Bình Thuận: Nâng chất để nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững
Sau 10 năm triển khai Chương trình Xây dựng Nông thôn mới (NTM), tỉnh Bình Thuận đã vượt các chỉ tiêu đề ra. Đến cuối năm 2019, toàn tỉnh có 63/93 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 65,6%. Dự kiến đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 65 xã đạt chuẩn NTM vượt 15 xã so với chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao đến năm 2020.
Đầu tư hạ tầng, phát triển sản xuất
Dấu ấn rõ nét trong 10 năm xây dựng NTM ở Bình Thuận chính là những thành tựu về xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ và đầu tư các công trình hạ tầng cơ bản. Với tổng nguồn vốn huy động hơn 31.000 tỷ đồng, qua gần 10 năm, Bình Thuận đã đầu tư xây mới, nâng cấp gần 980km đường bê tông xi măng, thực hiện được nhiều tuyến đường ánh sáng nông thôn. Toàn tỉnh đã kiên cố hóa 52km kênh mương nội đồng cùng với việc phát động phong trào làm thủy lợi nhỏ đã cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu phục vụ phát triển nông nghiệp.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, Chương trình NTM đã tạo nên sự thay đổi rõ nét bộ mặt nông thôn của tỉnh. Đời sống của người dân được cải thiện, các mặt giáo dục, y tế, đời sống văn hóa được duy trì và tiến bộ… Nhận thức, ý thức của cán bộ và nhân dân đã chuyển mạnh từ tư tưởng trông chờ, ỷ lại đến tích cực tham gia xây dựng NTM.
Đặc biệt, Chương trình xây dựng NTM của tỉnh Bình Thuận đã có những điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn. Trong đó, tỉnh ưu tiên các tiêu chí thúc đẩy sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị; triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… Các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững với quy mô sản xuất hàng hóa đối với các nhóm sản phẩm chủ lực tiếp tục được khuyến khích phát triển. Toàn tỉnh đã thực hiện sản xuất gần 1.000ha lúa theo chương trình liên kết “4 nhà” và 1.200ha liên kết sản xuất lúa nếp tại huyện Đức Linh; tiếp tục duy trì 1.000ha lúa chất lượng cao tại huyện Tánh Linh.
Nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền nông nghiệp, UBND tỉnh Bình Thuận đã phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020. Đề án tập trung vào 3 nội dung chính: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất thanh long; Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất giống thủy sản và Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho các cây trồng.
Nhờ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của tỉnh là 39 triệu đồng/người/năm (gấp 2,66 lần so với năm 2010).
Củng cố và nâng chất các tiêu chí
Tỉnh Bình Thuận đề ra mục tiêu đến năm 2025 có 80% số xã đạt chuẩn NTM (tương đương 77 xã) và toàn tỉnh có 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM. Đồng thời, các địa phương tiếp tục hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí để phát triển nông thôn toàn diện và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn.
Tại Huyện Hàm Tân, tổng nguồn lực huy động xây dựng NTM trong 5 năm (2016 – 2020) trên 461,3 tỷ đồng, trong đó huyện vận động doanh nghiệp và nhân dân đóng góp được 29,8 tỷ đồng. Nhờ đó, tỷ lệ đường giao thông nông thôn cứng hóa được nâng cao, từ 59% năm 2016 tăng lên 65% năm 2019…
Đến nay, Hàm Tân đã có 7/8 xã đạt chuẩn NTM, tăng 3 xã so với kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đã lên 41 triệu đồng/người/năm, tăng 7 triệu đồng/người so năm 2016. Dự kiến đến cuối năm 2020, huyện phấn đấu đạt thêm 16 tiêu chí, nâng tổng số tiêu chí toàn huyện 152 tiêu chí, đạt bình quân 19 tiêu chí/xã.
Các địa phương sau khi hoàn thành 19 tiêu chí sẽ tiếp tục xây dựng NTM theo chiều sâu, đảm bảo tính bền vững và từng bước xây dựng các xã đạt chuẩn NTM nâng cao, hướng đến NTM kiểu mẫu. Theo đó, huyện tiếp tục xác định xây dựng NTM gắn liền triển khai thực hiện các chương trình, đề án như: Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; Đề án Thủy lợi nhỏ; Đề án Giao thông nông thôn… Qua đó, góp phần gắn kết giữa năng lực và cơ hội tạo nên sinh kế, môi trường và nếp sống mới cho người dân.
Huyện cũng quan tâm bố trí nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hàm Tân phấn đấu giai đoạn 2021 – 2025 có 25% số xã (2/8 xã) đạt chuẩn NTM nâng cao; 12,5% xã (1/8 xã) đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; xã Tân Thắng đạt chuẩn NTM; mỗi xã có 20% số thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu theo quy định của Trung ương, của tỉnh. Thu nhập bình quân đạt 54,8 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2%…
Theo ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tỉnh Bình Thuận, mục tiêu trong năm 2021, Bình Thuận phấn đấu có thêm 2 xã và 1 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM, trong đó có 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn được nâng cao, thu nhập bình quân của người dân nông thôn dự kiến năm 2021 đạt 48,9 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn dưới 3%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt 65%…
Để đạt mục tiêu trên, tỉnh sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, làm tốt công tác tuyên truyền để cả hệ thống chính trị và nhân dân nhận thức đúng và đầy đủ về xây dựng NTM. Phải làm cho người dân xác định chính họ là chủ thể của xây dựng NTM, hưởng lợi từ xây dựng NTM. Phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo các cấp, duy trì chế độ giao ban định kỳ hàng tháng để đánh giá kết quả thực hiện tháng trước, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Xác định xây dựng NTM là quá trình liên tục, lâu dài, phải có bước đi, lộ trình thích hợp với điều kiện, nguồn lực của từng địa phương, tránh bệnh thành tích, nóng vội, chủ quan. Đồng thời, các địa phương phải có giải pháp cụ thể để duy trì, nâng cao các tiêu chí đã đạt và bảo đảm tính bền vững của từng tiêu chí. Do vậy, phải tập trung chỉ đạo thực hiện đối với các chỉ tiêu chưa đạt để phấn đấu hoàn thành và vượt mục tiêu của giai đoạn 2016 – 2020; xây dựng chương trình, kế hoạch giai đoạn 2021 – 2025. Tỉnh cũng phải kịp thời cụ thể hóa các văn bản Trung ương, nhất là các cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng NTM. Rà soát, nghiên cứu và ban hành cơ chế, chính sách đặc thù; tiếp tục thực hiện cơ chế đặc thù đối với các Đề án giao thông nông thôn, thủy lợi, nước sạch nông thôn…
Năm 2021, tỉnh Bình Thuận phấn đấu có thêm 2 xã và 1 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM, trong đó có 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn được nâng cao, thu nhập bình quân của người dân nông thôn dự kiến năm 2021 đạt 48,9 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn dưới 3%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt 65%…
Thái Đan
-
'Sẽ đề nghị Chính phủ có Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3' -
Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu -
Hưng Yên: Hàng trăm người dân mất tiền tỷ vì cây cảnh ngập lụt, lợn phải bán non -
Quảng Trị: Bốn huyện đã xuất hiện dịch bệnh lở mồm long móng ở trâu bò
- TP.HCM: Mô hình trồng lúa ST25 hữu cơ cho hiệu quả đầu tiên của huyện ngoại thành Bình Chánh
- Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ
- Ban hành Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Nông dân ven sông Lam đánh thức tiềm năng “vốn tự nhiên” từ con rươi
- TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư xây dựng hàng trăm công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới
- Quảng Trị: Huyện Hướng Hóa công bố dịch lở mồm long móng
- Khẩn trương phổ biến phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy trên bò sữa ở tỉnh Lâm Đồng
-
Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung QuốcNgày 19/9, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp tổ chức Hội nghị phổ biến quy định xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc với sự quan tâm của gần 30 Sở NN&PTNT, cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Hiệp hội Sầu riêng và các đơn vị xuất khẩu, hợp tác xã, đại diện vùng trồng, cơ sở đóng gói có nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
-
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp với các quốc gia châu PhiChiều 18/9, tại trụ sở Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT chủ trì cuộc họp với đoàn Đại sứ 11 nước châu Phi.
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới CubaTừ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
-
Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội NDVN, đã ký Quyết định số 841-QĐ/HNDTW quyết định về việc tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024.
-
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bão số 3 tại Quảng NinhNgày 18/9, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Tân Long tổ chức chương trình thăm hỏi và tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại 3 huyện: Đầm Hà, Tiên Yên và Ba Chẽ. Chương trình có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, Hội Nông dân các cấp và đông đảo bà con nông dân tại địa phương.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nâng giá trị sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) – Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiều nông dân áp dụng các công nghệ cao vào sản xuất giúp các cơ sở, nông dân chủ động được mùa vụ, tăng số vụ sản xuất, kiểm soát được dịch hại, vật tư nông nghiệp đầu vào, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, sản xuất có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
-
Quảng Nam: Phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫuNgày 17/9, tại Hội trường UBND xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc), Hội Nông dân Quảng Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu”.
-
Thủ tướng chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bãoThủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, quán triệt phương châm "4 tại chỗ," chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
-
Nghệ An ra công điện khẩn chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bãoNgày 18/9/2024, ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ra công điện khẩn số 37 yêu cầu thủ trưởng các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện và sẵn sàng chủ động ứng phó trước những diễn biến khó lường của thời tiết.
-
Vinamilk tổ chức nhiều hoạt động Trung thu cho trẻ em mọi miềnVinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
4 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
5 Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm!