
Phải nâng cao chất lượng, cần tập trung tái cơ cấu ngay ngành hồ tiêu, không tăng thêm diện tích hồ tiêu mà phải kiên quyết giảm xuống ở những nơi không phù hợp, không trồng mới ở những diện tích tiêu bị chết, đồng thời tìm quy trình canh tác chuẩn cho từng tiểu vùng sinh thái.
Giá liên tục bắt đáy
Suốt 2 năm qua, giá hồ tiêu liên tục giảm sâu từ trên 200 ngàn đồng xuống còn hơn 40 ngàn đồng/kg như hiện nay. Cùng với đó, cây hồ tiêu cũng nhiễm bệnh chết hàng loạt ở hầu hết các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Tình hình này đẩy không ít người nông dân khu vực Tây Nguyên lâm vào cảnh khó khăn. Trong đó, có nhiều hộ gia đình đã phải đề xuất xin khoanh nợ, giãn nợ ngân hàng… để có thể tái sản xuất.

Tình trạng này cũng đã khiến các TCTD cho vay canh tác, chăm sóc cây hồ tiêu khó khăn trong việc thu hồi nợ.
Theo ông Nguyễn Công Hảo, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin (Đăk Lăk), do ảnh hưởng thời tiết thất thường, thời gian qua tại địa phương nhiều người trồng tiêu bị chết hàng loạt. Hộ ít thì vài trăm trụ, hộ nhiều thì lên đến cả ngàn trụ. Thậm chí, có nơi tiêu chết hàng loạt trên diện rộng, dù người dân dùng nhiều biện pháp để cứu vãn nhưng bất lực.
Hiện đang là lúc thu hoạch tiêu niên vụ 2018 – 2019 và giá tiêu vẫn đang “lao dốc không phanh” khiến hàng nghìn nông hộ thấp thỏm lo âu không dám thuê nhân công thu hái. Ông Trần Thanh Linh ở thôn 2, xã Ea M’nang, huyện Cư M’gar (Đăk Lăk) cho hay, gia đình có hơn 1,1ha đất trồng cà phê xen canh cây hồ tiêu với khoảng hơn 1.200 trụ. Trong đó, có hơn 700 trụ đang trong giai đoạn kinh doanh và số còn lại mới trồng được năm thứ 2.
Theo ông Linh, nếu thuê nhân công, cộng chi phí đầu tư vật tư, phân bón cho cây chắc chắn lỗ nặng, thu không đủ chi.
Chung tay gỡ khó
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư M’gar, địa phương có 2.430ha hồ tiêu, chủ yếu là trồng xen canh trong các vườn cà phê và các loại cây trồng khác. Hiện các nông hộ thu hoạch được khoảng 30-40% sản lượng tiêu.

Sự tuột dốc của giá hồ tiêu trong thời gian qua buộc các nông hộ phải hạn chế việc đầu tư, nhưng việc chăm sóc vẫn duy trì để giữ vườn. Theo ước tính của các hộ trồng hồ tiêu, nguồn vốn đầu tư 1ha hồ tiêu vào khoảng trên 40 triệu đồng/vụ, chi phí chăm sóc khoảng 30 triệu đồng, chi phí nhân công mùa thu hoạch khoảng 15 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư chăm sóc, thu hoạch đối với 1ha khoảng trên 100 triệu đồng. Và khi tiêu bị nhiễm bệnh chết thì giá lại sụt giảm, khiến nông dân không còn mặn mà đầu tư, do vậy lại có nhiều diện tích tiêu chết hơn.
Gia Lai-địa phương được đánh giá là thủ phủ hồ tiêu của Việt Nam, cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Theo thống kê chưa đầy đủ của cơ quan chức năng, hiện dư nợ cho vay trồng tiêu trên địa bàn là hơn 4.000 tỷ đồng. Người dân trồng tiêu mong muốn được ngân hàng cho khoanh nợ để yên tâm sản xuất, dành tiền trả nợ…
Tại xã Ia Blứ, xã Ia Le, huyện Chư Pứh (Gia Lai) với diện tích hồ tiêu chết do nắng hạn, kế đến là mưa dầm hơn 4 tháng, khiến dịch bệnh lây lan lên đến 80% diện tích hồ tiêu toàn xã. Theo những người dân, do tiêu chết, nợ nần nhiều không có tiền trả ngân hàng nên bà con lâm cảnh bần cùng, kéo nhau đi làm ăn xa xứ, các vườn tiêu xanh mướt ngày nào giờ trở nên hoang tàn xơ xác, cây tiêu chỉ còn trơ trụ.

Theo ông Nguyễn Văn Cư, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Gia Lai, do diện tích tiêu chết hàng loạt lớn, khoảng 5.000ha, dẫn đến người nông dân khó trả nợ ngân hàng, một số hộ đã bỏ đi khỏi địa phương. Thực trạng này khiến các TCTD cho vay trồng chăm sóc cây hồ tiêu gặp nhiều khó khăn trong công tác thu hồi vốn vay. Chính quyền địa phương cùng các TCTD hiện đang nỗ lực tìm các giải pháp tháo gỡ, giúp người dân trở lại sản xuất ổn định, tạo điều kiện để thu hồi nợ vốn vay.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho biết: Những năm qua diện tích tăng trưởng nóng đang đặt ra những vấn đề lớn, nếu không tháo gỡ kịp thời, không chỉ làm tụt hậu mà còn có nguy cơ phá vỡ cả ngành hàng. Do vậy, phải nâng cao chất lượng, cần tập trung tái cơ cấu ngay ngành hồ tiêu, không tăng thêm diện tích hồ tiêu mà phải kiên quyết giảm xuống ở những nơi không phù hợp, không trồng mới ở những diện tích tiêu bị chết, đồng thời tìm quy trình canh tác chuẩn cho từng tiểu vùng sinh thái.
Chí Thiện
- Chuyên gia hướng dẫn cách bón phân hiệu quả cho rau màu vụ Đông 2023
- Bộ NN-PTNN đề nghị lập chuyên án đấu tranh, xử lý buôn bán gia cầm lậu
- Nhiều chính sách tín dụng hỗ trợ ngành Thủy sản, lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long
- Cà Mau xác định 9 loại giống nông nghiệp chủ lực quốc gia trên địa bàn
- "Tấm vé thông hành" giúp nông sản Hải Dương thuận lợi chinh phục thị trường
- Sóc Trăng: Phát triển vùng trồng cây ăn trái phục vụ xuất khẩu
- Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm giới thiệu phát triển Nông nghiệp Việt Nam và Quốc tế
-
Bộ tiêu chuẩn JFS-C giúp ngành Thực phẩm Việt Nam mở rộng thị trường(Tapchinongthonmoi.vn) Chiều ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng SPS Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Rau quả Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Các quy định về nhập khẩu thực phẩm và lợi ích khi áp dụng bộ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế (JFS -C) do Hiệp hội quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản (JFSM) xây dựng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm Việt xuất khẩu sang Nhật Bản”.
-
Tìm giải pháp phát triển cây thanh long bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức hội nghị phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam.
-
Hội ND Vĩnh Long cần hỗ trợ nông dân có đủ thông tin, điều kiện, nguồn lực để phát triển kinh tế(Tapchinongthomoi.vn) Ngày 28/9, tại tỉnh Vĩnh Long, Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Nhiệm kỳ mới, Hội phấn đấu thành lập 60 mô hình “Điểm kết nối tiêu thụ nông sản” và thành lập 8 CLB “Nông dân tỷ phú”.
-
Hội Nông dân Sơn La phấn đấu nâng cao trình độ mọi mặt, từng bước tri thức hóa nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Sơn La lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028 đã được tổ chức trọng thể sáng ngày 29/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.
-
Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 10 năm 2023Một số chính sách pháp luật mới sẽ được đưa vào áp dụng như bãi bỏ nhiều Thông tư về tuyển dụng, nâng ngạch công chức, chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
-
GDP quý III tăng 5,33%, xu hướng tích cực hơn tiếp tục được duy trì và ngày càng rõ nétTổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023 nhưng kết quả này cho thấy nền kinh tế vẫn giữ được xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%).
-
Long An hướng tới mục tiêu "nâng cao toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân"(Tapchinongthonmoi.vn) -Sau 2 ngày diễn ra, chiều 28/9, Đại hội (ĐH) đại biểu Hội Nông dân tỉnh Long An lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028 thành công tốt đẹp. Ông Lê Văn Hùng tái đắc cử chức Chủ tịch Hội ND tỉnh Long An.
-
Bắt tay với 2 nhà nhập khẩu - phân phối lớn tại Trung Quốc, Vinamilk tiếp tục mở rộng sản phẩm sữa vào thị trường tỷ dân(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 26/09/2023 tại Quảng Châu (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc, để đưa sản phẩm sữa chua Vinamilk vào thị trường tỷ dân này. Hợp tác mở ra cơ hội lớn để các sản phẩm sữa chua “made in Vietnam” hiện diện và tạo vị thế riêng tại Trung Quốc.
-
Quỳ Châu (Nghệ An): Tan hoang sau lũ, 35/35 trường dừng dạy học do mưa lớn(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Quỳ Châu (Nghệ An) là địa phương thiệt hại nặng nề nhất với hơn 1.000 hộ dân bị ngập sau trận lũ vừa qua. Nhiều tài sản của người dân, công sở, trường học… ngập sâu trong nước, bị cuốn trôi, nhấn chìm trong bùn.
-
Quảng Trị: Phát hiện thêm công ty xả thải ra sông Sa Lung(Tapchinongthonmoi.vn) - Qua nhiều ngày trinh sát, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế và Chức vụ, Công an huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị phát hiện, bắt quả tang một công ty giấy có có đường ống từ hồ chứa nước thải Công ty đi theo đường ống chảy ra sông Sa Lung.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp
-
5 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới