Chàng kỹ sư “bắt sỏi đá nhả tiền”
Về vùng đất núi đồi khô cằn thuộc thôn 5, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng, ai cũng biết đến cơ ngơi của chàng kỹ sư Dương Văn Chính. Tất cả thành quả anh có được ngày hôm nay là dựa trên sự nỗ lực và quyết tâm làm giàu, khởi nghiệp từ những mô hình kinh tế mới.
Chàng kỹ sư đam mê nông nghiệp
Năm 2008, chàng trai Dương Văn Chính (hiện 40 tuổi, trú phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) là kỹ sư tại một công ty với mức lương khoảng 8 triệu đồng/tháng. Ở thời điểm ấy, đây là mức thu nhập ổn định mà nhiều người ao ước, thế nhưng anh Chính lại không hài lòng với điều đó và nung nấu ý định khởi nghiệp với nghề nuôi thỏ.
Ban đầu, vì thỏ là vật nuôi hoàn toàn mới tại địa phương nên anh Chính vấp phải sự phản đối từ gia đình. Nhưng bằng niềm đam mê và quyết tâm vượt khó đã khiến mọi người dần tin tưởng và ủng hộ anh hết mình trong quá trình khởi nghiệp. Với số vốn tiết kiệm 200 triệu đồng, anh Chính đầu tư mua 100 con thỏ giống và xây dựng chuồng nuôi tại thôn 5, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng.
Kể về những ngày đầu khởi nghiệp, anh Dương Văn Chính trầm tư: “Năm 2009, 200 triệu đồng là một số tiền lớn mà vợ chồng tôi chắt góp được để đầu tư cho mô hình nuôi thỏ. Thấy vậy nhiều người nói tôi khùng, tôi có “lá gan lớn” mới dám bỏ nghề nghiệp ổn định, bỏ vốn lớn vào con vật ở đây chưa ai dám nuôi. Nhưng hơn ai hết, tôi biết chặng đường thành công không bao giờ dễ dàng, chỉ cần mình luôn giữ vững nhiệt huyết và niềm đam mê với công việc, với thỏ thì trời sẽ không phụ lòng người”.
Thỏ là loài động vật dễ nuôi, nhưng đòi hỏi người nuôi phải am hiểu sâu sắc phương pháp chăm sóc khoa học và đặc tính sinh trưởng thì mới hi vọng “hái ra tiền” từ nó. Vì thế anh Chính luôn chủ động tìm kiếm những kiến thức chỉ dạy nuôi thỏ hiệu quả, đọc những kinh nghiệm được chia sẻ trên sách báo, internet. Rồi ở đâu có mô hình nuôi thỏ tiên tiến, lợi nhuận cao thì anh không quản ngại đường xá xa xôi để được đến tận nơi quan sát, học hỏi kỹ thuật, tích lũy thêm những bài học thực tế vô giá.
“40/100 con thỏ giống chết vì không chịu được nền nhiệt nóng 37-40 độ C của miền Trung, là cú vấp ngã đầu tiên trong chặng đường khởi nghiệp làm nông nghiệp của tôi. Số con còn lại cũng chậm phát triển, còi cọc, tỉ lệ phối giống chưa đạt chuẩn khiến cơ đồ của tôi đứng trước bờ vực đổ bể. Tôi tiếp tục vào Quy Nhơn để tìm mua một số giống thỏ ngoại New Zealand, California, Pháp về nghiên cứu, lai tạo nên thế hệ giống thỏ chất lượng hơn. Nhờ đó đàn thỏ khỏe mạnh, mắn đẻ và thích nghi tốt với điều kiện thời tiết thất thường”, anh Chính chia sẻ.
Anh Chính còn được mọi người khen ngợi vì có tài chữa bệnh cho thỏ như một bác sĩ thú y. Bởi thỏ dễ mắc các bệnh về đường ruột và đường hô hấp, khi ấy, anh Chính áp dụng phương pháp chữa trị kịp thời, sử dụng đúng thuốc đúng liều lượng giúp thỏ khỏi bệnh. Bên cạnh đó, để thỏ khỏe thì quan trọng nhất là lựa chọn kỹ càng nguồn thức ăn an toàn, nguồn nước sạch và nên phòng bệnh từ nhỏ.
Thu lãi 700 triệu đồng/năm từ nuôi thỏ và trồng nấm
Theo anh Chính, nhờ kết hợp giữa thức ăn xanh như: Cỏ voi, cỏ sữa, rau lá… với bột cám viên tổng hợp nên thỏ khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh, thời gian xuất chuồng khoảng 45 ngày. Đặc biệt, tuyệt đối không được lai giống trùng huyết để đảm bảo thỏ sinh trưởng khỏe mạnh. Và nên lựa chọn những con thỏ hình dáng đẹp, không quá ốm cũng không quá mập, mắn đẻ, sữa nhiều và chăm con tốt để giữ lại làm thỏ bố mẹ. Nếu quan sát thấy thỏ con phát triển khỏe mạnh, nhanh nhẹn và dựa vào đặc tính trội của thỏ bố mẹ thì người nuôi có thể đánh dấu thỏ con để nuôi làm giống.
Hiện tại, trang trại thỏ Quốc Cường của anh Chính cùng với 8 trại thành viên có tổng cộng 3.000 con thỏ, trong đó có 500 con thỏ giống được bán với giá 150.000 đồng/kg, thỏ thương phẩm giá 80.000 đồng/kg. Sau khi trừ đi mọi chi phí, anh Chính lãi ròng 360 triệu đồng mỗi năm. Nhờ vào chất lượng và uy tín được khẳng định lâu dài, thỏ của anh được tiêu thụ mạnh khắp cả nước như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Nội, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Ngãi, khu vực Tây Nguyên, TP.Hồ Chí Minh…
Ngoài nuôi thỏ, chàng kỹ sư Dương Văn Chính lại tiếp tục bắt tay vào trồng thử nghiệm và làm kinh tế từ nấm bào ngư. Năm 2017, anh đầu tư số vốn 250 triệu đồng thuê lại 700m2 đất để xây dựng trại nấm, nhà xưởng và lắp đặt máy sản xuất.
Anh Chính hứng khởi nói: “Tôi thấy mô hình trồng nấm bào ngư có tiềm năng đem lại thu nhập cao, lại dễ chăm sóc, ít tốn công nên mạnh dạn phát triển nó. Cứ vừa học vừa làm, vừa tiếp thu kinh nghiệm, nên trại nấm của tôi sớm đem lại những kết quả đáng mừng, những bụi nấm bào ngư lúc nào cũng tươi tốt. Với 3 nhà nấm có tổng diện tích 700m2, tôi trồng khoảng 25.000 bịch phôi nấm bào ngư với 2 loại treo và cổ nút, cung cấp cho thị trường hơn 60kg nấm sạch mỗi ngày”.
Nhiệt độ, độ ẩm, môi trường nuôi trồng là những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của nấm bào ngư. Nhà nấm phải được tưới nước đều, phun sương tự động làm mát và duy trì nhiệt độ khoảng 30OC, độ ẩm khoảng 80-85%. Môi trường sản xuất nấm phải sạch sẽ, thông thoáng, có màn che để tránh ruồi nhặng đẻ trứng và ăn tơ nấm. Đồng thời, anh chọn giống nấm bào ngư tím để nâng cao giá trị kinh tế, kết hợp trồng nấm treo giàn và cổ nút để đảm bảo cung ứng đủ sản phẩm trên địa bàn Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, nhờ sự kết hợp giữa bột mùn cưa của cây cao su, với cám bắp, cám gạo đã tạo nên một môi trường dinh dưỡng dồi dào giúp nấm phát triển tốt, gia tăng năng suất. Vào ngày thường, nấm bào ngư tím có giá khoảng 40.000 đồng/kg, ngày Rằm và mồng Một, lễ Tết giá dao động từ 50.000-70.000 đồng/kg. “Nhờ mô hình trồng nấm bào ngư ứng dụng công nghệ tiên tiến, mà mỗi năm sau khi trừ các chi phí, tôi thu lãi hơn 300 triệu đồng” – anh Chính chia sẻ.
Trại nấm đem lại nguồn lợi nhuận khá, đồng thời giải quyết việc làm cho 5 lao động tại địa phương với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, để khích lệ tinh thần sản xuất của mọi người, anh Dương Văn Chính còn thực hiện việc khen thưởng, đãi ngộ theo tháng, năm.
Bài, ảnh: Tuyết Nhung
-
TP.HCM: Mô hình trồng lúa ST25 hữu cơ cho hiệu quả đầu tiên của huyện ngoại thành Bình Chánh -
Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ -
Ban hành Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Nông dân ven sông Lam đánh thức tiềm năng “vốn tự nhiên” từ con rươi
- TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư xây dựng hàng trăm công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới
- Quảng Trị: Huyện Hướng Hóa công bố dịch lở mồm long móng
- Khẩn trương phổ biến phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy trên bò sữa ở tỉnh Lâm Đồng
- Bộ NN&PTNT báo cáo vụ bò sữa chết bất thường sau tiêm vaccine ở Lâm Đồng
- Vĩnh Phúc đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành Nông nghiệp
- Đã có phác đồ điều trị, khống chế bệnh tiêu chảy trên bò sữa ở Lâm Đồng
- Xây dựng chuỗi liên kết, chìa khóa để nông nghiệp hữu cơ cất cánh
-
Mưa lớn, Sơn La thiệt hại nhiều nhà cửa, hoa màu, ách tắc giao thông cục bộDo ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), từ tối ngày 7/9 đến 8/9, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra mưa lớn, gây thiệt hại về nhà cửa, hoa màu và ách tắc giao thông cục bộ.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về nơi tâm bão số 3 đổ bộ, chỉ đạo khắc phục hậu quảChiều nay (8/9), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại, chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Quảng Ninh và Hải Phòng – nơi bão đổ bộ với sức gió mạnh nhất, gây nhiều thiệt hại nhất theo thống kê tới sáng 8/9.
-
Các tỉnh Bắc Bộ cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó với hoàn lưu bãoNgay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, các địa phương khu vực đồng bằng Bắc Bộ đã có thống kê ban đầu, các số liệu cho thấy bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống. Các địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định đời sống cho nhân dân.
-
Cách phòng chống bệnh dịch sau bãoTrong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…
-
Thiệt hại ban đầu do bão Yagi: 5 người chết, 13 người mất tích, cơ sở vật chất thiệt hại nặng nềTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 3 (bão Yagi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và di chuyển theo hướng Tây gây mưa dông lớn ở khu vực Tây Bắc nước ta. Cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và tài sản, đặc biệt các tỉnh ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình…
-
Huyện Phước Long: Đa dạng kế hoạch trên mọi chỉ tiêu để hoàn thành xây dựng huyện NTM trong 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đang nỗ lực, đẩy nhanh tiến độ kế hoạch đề án đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025 bằng những kế hoạch, giải pháp cụ thể trên mọi chỉ tiêu.
-
Hội làm cầu nối giúp nông dân tiêu thụ nông sản(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong những năm gần đây, vấn đề tiêu thụ nông sản của nông dân, đặc biệt là những hội viên nông dân của tỉnh Bến Tre gặp nhiều khó khăn khi không thể theo kịp xu hướng mới của thị trường. Đây cũng là nỗi trăn trở của nhiều hộ nông dân vì không nắm bắt được nhu cầu cũng như thay đổi về phương thức tiêu thụ trong giai đoạn “kỷ nguyên số”.
-
Cần Thơ mở rộng diện tích cây ăn trái để phục vụ xuất khẩuCần Thơ sẽ mở rộng diện tích vườn cây ăn trái theo hướng chuyên canh, tập trung để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện nay diện tích cây ăn trái của thành phố đã vượt 25.000ha cùng nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao đang xuất khẩu vào các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác.
-
Đưa vào hoạt động Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A LướiNgày 6/9, UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khánh thành Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại xã Hồng Thượng, huyện A Lưới sau hơn 2 năm triển khai xây dựng.
-
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm nayKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024, trong đó tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ