Tìm "phương thuốc" đẩy lùi bệnh sợ trách nhiệm của cán bộ
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, trong phiên thảo luận tình hình KT-XH, ngân sách Nhà nước, vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội phản ánh là tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, dẫn tới giải quyết công việc chưa hiệu quả.
Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn ĐBQH TP.HCM), căn bệnh sợ trách nhiệm đang khiến cho việc giải quyết nhiều công việc chính đáng của người dân, doanh nghiệp bị đình trệ.
“Có một tồn tại là tình trạng ngần ngại ra các quyết định thuộc thẩm quyền, tình trạng đùn đẩy, trì hoãn phê duyệt các dự án, cấp phép các loại giấy phép, tình trạng chậm trả lời các câu hỏi, chậm ban hành các hướng dẫn, chậm giải quyết các khiếu nại, ách tắc của người dân, doanh nghiệp. Tình hình này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đầu tư công và đầu tư xã hội, gây ra tình trạng đình đốn trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho biết.
Tình trạng cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm xuất hiện nhiều lần trong các báo cáo gửi Quốc hội qua nhiều kỳ họp nhưng vẫn chưa có chuyển biến. Nhiều đại biểu cho rằng, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm đã trở thành một loại dịch lan rất nhanh trong đội ngũ người thực thi công vụ trong mọi cấp, mọi ngành.
Nêu lại câu hỏi: “Có phải do chưa có cơ chế xử lý cán bộ, công chức hay chưa có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung?”, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận) cho rằng, điều băn khoăn này là không đúng. Theo đại biểu, đã có nhiều văn bản của Đảng, Chính phủ về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; Trung ương cũng đã có Kết luận 14, Nghị định 73 của Chính phủ về khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Do vậy, đại biểu Nguyễn Hữu Thông kiến nghị Chính phủ đánh giá một cách căn cơ, tìm đúng nguyên nhân và có giải pháp thực sự hiệu quả. Trong đó có việc khảo sát, đánh giá lại việc thực hiện Nghị định 73 từ khi ban hành cho đến nay, có cơ quan, đơn vị, địa phương nào đã áp dụng thực hiện và đem lại hiệu quả để từ đó nhân rộng. Nếu qua khảo sát, đánh giá vẫn còn vướng mắc, các địa phương, đơn vị chưa áp dụng thì cần phải xem xét lại và có biện pháp hữu hiệu để khắc phục.
Nghị định 73 của Chính phủ ban hành năm 2023 quy định rõ những cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung có thể không bị xử lý trách nhiệm, được loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm. Tuy nhiên, theo GS.TS Phạm Hồng Tung - Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (ĐH Quốc gia Hà Nội) việc này vẫn khó áp dụng trên thực tế.
“Bảo vệ cán bộ như thế nào để họ không sa vào tiêu cực, tham nhũng? Thứ nhất phải định vị trách nhiệm, quyền lực của cán bộ đến đâu? Thứ hai, để bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm mà không bị kỷ luật thì trước hết, cán bộ phải chấp hành nguyên tắc của cấp ủy, làm theo lời dạy của Bác “việc gì có lợi cho nhân dân, dù nhỏ nhất cũng cố làm, việc gì có hại cho dân, dù dễ cũng không làm”, GS.TS Phạm Hồng Tung nói.
Mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 144 về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Quy định này đưa 5 chuẩn mực về đạo đức, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến yêu cầu cán bộ, đảng viên phải xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, hành động vì lợi ích chung, vì nước, vì dân.
TS Vũ Ngọc Lương – Trưởng Khoa Lịch sử Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, thực hiện nghiêm Quy định 144 sẽ góp phần điều trị hiệu quả căn bệnh né tránh, sợ trách nhiệm.
Theo TS Vũ Ngọc Lương, 5 chuẩn mực đạo đức trong Quy định 144 là những điều hết sức cần thiết. Thực tiễn công cuộc đổi mới toàn diện đất nước hiện nay cũng đang có nhiều vấn đề mới đặt ra. Nếu không bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám dấn thân để vượt qua khó khăn, thử thách thì sẽ dẫn tới sự trì trệ rất lớn. Nếu cán bộ không dám, đồng thời không có cơ chế, chính sách để bảo vệ cán bộ thực hiện những “dám” đó thì khó khăn sẽ trở thành một trở lực cho sự phát triển của đất nước.
"Rất cần những cán bộ dám nói, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám dấn thân nhưng cùng với đó là cơ chế, chính sách để bảo vệ cán bộ”, TS Vũ Ngọc Long cho biết.
Sau Đại hội XIII, Đảng, Nhà nước đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận, chỉ đạo đồng bộ, toàn diện để vừa xử lý nghiêm các sai phạm, ngăn chặn và đẩy lùi căn bệnh sợ sai, sợ trách nhiệm, vừa khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.
Đặc biệt, sắp tới đây, việc chuẩn bị và tiến hành Đại hội Đảng các cấp chính là điều kiện và là cơ hội để rà soát, sàng lọc đội ngũ cán bộ, lựa chọn những người xứng đáng nhất, đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ để đảm đương công việc mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Theo VOV
-
Huyện Đức Trọng: Phấn đấu thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn đạt gấp 2,5 - 3 lần -
Cà Mau: GRDP nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước -
Bình Dương phấn đấu trở thành đô thị loại I và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030 -
Đến năm 2030, phấn đấu trên 90% diện tích lúa, rau màu, cây ăn trái áp dụng IPHM
- Vĩnh Long: Định hướng cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
- Vai trò của giai cấp Nông dân trong thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Luật Đất đai 2024 tạo môi trường đầu tư bất động sản minh bạch và ổn định hơn
- Đắk Lắk: Cần xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống mã vùng trồng nông sản đặc thù
- “Ước mơ” bán tín chỉ carbon dưới biển
- Những yếu tố phát triển thị trường Carbon tại Việt Nam
- Đề xuất quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất
-
Hội NDVN tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai nghị quyết, nghiệp vụ và ứng dụng nền tảng số Nông dân Việt Nam 2024(Tapchinongthonmoi.vn) – Ngày 4/12, tại thành phố Đà Nẵng, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Nghị quyết, nghiệp vụ công tác văn phòng và ứng dụng nền tảng số App Nông dân Việt Nam 2024.
-
TIN BUỒN: Cụ Nguyễn Văn Cang từ trầnTrung ương Hội Nông dân Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:
-
Hỗ trợ nông dân bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững, lâu dàiNhằm giúp cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường và để đảm bảo thống nhất trong toàn hệ thống Hội, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ban hành Hướng dẫn số 148-HD/HNDTW ngày 5/11/2024 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường”
-
Tăng trưởng 21%, xuất khẩu gỗ dự kiến thu về 16 tỷ USD(Tapchinongthonmoi.vn) - Với mức tăng trưởng gần 21%, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 13,18 tỷ USD trong 10 tháng, ngành chế biến gỗ xuất khẩu đang kỳ vọng có thể mang về từ 15,5-16 tỷ USD trong năm nay.
-
Thủ tướng: Sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025, không thể chậm hơnSáng 3/12, tại Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc tiến độ triển khai dự án sân bay Long Thành và đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.
-
Mảng thịt có thương hiệu của Masan báo lợi nhuận sau thuế dương trong quý III/2024Trong quý III/2024, doanh thu mảng thịt của Masan MEATLife bao gồm thịt heo, thịt gà và thịt chế biến tăng 13.6% so với cùng kỳ. Đồng thời, ghi nhận mức tăng 105 tỉ đồng cho lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số. Đây là quý đầu tiên doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận sau thuế dương kể từ năm 2023.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XVNgày 3/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1, tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.
-
Tổng Bí thư: Kiện toàn bộ máy chính trị với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết lần sắp xếp tinh gọn bộ máy này sẽ làm từ trên xuống với phương châm “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng," làm với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”...
-
Masan Consumer đạt biên lợi nhuận 46,8% trong quý IIIQuý 3/2024, kết quả kinh doanh của Masan Consumer tiếp tục duy trì đà tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hai chữ số. Doanh thu thuần Quý 3 đạt 7.987 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.
-
Hội Nhà báo Việt Nam trao quyết định bổ nhiệm cán bộNgày 2/12, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức trao quyết định bổ nhiệm Nhà báo Nguyễn Văn Thắng giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập Tạp chí Người làm báo. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/12/2024, thời hạn giữ chức vụ 5 năm.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắc -
3 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
4 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
5 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn