thực như: Đào tạo, bồi dưỡng; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; chuyển giao công nghệ, khoa học; tiếp cận vốn… Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Hưng Yên đã và đang trở thành “bà đỡ” cho kinh tế tập thể ở Hưng Yên ngày một phát triển.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh