![](https://media.tapchinongthonmoi.vn/resize_256x153/mediav2/upload/2025/02/05/1_05022025091803_725.jpg)
Du Xuân, cầu an, nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt
Theo dấu chân Lý Triều Quốc Sư trên con đường Phật Giáo
Bắt đầu từ năm 2020, “con đường Phật Giáo” qua Hà Nội – Hà Nam – Ninh Bình đã được biết đến như một cung đường du lịch kết nối 3 địa điểm: chùa Hương – Tam Chúc – Bái Đính. Trong đó, quần thể chùa Tam Chúc (Hà Nam) được biết đến là ngôi chùa lớn nhất thế giới tính đến nay.
![](https://media.tapchinongthonmoi.vn/mediav2/upload/userfiles/images/tam-chuc04_08022025185914_735.jpg)
Với vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình, nơi đây còn được ví von là “Vịnh Hạ Long trên cạn” khi được bao quanh bởi một hồ nước rộng lớn gồm những hòn đảo nhấp nhô tựa như chiếc chuông chùa. Thời điểm lý tưởng để tham quan chùa Tam Chúc là vào mùa Xuân, lúc này tiết trời ấm áp, mưa Xuân như chiếc khăn voan mỏng huyền bí phủ tràn lên vạn vật. Ngôi chùa Tam Chúc được bao phủ bởi làn sương mù mỏng nhẹ và những cơn mưa Xuân lất phất khiến nơi đây huyền ảo, lung linh như chốn bồng lai tiên cảnh.
![](https://media.tapchinongthonmoi.vn/mediav2/upload/userfiles/images/tam-chuc07_08022025190046_735.jpg)
Đến với Tam Chúc là du khách đến với một quần thể danh thắng tâm linh rộng lớn, trong đó có chùa Tam Chúc - một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới. Nơi đây không chỉ có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ, đẹp tựa chốn bồng lai mà còn là nơi nuôi dưỡng, phát triển, truyền bá những giá trị văn hóa Phật giáo mang tầm quốc tế. Toàn bộ khu du lịch Tam Chúc nằm trọn vẹn và ẩn mình trong quần thể núi đá vôi ngập nước độc đáo với phong cảnh nước non hùng vĩ và hữu tình. Với quy mô hoành tráng cùng nhiều điểm du lịch độc đáo, thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến thực hiện các nghi lễ tâm linh và tham quan, trải nghiệm an lành thân thiện.
![](https://media.tapchinongthonmoi.vn/mediav2/upload/userfiles/images/tam-chuc05_08022025190139_735.jpg)
Nơi đây còn lưu giữ những dấu tích huyền thoại của các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần cùng dấu chân của Thiền sư Nguyễn Minh Không trên bước đường xây dựng chùa, tu hành cứu nhân độ thế của ngài. Thiền sư Nguyễn Minh Không được Vua nhà Lý ban cho quốc tính, đặt hiệu Lý Triều Quốc Sư, là hiện thân quyền lực linh thiêng của Phật giáo hưng thịnh thời Lý - là thầy thuốc tài ba bậc nhất, là thiền sư tài cao đức trọng, là bậc thánh tổ nghề đúc đồng Việt Nam. Trên con đường hoằng dương Phật pháp, ông đã có công xây dựng tới 500 ngôi chùa tại Việt Nam. Đặc biệt trên “con đường Phật Giáo” (chùa Hương – Tam Chúc – Bái Đính) Ngài đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong lòng người dân mộ đạo.
Hà Nam phê duyệt quy hoạch Khu Du lịch quốc gia Tam Chúc
Nhằm cụ thể hóa quy hoạch phát triển tổng thể Khu Du lịch quốc gia Tam Chúc đến năm 2030, quy hoạch chung đô thị Kim Bảng, quy hoạch vùng tỉnh Hà Nam; khai thác tiềm năng, lợi thế vị trí, giá trị cảnh quan tự nhiên kết hợp bảo tồn, tôn tạo hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực; tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội bền vững,... vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 các khu chức năng thuộc Khu Du lịch quốc gia Tam Chúc.
![](https://media.tapchinongthonmoi.vn/mediav2/upload/userfiles/images/tam-chuc09_08022025190322_735.jpg)
Theo đó Khu Du lịch quốc gia Tam Chúc trong tương lai có diện tích nghiên cứu quy hoạch khoảng 1.213ha. Trong đó, bao gồm 1.005ha là Khu văn hóa tâm linh Tam Chúc (theo Quyết định số 526/QĐ-TTg, ngày 15/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Tam Chúc, tỉnh Hà Nam đến năm 2030) và 208ha là diện tích bổ sung vào khu vực nghiên cứu quy hoạch thuộc phần đất xen kẹt cộng lại giữa Hà Nam và Hà Nội, Hòa Bình làm khu vực bảo tồn cảnh quan đồi núi tự nhiên. Hình thành trung tâm văn hóa tâm linh có quy mô lớn trong vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng nói chung và Hà Nam nói riêng, gắn với các chức năng chính: Tham quan, hành hương, thực hành tín ngưỡng, chiêm bái các công trình tôn giáo, tổ chức các khóa học về Phật học ngắn hạn; bảo tồn, lưu giữ văn hóa truyền thống vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc; tổ chức sự kiện hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí đồng bộ.
Khu trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động du lịch thuộc Khu Du lịch quốc gia Tam Chúc. Đây là nơi cung cấp các dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, du lịch giải trí, du lịch mạo hiểm, du lịch mua sắm, du lịch ẩm thực,... gắn với phát triển khu đô thị, kết hợp cải tạo, chỉnh trang khu dân cư hiện trạng, bảo đảm đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhu cầu người dân trong khu vực và các hoạt động của Di tích quốc gia Quần thể Danh lam thắng cảnh Tam Chúc - Khu Du lịch quốc gia Tam Chúc.
Khu nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng thuộc Khu Du lịch quốc gia Tam Chúc có diện tích nghiên cứu quy hoạch khoảng 605ha. Dự kiến phục vụ khoảng 10,2 đến 16,7 triệu lượt khách/ngày (theo Quyết định số 526/QĐ-TTg, ngày 15/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ), chưa kể lượng người phục vụ. Dân cư thường trú khoảng 3.500 người; trong đó, dân cư hiện trạng khoảng 2.500 người, dân cư lưu và phát triển mới khoảng 1.000 người. Hình thành trung tâm khám, chữa bệnh cho người cao tuổi kết hợp với du lịch, nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe, du lịch cộng đồng. Đây là một trong những trung tâm y tế chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng và du lịch cộng đồng (homestay) cấp vùng; là trung tâm dịch vụ lưu trú, dịch vụ thương mại gắn với bảo tồn, tôn tạo khu dân cư cũ và có các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ.
Khu trung tâm đón tiếp thuộc Khu Du lịch quốc gia Tam Chúc có diện tích nghiên cứu quy hoạch khoảng 168ha. Phục vụ khoảng 10,2 đến 16,7 triệu lượt khách/ngày (cũng theo Quyết định số 526/QĐ-TTg, ngày 15/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ) và chưa kể lượng người phục vụ. Tính chất là nơi đón tiếp, điều phối hoạt động, cung cấp thông tin, hướng dẫn cho khách du lịch và là trung tâm tổ chức sự kiện hội nghị, hội thảo, triển lãm, giới thiệu sản phẩm có quy mô lớn, hiện đại, đồng bộ của Khu Du lịch quốc gia Tam Chúc.
Khu sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang có diện tích nghiên cứu quy hoạch khoảng 859ha. Tại đây hình thành các khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể dục thể thao (golf, leo núi,...) có tiện ích đồng bộ trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế về địa hình, cảnh quan thiên nhiên của khu vực.
![](https://media.tapchinongthonmoi.vn/resize_235x140/mediav2/upload/2024/11/25/a-c-van-tham-gia-cac-gian-hang_25112024070645_721.jpg)
- Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại”
- Hà Nội phát triển du lịch làng nghề, gắn kết sản phẩm thủ công mỹ nghệ
- Đặc sắc “Ngôi nhà ngô” ở Mù Căng Chải
- Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế TP. HCM - ITE HCMC và Hội chợ triển lãm quốc tế quà tặng, quà lưu niệm TP. HCM
- Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo
- Korea MICE Roadshow và mục tiêu đưa 5 triệu lượt khách Hàn Quốc đến Việt Nam năm 2024
- Đánh thức tiềm năng du lịch nông thôn ở huyện miền núi Vũ Quang
-
Du Xuân, cầu an, nét đẹp văn hóa lâu đời của người ViệtMùa Xuân là khi đất trời giao hòa, vạn vật sinh sôi, nảy nở và bắt đầu một năm mới với nhiều hy vọng cho muôn nhà. Du Xuân, cầu an nơi cửa Phật dịp đầu năm mới đã trở thành nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Không chỉ cầu sức khoẻ, tài lộc, vạn sự như ý mà người Việt tìm về cửa Phật đầu Xuân như một chuyến hành hương về cội nguồn linh thiêng, về chốn bình an sâu thẳm trong tâm hồn.
-
Vì tương lai xanh, nông dân Nghệ An sôi nổi phong trào Tết trồng câyNhững ngày đầu Xuân năm mới Ất Tỵ 2025, hoạt động trồng cây đầu năm của cán bộ, hội viên nông dân đã trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An.
-
Du lịch Kiên Giang hướng đến mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2024, du lịch Kiên Giang đã phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn khó khăn. Năm qua, tỉnh đã đón 9,8 triệu lượt khách, tổng thu du lịch đạt 25 ngàn tỷ đồng. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy ngành Du lịch đang trên đà phát triển, hướng đến mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới.
-
Phát triển lợi thế của địa phương thành sản phẩm OCOPTỉnh Vĩnh Phúc đã tích cực triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phát triển sản phẩm đặc thù, sản phẩm có lợi thế của địa phương.
-
Lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường Bắc ÂuQuy định của Liên minh Châu Âu về sản phẩm không gây phá rừng có hiệu lực từ ngày 30/12/2024 tác động lớn đến ngành cà phê xuất khẩu, đặc biệt vào thị trường Bắc Âu gồm Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy.
-
Lễ hội Khai xuân Yên Tử 2025 thu hút đông đảo du khách thập phươngNgày 7/2 (tức ngày mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh chính thức Khai hội Xuân Yên Tử 2025 (Quảng Ninh).
-
Quảng Nam khẩn trương phòng, chống dịch bệnh sốt phát ban nghi sởiTrung tâm Y tế huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) cho biết, tính đến chiều 5/2, tại huyện có 52 trẻ có triệu chứng sốt phát ban được các cơ sở y tế tiếp nhận, điều trị.
-
Nông dân Nghệ An vui Xuân mới không quên ruộng đồngNhững ngày này, dọc khắp các cánh đồng thuộc huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Yên Thành, Diễn Châu… đều chung không khí hồ hởi, nông dân đang tất bật với công việc đồng áng sau những ngày Tết cổ truyền dân tộc.
-
Phúc Yên: Khai hội đền Ngô Tướng CôngSáng 6/2/2025 (tức mùng 9 tháng Giêng), chính quyền và nhân dân phường Phúc Thắng, thành phố Phúc Yên (Vĩnh Phúc) tổ chức khai hội đền Ngô Tướng Công.
-
Tiền Giang: Rau màu vụ Đông Xuân được giá, nông dân có nguồn thu kháTheo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, trong vụ Đông Xuân 2024 – 2025, tính đến đầu tháng 2/2025, người dân đã thu hoạch được khoảng 8.700 ha rau màu vụ Đông Xuân với sản lượng trên 195.000 tấn rau màu các loại phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Nhiều loại rau màu chủ lực có giá nên người dân phấn khởi nhờ có nguồn thu nhập khá.
-
1 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm
-
2 Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025
-
3 Những chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm cho năm 2025 và những năm tiếp theo
-
4 4 đột phá trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước năm 2024
-
5 Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng quà Tết cho hội viên nông dân Lào Cai và Lai Châu