Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
Trong thời gian qua, Nam Đàn đã triển khai công tác phòng chống và kịp thời kiểm soát khi có dịch xuất hiện một cách bài bản. Đặc biệt, huyện đã thành lập Tổ kỹ thuật hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn. thường xuyên cập nhật và báo cáo UBND huyện về tình hình dịch bệnh động vật, những khó khăn, vướng mắc phát sinh tại các xã, thị trấn để có biện pháp chỉ đạo kịp thời. Nhờ đó, huyện đã hạn chế dịch bệnh bùng phát và lây lan.
Ngay từ đầu năm, UBND huyện Nam Đàn đã có Quyết định số 237/QĐ-UBND ngày 22/1/2024 về việc Phê duyệt Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản trên địa bàn huyện Nam Đàn năm 2024. Mục tiêu chung là chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và thủy sản; hạn chế tối đa thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh động vật gây ra; đảm bảo khống chế dịch bệnh hiệu quả, không để lây lan, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường. Đồng thời,kế hoạch này cũng giúp nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhân dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
Mặc dù bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An gây thiệt hại lớn, nhưng bệnh dịch tả lợn châu Phi tại huyện Nam Đàn xuất hiện khá khiêm tốn và không gây nhiều tổn hại nặng nề cho người chăn nuôi. Năm 2024, huyện Nam Đàn phát hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi tại 4 xã trong tổng số 19 xã gồm: Nam Thanh, Nam Hưng, Thị trấn Nam Đàn, Kim Liên. Tổng số lợn buộc tiêu hủy là 76 con, trọng lượng 5.827kg. Đến nay, còn 1 ổ dịch chưa qua 21 ngày.
Để giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi, công tác phòng chống bệnh cho gia sức, gia cầm được huyện đặc biệt quan tâm. Ngoài tuyên truyền, các phòng chuyên môn còn thực tế tại hộ và có những hướng dẫn về cách phòng và chăm sóc tốt cho đàn gia súc qua từng giai đoạn phát triển.
Vốn là người có thâm niên trong ngành chăn nuôi trên 10 năm, chị Lê Thị Thu (1983) xã Hùng Tiến (Nam Đàn – Nghệ An) khẳng định: “Cán bộ huyện quan tâm lắm. Trang trại tôi nuôi cả lợn, gà và ngan... Để phòng bệnh dễ gặp trên đàn vật nuôi, cán bộ chuyên môn về tận trang trại kiểm tra rồi hướng dẫn tận tình”.
Từ kinh nghiệm của một người “chinh chiến” với đàn vật nuôi suốt cả thập kỷ, chị cho rằng công tác phòng chống dịch rất quan trọng. Nếu tập trung công sức, vốn liếng vào chăn nuôi mà khâu phòng chống bệnh lơ đãng, thì đó chính là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn đẩy người chăn nuôi vào ngõ cụt.
Theo kinh nghiệm của chị, trang trại phải sát trùng 1 tuần/lần. Đối với lợn khi mới mua về đầu tiên cần tẩy giun sán, tiêm vắc xin (sau 1 tuần đưa lợn về trại tiến hành tẩy giun, khoảng 7 ngày sau đó bắt đầu tiêm vắc xin dịch tả, tai xanh). Còn đối với gà con cho uống vắc xin sau 3 ngày thả, rồi đến đợt tiếp theo là 7 ngày, 15 ngày và đến 2 tháng bắt đầu tiêm dịch cúm gia cầm. Đặc biệt, vắc xin phải có nguồn gốc, chất lượng để đảm bảo công tác phòng dịch đạt hiệu quả cao.
Song song với việc chủ động phòng ngừa bệnh, nguồn gốc thức ăn cũng như về chất lượng, độ đạm cũng là một trong những yếu tố “đóng góp” vào sự thành công cho người chăn nuôi. Tựu trung, “để phòng chống dịch bệnh tật cần các yếu tố sau: Thứ nhất giống tốt, thứ hai nguồn thức ăn, thứ ba khử trùng chuồng trại, nước uống, môi trường sạch sẽ, giao mùa phải che chắn cẩn thận, mùa hè thì thoáng mát, mùa đông đủ ấm…”- chị Thu nhấn mạnh.
Qua trao đổi, ông Nguyễn Đình Thế - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Nam Đàn cho biết: Huyện Nam Đàn thỉnh thoảng xảy ra một vài ổ dịch như dịch tả lợn Châu Phi, dịch dại ở chó nhưng thường thì không lan ra điểm thứ 2. Ngay khi nhận được thông tin có dịch bệnh, huyện trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo địa phương ngay lập tức và ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời. Cùng với việc đó là gắn trách nhiệm cho các đơn vị liên quan.
Một trong những phương pháp được áp dụng đồng bộ tại địa phương này là khi có dịch buộc phải công bố dịch, trong quá trình tiêu huỷ phải có cán bộ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp giám sát. Đối với công tác tiêu độc khử trùng, huyện giao cho các xã tại nơi có dịch xảy ra và phải chỉ đạo quyết liệt. Ở trường hợp có ổ dịch cần vắc xin thì phải đề xuất lên cấp trên hỗ trợ kịp thời để tiêm phòng đầy đủ.
Qua số liệu thống kê của phòng Nông nghiệp huyện Nam Đàn, tổng đàn vật nuôi chiếm số lượng nhiều nhất là gia cầm (trên 1 triệu con), đàn lợn khoảng 30 nghìn con, trâu bò dao động trên dưới 20 nghìn con.
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ -
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia -
Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi -
Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân
- Tăng cường nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024
- TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp
- TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạch
- Phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông - Xuân 2024-2025
- “Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê
-
Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam ĐànHuyện Nam Đàn được đánh giá là địa phương làm tốt hàng đầu tỉnh Nghệ An trong phòng chống dịch bệnh ở vật nuôi. Đây là nỗ lực của cả hệ thống chính trị cũng như ý thức nâng cao công tác phòng chống dịch bệnh của người dân.
-
Cảnh giác lừa đảo mạo danh công an yêu cầu tải, cài ứng dụng VNeID giả mạoGần đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiếp nhận hơn 21.800 phản ánh của người dân về cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo, trong đó, nhiều nhất mạo danh công an yêu cầu tải, cài ứng dụng VNeID giả mạo.
-
Kem đánh răng thảo mộc Ngọc Bảo: Phát huy giá trị dược liệu quý từ thiên nhiên tỉnh Trà Vinh“Trong thời gian tới, chúng tôi tập trung vào việc mở rộng thị trường thông qua hợp tác với các đối tác phân phối trong nước và cả nước ngoài. Tăng cường sự hiện diện tại các sự kiện cộng đồng và đẩy mạnh truyền thông về lợi ích của sản phẩm cũng là mục tiêu chiến lược để kem đánh răng thảo mộc Ngọc Bảo trở thành sự lựa chọn đáng tin cậy cho mọi gia đình” – ông Nguyễn Hoàng Dũng - Tổng giám đốc Công ty Bao Lam Hoang Nguyen chia sẻ.
-
Nông dân Nghệ An liên kết nuôi ong lấy mật theo chuỗiNghệ An là tỉnh có diện tích rừng lớn, tập trung chủ yếu ở 11 huyện, thị xã miền núi. Nuôi ong trên địa bàn cũng đã trở thành nghề truyền thống. Đây chính là lợi thế cần nghiên cứu nhằm tạo mạng lưới có tính liên kết hướng đến phát triển bền vững.
-
Bộ trưởng Bộ Công an: Vụ án tham nhũng, chức vụ được phát hiện tăng hơn 20%Trong năm 2024, tội phạm về môi trường giảm nhưng số vụ trật tự xã hội năm qua tăng 12%; các vụ án tham nhũng, chức vụ được phát hiện, điều tra tăng hơn 20%.
-
Vườn cam đặc sản lớn nhất miền Trung của Tập đoàn TH: Chất lượng thuộc hàng "tiến vua"Vườn cam đặc sản rộng 70ha của Tập đoàn TH tại Nghĩa Đàn, Nghệ An, với thương hiệu Cam tươi FVF, chỉ đơm hoa kết trái mỗi năm một lần. Đó là những trái cam thơm mát, vị ngọt thanh, mọng nước được kết tinh từ giống cam tiến vua quý giá và công nghệ canh tác tiên tiến.
-
Lan toả cách làm hiệu quả trong việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt nông thôn của Hội Nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Dự án xây dựng mô hình Hội Nông dân tham gia phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn tiếp tục được phát triển, có sức lan toả, nâng cao nhận thức cho hội viên nông dân trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân hoàn thành mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
-
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung BộThủ tướng yêu cầu rà soát, kiểm tra, tổ chức di dời dân cư, nhất là người già, trẻ em, phụ nữ, các đối tượng yếu thế ra khỏi các khu vực bị ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét, lũ ống.
-
Kinh phí hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây raTính đến ngày 22/11/2024, tổng kinh phí hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra là 2.040 tỷ đồng. Ban Vận động cứu trợ Trung ương thông báo thời gian vận động, tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra là 90 ngày, tính từ ngày 10/9/2024. Sau 24h00 ngày 8/12/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương dừng việc tiếp nhận ủng hộ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt NamVề một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng...
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
3 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
4 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết -
5 Hướng dẫn cách nuôi gà an toàn khi thời tiết giao mùa