
Bệnh nấm phổi trên đà điểu thường do nấm Aspergillus Fumigatus gây nên, gây chết hàng loạt, tỷ lệ chết có thể lên đến hơn 50%, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất nuôi nếu không có biện pháp phòng và xử lý kịp thời.
Nguyên nhân
Nấm nói chung là tác nhân gây bệnh về hô hấp cho đà điểu. Bệnh thường do chủng nấm Aspergillus fumigatus gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh nấm ở đà điểu nhỡ là do chủng nấm A. flavus và A. niger gây ra, các bào tử nấm này có thể truyền qua rác hoặc thức ăn bị nhiễm mốc hoặc do hít phải các bào tử nấm trong khu vực ấp trứng bị nhiễm mốc.

Vào các tháng mùa mưa, độ ẩm không khí tăng cao, chuồng trại thường xuyên bị ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho bệnh nấm phổi phát sinh trên đà điểu. Bệnh chỉ nhiễm qua đường hô hấp và biểu hiện cục bộ trong đường hô hấp, túi khí. Chuồng trại kém thông thoáng, ẩm độ cao là điều kiện thích hợp cho các bào tử nấm phát triển mạnh hoặc do thức ăn bị nhiễm nấm. Bệnh có thể truyền ngay từ trong máy ấp do trứng hoặc máy ấp không bảo đảm vệ sinh, qua không khí bào tử nấm xâm nhập vào phổi và túi khí gia cầm. Ở những con đà điểu trưởng thành khi bị stress do vận chuyển, sự va chạm trong cùng một cũi… sẽ làm bệnh phát ra nhanh chóng.
Triệu chứng
Các triệu chứng lâm sàng xuất hiện từ 3 – 8 tuần tuổi. Các triệu chứng của bệnh là mệt mỏi, biếng ăn, còi cọc và khả năng chết lên tới 50%. Trái với giống gia cầm khác, tuy bị tổn thương phổi rất nghiêm trọng nhưng ở đà điểu không thấy thể hiện bất cứ một triệu chứng lâm sàng nào của bệnh hô hấp thường gặp.
+Đà điểu gầy yếu, ăn ít, uống nước nhiều, nhịp thở tăng nhất là khi bị dồn đuổi
+Thở theo nhịp giật cục, phần lông da ở ức lồi lõm mạnh theo nhịp thở
+Nhiều trường hợp thở có tiếng khò khè hay thở ống (hút thuốc lào)
+Tỷ lệ chết cao, nhưng con đà điểu không chết thì bị còi cọc, lông xơ xác và mang di chứng suốt đời dẫn đến suy dinh dưỡng khó tăng trọng.
Bệnh tích
Xuất hiện các nang nấm trên phổi là những hạt màu trắng hoặc từng đám làm phổi biến dạng, nhiều chỗ phổi bị viêm kế phát biến đổi thành gan hóa. Nếu kế phát nhiễm khuẩn sẽ gây viêm bã đậu ở túi khí làm viêm dày hoặc thủng túi khí.
Điều trị
Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều trị riêng rẽ từng cá thể chỉ thành công cục bộ và tốn kém.
Có thể pha dung dịch sunfat đồng (tỷ lệ 1:200) làm nước uống cho đà điểu để tránh cho bệnh khỏi lan rộng hơn. Cách hạn chế bệnh tốt nhất là loại trừ nguyên nhân gây bệnh, cần phải kiểm tra kỹ để loại trừ mốc trong các thùng đựng rác, thức ăn và nước uống, đồng thời phải khử trùng buồng ấp trứng bằng formalin (55 ml/cm³) và permanganat kali (35 g trong thể tích một cm³).
Phòng bệnh
Đà điểu dễ bị lây nhiễm do chất độn chuồng thường chứa nhiều mầm bệnh. Thông thoáng khí tốt và khống chế mật độ đàn thích hợp là điều cần lưu ý. Kết quả tốt nhất đạt được khi kết hợp phun khử trùng không khí và trang thiết bị. Thông thoáng khí thích hợp sẽ hạn chế bào tử nấm (ở cỏ khô, dụng cụ, phương tiện vận chuyển) và hạn chế stress; Quan tâm thích đáng đến điều kiện vệ sinh máy ấp và ổ đẻ là cần thiết để đảm bảo cho đà điểu non giai đoạn ban đầu không bị nhiễm bào tử nấm. Cùng với đó, cần:
+Giữ chuồng trại luôn khô ráo, vệ sinh khử trùng tiêu độc định kỳ
+Nuôi ở mật độ vừa phải tránh ô nhiễm môi trường chuồng nuôi
+Không để thức ăn thừa lẫn trong chất độn chuồng
+Sử dụng thuốc chống nấm như Nystatin hay các loại thuốc chống nấm khác
+Trường hợp đà điểu đã nhiễm nặng, tách riêng để điều trị bằng thuốc chống nấm
+Có thể dùng Nystalin liều 25 – 30 mg/kg trọng lượng cho 1 ngày (dùng 3 ngày)
+Tăng cường trợ sức trợ lực bằng các loại Vitamin + đường glucoza.
Phạm Hải
- Bàn giải pháp quản lý hổ nuôi nhốt ở Việt Nam
- Chuyên gia hướng dẫn cách bón phân hiệu quả cho rau màu vụ Đông 2023
- Bộ NN-PTNN đề nghị lập chuyên án đấu tranh, xử lý buôn bán gia cầm lậu
- Nhiều chính sách tín dụng hỗ trợ ngành Thủy sản, lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long
- Cà Mau xác định 9 loại giống nông nghiệp chủ lực quốc gia trên địa bàn
- "Tấm vé thông hành" giúp nông sản Hải Dương thuận lợi chinh phục thị trường
- Sóc Trăng: Phát triển vùng trồng cây ăn trái phục vụ xuất khẩu
-
Nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng Nông thôn mới thông minh là chương trình trọng tâm của Lâm Đồng(Tapchinongthonmoi.vn) - Lâm Đồng là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về áp dụng chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ cao, nông nghiệp thông minh vào sản xuất nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất đã góp phần nâng cao cuộc sống của người dân, đưa nền nông nghiệp của tỉnh phát triển thêm một bước mới, từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, đưa công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tiến lên một “nấc thang mới”.
-
Bang Nebraska (Hoa Kỳ) và tỉnh Bình Dương xúc tiến hợp tác đầu tư và phát triển nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) Theo lời mời của Thống đốc bang Nebraska, Hoa Kỳ, Đoàn công tác của tỉnh Bình Dương đã có chuyến thăm và làm việc tại bang Nebraska; chuyến công tác thắt chặt quan hệ giao lưu và hợp tác trên các lĩnh vực: Y tế, giáo dục và các cơ hội đầu tư giữa tỉnh Bình Dương và bang Nebraska.
-
Nguy cơ tiềm ẩn sạt lở đất ở huyện miền núi Hướng Hóa(Tapchinongthonmoi.vn) - Là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt tình hình sạt lở núi, bờ sông, suố... huyện miền núi Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị đang là khu vực có nguy cơ tiềm ẩn gây thiệt hại lớn về người và của cải.
-
Phát hiện ca bệnh Đậu mùa Khỉ thứ 5 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhTrung tâm Y tế quận Tân Bình khẩn trương tiến hành điều tra dịch tễ, lập danh sách người tiếp xúc gần với bệnh nhân (nam giới, 22 tuổi, tạm trú tại Phường 2) trong vòng 21 ngày trước khi khởi bệnh.
-
Bộ Chính trị ra Kết luận về đổi mới hệ thống tổ chức đơn vị sự nghiệp công lậpNgày 2/10, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai ký ban hành kết luận số 62 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
-
Hải Dương: Họp báo tuyên truyền Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 04/10, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương tổ chức Họp báo tuyên truyền Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Hòa Bình: Khai mạc "Chợ phiên - nét đẹp vùng cao"Tối 3/10, tại Sân vận động huyện Mai Châu, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức khai mạc Phiên chợ vùng cao với chủ đề "Chợ phiên - nét đẹp vùng cao" năm 2023.
-
JICA hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực dự báo thời tiết và cảnh báo sớm mưa, lũ(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 3/10, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo “Sử dụng thông tin khí tượng thủy văn cho công tác phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại Việt Nam”.
-
Cà Mau tổ chức nhiều sự kiện nhân Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023Vừa qua, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Kế hoạch số 236/KH-UBND về việc tổ chức sự kiện ngày Chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh năm 2023. Theo kế hoạch này, nhiều sự kiện quan trọng, có ý nghĩa sẽ được tổ chức…
-
Triển lãm “Người đàn bà trên sông Ngân” của tiến sĩ, họa sĩ Đỗ ChungNgày 4/10, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ chí Minh (HCM), Trung tâm Unesco Bảo tồn Di sản Mỹ thuật Văn hoá Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm “Người đàn bà trên sông Ngân” của tiến sĩ, họa sĩ Đỗ Chung. Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 4/10 - 10/10/2023.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp