Cần Giờ: Xây dựng các đặc sản theo hướng bền vững
Ông Huỳnh Văn Thanh – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã (HTX) Cần Giờ Tương Lai (xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh) là điển hình người trẻ với cuộc dấn thân vào nông nghiệp tử tế.
Thời gian qua, với quyết tâm của ông Huỳnh Văn Thanh, HTX đã xây dựng được thương hiệu các sản phẩm đặc sản của Cần Giờ theo hướng bền vững. Đây cũng là mô hình HTX tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến các loại cá khô, tôm khô và cá tươi sống, sơ chế tổ yến… của địa phương.
Nông sản sạch vì sức khỏe cộng đồng
Ông Huỳnh Văn Thanh cho biết: Là quốc gia có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp, tuy nhiên nông nghiệp Việt Nam vẫn đang đứng trước những cơ hội và thách thức trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, tăng trưởng và giá trị gia tăng trong ngành Nông nghiệp trong những năm gần đây có xu hướng giảm và vấn đề mất vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Thực tế này, không chỉ không an toàn mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực; sinh kế, đời sống và sức khỏe của người dân, thậm chí còn ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi. Hơn thế nữa là niềm tin của người tiêu dùng trước những giá trị về kinh tế, văn hóa và đạo đức của các sản phẩm do con người tạo ra và tác động tiêu cực đến quyết định đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Theo ông Thanh, nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản không chỉ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế mà còn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giống nòi, tăng tuổi thọ và sức khỏe của con người. Do vậy, vấn đề đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm đã được đặt ra như một nhiệm vụ chiến lược dài hạn trong chiến lược phát triển bền vững không chỉ thuộc về trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước mà là trách nhiệm của cả cộng đồng cùng chung tay thực hiện.
“Để huy động nguồn lực con người và lợi thế tự nhiên trong phát triển nông nghiệp xanh, sạch, bền vững, an toàn, tôi quyết tâm cùng các thành viên khác sáng lập ra một mô hình kinh tế tập thể “hợp tác xã nông nghiệp”, là mô hình mà hiện nay Đảng và Nhà nước quan tâm và kỳ vọng vào nền kinh tế thị trường ở nước ta. Đó là lý do tôi quyết định theo hướng nông nghiệp tử tế và hướng tới những sẩn phẩm xanh và sạch”, ông Thanh cho hay.
Về cách thức triển khai, ông Thanh cho biết: Chúng tôi quản lý chặt chẽ từ khâu chọn lọc nguyên liệu đến khâu thành phẩm, đảm bảo đáp ứng về sức khỏe cho người tiêu dùng và gia tăng năng suất trong sản xuất, đồng thời bảo đảm các giá trị “xanh” đối với môi trường. HTX đã xây dựng được chuỗi liên kết cung ứng và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với 100 hộ dân sản xuất nông sản “sạch”, không dư lượng kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng trong ngành thực phẩm đồng thời xây dựng được thương hiệu các sản phẩm đặc sản của Cần Giờ theo hướng bền vững.
“Vì vậy, phát huy được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mô hình kinh tế tập thể tạo nên chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản tạo ra sản phẩm chất lượng, sạch theo tiêu chuẩn VietGAP mà người tiêu dùng đang hướng tới và sử dụng” – ông Thanh chia sẻ.
Liên kết bền vững với nông dân
Cần Giờ là nơi có nguồn nguyên liệu trong đánh bắt, nuôi trồng đảm bảo sạch và chất lượng sản phẩm cao, do ảnh hưởng tích cực của rừng ngập mặn. Cần Giờ được Unesco công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới, qua đó được người tiêu dùng ưa chuộng và tin tưởng sử dụng. Tiếp giáp với một thành phố lớn với hơn 10 triệu dân sinh sống, do đó nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm rất lớn. Để sản xuất ra sản phẩm sạch HTX đã chọn mua nguyên liệu đầu vào sạch, giá cao và vận dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại và sạch vào quy trình sản xuất. Tuy nhiên, quy trình này khiến giá thành sản xuất ra các sản phẩm chi phí cao nên gặp khó khăn khi cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại nhưng sản xuất theo mô hình truyền thống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo ông Thanh: Hiện nay, khó khăn, tồn tại đối với HTX và người nông dân vẫn là tình trạng thiếu vốn phục vụ sản xuất và kinh doanh.Tình hình dịch bệnh trong sản xuất, nuôi trồng thủy sản rất phổ biến và khó kiểm soát. Thời tiết và biến đổi khí hậu, chưa có quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tốt và kịp thời. Giá cả và đầu ra sản phẩm không ổn định phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ và quy luật cung cầu. Đồng thời việc tạo điều kiện hỗ trợ của chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý Nhà nước khác cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HTX còn nhiều vướng mắc.
Nhằm tháo gỡ “rào cản” này, thời gian qua, HTX đã dựng được vùng sản xuất nông nghiệp với 100 hộ dân trên diện tích khoảng 150ha đất sản xuất nông sản “sạch” đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các xã trên địa bàn như: Tôm, cá Dứa, yến… tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa HTX với các hộ dân sản xuất và các doanh nghiệp thu mua. Đồng thời, triển khai thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ, mua bán sản phẩm tôm thịt, cá dứa, tổ yến thô đối với các hộ dân sản xuất, nuôi trồng trên địa bàn huyện, nhằm phục vụ cho công việc sản xuất, chế biến của HTX và cung ứng sản phẩm cho các cá nhân, doanh nghiệp, siêu thị thu mua trên địa bàn thành phố.
Ông Đặng Văn Út – Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh cho biết: HTX Cần Giờ Tương Lai là mô hình HTX tiêu biểu của huyện Cần Giờ. Tuy mới thành lập nhưng HTX gắn sản xuất với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng đối với các sản phẩm có lợi thế của địa phương. Đồng thời, HTX luôn hướng dẫn nông dân làm nông nghiệp đúng quy trình kỹ thuật để tạo sản phẩm sạch, an toàn, thân thiện với môi trường. Đổi lại, nông dân yên tâm đầu ra khi HTX đứng ra bao tiêu toàn bộ sản phẩm.
Vân Nguyễn
-
Huyện Đức Linh: Nông dân chủ động chia sẻ, liên kết để cùng nhau ổn định cuộc sống nhờ trồng rau sạch -
Trang trại bò sữa TH trả về từng giọt nước lành cho Mẹ Thiên nhiên -
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
- Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL
- Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
- Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
-
Công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan, đơn vị ở Trung ươngNgày 30/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 13 cơ quan ban đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và trao các quyết định.
-
Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Sáng ngày 30/12 Đảng ủy cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
-
Đổi thay ở vùng nông thôn mới Bạc LiêuQua 15 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông mới, đến nay tỉnh Bạc Liêu có 49/49 xã nông thôn mới, 22 xã nông thôn mới nâng cao, 8 xã nông thôn mới kiểu mẫu.
-
Dự kiến cần 130.000 tỷ đồng để giải quyết chính sách sau sắp xếp bộ máyBộ Nội vụ cho biết, dự kiến cần 130.000 tỷ đồng để thực hiện các chính sách, chế độ nêu trên do ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập.
-
Sôi nổi Ngày hội văn hóa dân tộc Mông ở vùng biên giới Điện BiênNgày 29/12, tại bản Na Ư, xã biên giới Na Ư, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), UBND huyện tổ chức khai mạc Ngày hội Giao lưu văn hóa dân tộc Mông lần thứ 5, năm 2024.
-
Vì sao nông dân Đắk Nông khó tiếp cận vốn ngân hàng?Chiều 27/12, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông thực hiện Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024, với sự tham dự của 200 nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác tiêu biểu đại diện cho hơn 63.000 nông dân trong tỉnh.
-
Chủ tịch Quốc hội: Thừa Thiên Huế phải đi tắt, đón đầu để phát triển kinh tế - xã hộiTrong buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế phải đi tắt, đón đầu nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn về phát triển kinh tế - xã hội.
-
Điện thăm hỏi vụ tai nạn máy bay tại Hàn QuốcĐược tin vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Jeju Air xảy ra ngày 29/12/2024 khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương, cùng ngày Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện thăm hỏi tới Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang Mok, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi điện thăm hỏi tới Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Shik.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ AnSáng 29/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn - Đền thờ Gia tiên Bác Hồ và tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.
-
Đối ngoại 2024 tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mìnhPhó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh các hoạt động đối ngoại trong năm qua được triển khai chủ động, tích cực, đạt nhiều kết quả thực chất, tạo nên tầm vóc đối ngoại mới, tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
1 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
4 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
5 Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao