Chàng dược sỹ với quyết tâm gìn giữ nghề đan lát
Ngay từ khi còn nhỏ, người Mông ở Lao Chải (huyện Mù Cang Chải, Yên Bái) đã được bao bọc bởi những cánh rừng bạt ngàn tre, trúc. Và vì thế, dẫu có trải qua nhiều khó khăn khi nghề đan lát bị mai một, nhưng thế hệ trẻ con em đồng bào Mông nơi đây vẫn đau đáu một nỗi niềm là bảo tồn và gìn giữ nghề truyền thống của cha ông để lại.
Khôi phục nghề đã mai một
Xã Lao Chải có đến 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Nghề nghiệp của họ gắn liền với sản xuất nông, lâm nghiệp. Do đó những sản phẩm mà họ làm ra cũng để phục vụ cho chính nhu cầu của đời sống hàng ngày. Trong nhiều nghề truyền thống của người Mông ở Lao Chải thì đan lát là nghề thủ công có từ lâu đời của đồng bào.
Người Mông tạo ra được rất nhiều loại sản phẩm đan lát, từ đồ đựng, phương tiện vận chuyển đến một số vật dụng được dùng trong các nghi lễ. Tuỳ từng loại sản phẩm mà người đan sử dụng những nguyên liệu khác nhau chủ yếu là dùng tre và nứa nhưng tốt nhất vẫn là thân cây trúc ở Lao Chải. Các sản phẩm đều được những người thợ ở đây làm rất công phu, tỉ mỉ, được ken hay quấn bằng tre, nứa hoặc trúc rất độc đáo thể hiện đặc trưng dân tộc tương đối rõ nét như gùi lúa, thúng, canh chủa, mâm, ghế...
Những năm gần đây, nghề đan lát truyền thống của đồng bào dân tộc Mông dần mai một. Nhiều đồ gia dụng được làm từ mây tre đan truyền thống và thân thiện với môi trường được thay thế bằng đồ nhựa và một số sản phẩm khác, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình.
Sau khi học chuyên nghiệp, trở về quê lập nghiệp, chàng trai Giàng A Hành, 25 tuổi, ở bản Hồ Nhì Pá (xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái) đã nỗ lực tìm hiểu, phát triển nghề truyền thống của cha ông với nhiều sản phẩm chất lượng làm từ các loại cây sẵn có của địa phương, đuợc nhiều người biết đến và yêu thích.
Chia sẻ về cơ duyên đến với nghề đan lát, Giang A Hành cho biết: Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Dược tại Thái Nguyên, không xin được việc, tôi quyết định trở về quê hương tạo lập cuộc sống. Những ngày đầu vô cùng vất vả với nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền. Sau thời gian đầu mất phương hướng, tôi quyết định không đi làm thuê ở các thành phố lớn như nhiều thanh niên khác. Thay vào đó, tôi quyết tâm học lại nghề đan lát truyền thống của dân tộc, đưa các sản phẩm đan lát bằng mây, tre thân thiện với môi trường đến bạn bè và du khách gần xa.
Để có các sản phẩm mẹt, rọ, sọt... chất lượng, A Hành luôn dành thời gian lựa chọn những cây tre, cây nứa thật đẹp, sau đó dồn tâm huyết để chau chuốt. Hành cho biết, việc nối nghiệp và phát triển nghề đan lát là một bài toán khó, nhưng càng khó thì càng phải quyết tâm: “Thời gian tới tôi mong muốn làm được nhiều sản phẩm hơn nữa, ví dụ như tạo ra những đồ làm quà lưu niệm để phục vụ du lịch”.
Những thành quả đầu tiên
Bản thân Giàng A Hành cũng nhận thức rất rõ, việc nối nghiệp và phát triển nghề đan lát truyền thống là một việc khó. Điều thuận lợi của Giàng A Hành là mỗi bước đi đều có sự dìu dắt của bố - ông Giàng A Là - một người đan lát và chế tác các sản phẩm truyền thống khéo léo nhất bản. Ở tuổi xế chiều, ông Là không chỉ mong muốn con trai mà có nhiều thanh niên trong bản, trong xã quan tâm, học hỏi, nối nghiệp cha ông để phát triển, đưa các sản phẩm đan lát truyền thống của dân tộc đến với bạn bè gần xa và trở thành hàng hóa phục vụ khách du lịch.
Ông Giàng A Là cho biết: “Nghề đan lát đang mai một, tôi muốn các cháu giữ nghề, khôi phục nó. Không chỉ giữ được nghề của cha ông mà còn có thu nhập bền vững”.
Chỉ sau 2 năm, hàng trăm sản phẩm của A Hành đã hoàn thành, có mặt trên thị trường và bày bán trong các ngày hội văn hóa của huyện, được nhiều nhà hàng, nhà nghỉ, du khách lựa chọn, yêu thích. Từ sự cần mẫn học hỏi cùng với đôi tay, khéo léo, Giàng A Hành đang “thổi hồn” vào tre, nứa, tạo ra những sản phẩm đan lát truyền thống giản dị, mang đậm bản sắc văn hóa của người Mông, nhưng cũng hết sức độc đáo.
Theo Giàng A Hành, các sản phẩm đan lát trước đây làm ra chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu của các gia đình. Nhưng những năm gần đây, ngành Du lịch tại Mù Cang Chải đang ngày càng phát triển, du khách đến ngày một đông, trong đó có nhiều người yêu thích các sản phẩm đan lát truyền thống.
Nhận thấy điều đó, Giàng A Hành chuyển hướng dần sang đan lát những sản phẩm thủ công mỹ nghệ bán cho du khách. “Ngoài bán trong tỉnh, sản phẩm đan lát của tôi cũng được một số chủ nhà hàng, nhà nghỉ, homestay ở tỉnh bạn như Sơn La, Lào Cai biết đến và đặt hàng mua. Sản phẩm bán cho các nhà hàng, khách sạn thì được giá hơn nhưng cũng đòi hỏi phải đẹp, chất lượng tốt hơn”, Giàng A Hành nói thêm.
Anh Hảng A Dê, chủ Homestay Thu Dê ở thị trấn Mù Cang Chải cho biết: “Quá trình sử dụng tôi thấy chất lượng sản phẩm tốt. Những đồ này mình mang về có thể sử dụng được vào rất nhiều việc, ví dụ như treo trang trí trong nhà”.
Hiện nay, Giàng A Hành cũng đang cố gắng tạo ra các sản phẩm mây, tre đan phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Đồng thời, với mong muốn phát triển nghề đan lát truyền thống thành sản phẩm du lịch, Giàng A Hành đang tích cực trau dồi, học tập và sáng tạo ra các sản phẩm độc đáo, mang đậm dấu ấn của đồng bào dân tộc Mông, đưa các sản phẩm này tới du khách khi họ đến “thiên đường của ruộng bậc thang” Mù Cang Chải.
“Ngoài bán trong tỉnh, sản phẩm đan lát của tôi cũng được một số chủ nhà hàng, nhà nghỉ, homestay ở tỉnh bạn như Sơn La, Lào Cai biết đến và đặt hàng mua. Sản phẩm bán cho các nhà hàng, khách sạn thì được giá hơn nhưng cũng đòi hỏi phải đẹp, chất lượng tốt hơn”.
Theo Giàng A Hành.
-
Lập Hội đồng Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú nghề thủ công mỹ nghệ -
Hưng Yên: Phát triển du lịch nông thôn gắn với các làng nghề truyền thống -
Người giữ lửa, tiếp sức cho làng nghề làm đường phèn -
Hà Nội: 350 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu tham gia triển lãm
- Hà Tĩnh đặt mục tiêu “chinh phục” ngành nghề nông thôn theo hướng bền vững
- Làng nghề Phú Vinh: Lưu truyền tinh hoa từ mây, tre
- Nghệ nhân luôn đau đáu với việc lưu giữ tinh hoa làng gốm cổ
- Giữ trọn hồn riêng Gốm Phù Lãng ở xứ sở Kinh Bắc xưa
- Nghệ An tham gia “Lễ hội hoa đào, quất cảnh và sản phẩm OCOP các vùng miền Xuân Giáp Thìn 2024” tại Hà Nội
- “Nổi tiếng một thời” nghề làm nón làng Thổ Ngọa
- Những làng nghề nồng đượm hương vị Tết
-
Cà Mau: Tăng cường công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnhVừa qua, UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo sở, ban, ngành và đơn vị liên quan trong tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh; UBND các huyện, thành phố Cà Mau tiếp tục tăng cường công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh.
-
Sơn La: Nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ, hội viên nông dânNgày 7/11, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Sơn La tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi cấp tỉnh năm 2024 với sự tham gia của 12 đội thi và 106 thí sinh là cán bộ, hội viên nông dân đến từ 12 huyện, thành phố trong tỉnh.
-
Thiếu hụt magie làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạchMagie rất quan trọng đối với cơ bắp, chức năng thần kinh và sức khỏe tổng thể. Khi cơ thể thiếu magie sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, chuột rút cơ bắp, huyết áp cao… Do đó bạn cần phải tăng cường các loại thực phẩm cần thiết để tránh thiếu hụt magie.
-
Ông Nguyễn Đình Việt được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn LaSáng 7/11, kỳ họp chuyên đề lần thứ 25 Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã bầu ông Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La với số phiếu tuyệt đối.
-
Bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt NamBà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng Đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027.
-
Triển khai cho vay hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạoĐể góp phần thực hiện đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp), UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành văn bản triển khai "Chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp".
-
Quốc hội thảo luận một loạt dự án luật và Luật Điện lực sửa đổiNgày 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước... và Luật Điện lực sửa đổi.
-
Kỳ vọng chỉ đạo của Tổng Bí thư về tinh gọn bộ máy sẽ tạo đột pháĐại biểu Quốc hội cho rằng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, còn trùng lắp, chồng chéo; đồng thời kỳ vọng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ tạo ra đột phá thúc đẩy phát triển của địa phương và đất nước.
-
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của MỹKết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng.
-
Vợ sinh con, chồng tham gia BHXH được hưởng chế độ thai sảnBạn Ngô Văn Bường (Kon Tum): Tôi làm công nhân, có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi vợ tôi sinh con, tôi có được nghỉ chăm vợ không? Ngoài ra, khi vợ sinh con, chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng còn được hưởng những quyền lợi BHXH gì?
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
3 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
4 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
5 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế