
Sáng 25/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt người lao động tiêu biểu ngành Dầu khí trong phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2017-2022.
Ghi nhận, biểu dương các tấm gương tiêu biểu của ngành Dầu khí với nhiều đổi mới, sáng tạo, đóng góp to lớn cho ngành, Chủ tịch nước mong muốn cán bộ, công nhân viên của ngành Dầu khí nói chung, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nói riêng, tiếp tục bồi đắp ý chí, khát vọng, sống và làm việc bằng tất cả lòng biết ơn đối với đất nước và đơn vị đã tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành nhiệm vụ, cùng nhau cống hiến, phát triển ngành và đất nước.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại buổi gặp mặt cán bộ, công nhân lao động ngành Dầu khí. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Ghi nhận, biểu dương các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên, người lao động toàn ngành Dầu khí đã đóng góp quan trọng cho ngành và đất nước trong 60 năm qua, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, Tập đoàn Dầu khí đã trở thành tập đoàn kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn của đất nước, giúp nước ta chủ động cung cấp nhiên liệu cho các ngành kinh tế quốc dân, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong thực hiện chiến lược biển và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Toàn ngành hiện có trên 60 nghìn lao động.
Đặc biệt, Chủ tịch nước đánh giá, 70 cán bộ, công nhân lao động ngành Dầu khí tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo” là kết quả mang tính dấu mốc của hành trình đầu tư, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, công nhân lao động dầu khí chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Theo Chủ tịch nước, những khát vọng cống hiến và phát triển mạnh mẽ của các thế hệ cán bộ, nhân viên toàn ngành là biểu hiện cao của Văn hóa Dầu khí, là yếu tố quan trọng làm nên sự phát triển mạnh mẽ của ngành.
Mặc dù giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2022 gặp nhiều khó khăn, Chủ tịch nước đánh giá cao Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phát huy mạnh mẽ sức sáng tạo của công nhân lao động để có trên 2.800 đề tài, sáng kiến, giải pháp ứng dụng vào thực tiễn trong các lĩnh vực như: Tìm kiếm thăm dò - khai thác dầu khí; Hóa - Chế biến dầu khí; Nhiệt và cơ khí chế tạo; Công nghệ thông tin - tự động hóa - điện tử, sản xuất điện đạm... với tổng giá trị làm lợi ước tính hơn trên 500 triệu USD.
Tập đoàn cũng có 108 đề tài, sáng kiến, giải pháp được quyết định công nhận cấp Tập đoàn, 12 công trình đạt Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC), 50 giải thưởng WIPO, 4 sản phẩm được vinh danh “Tự hào trí tuệ lao động Việt Nam” đã mang lại hiệu quả hàng trăm triệu USD và tạo ra được các công trình khoa học công nghệ, sản phẩm có thể mạnh cạnh tranh quốc tế.
Khẳng định rằng, đây là nguồn lực quý, là nhân tài của ngành Dầu khí và đất nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công đoàn Dầu khí quan tâm hơn đến các phong trào thi đua, tạo điều kiện để cán bộ, người lao động đóng góp hơn nữa cho ngành. Trong quá trình triển khai công việc phải có tinh thần đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng.
Chủ tịch nước đề nghị Tập đoàn tiếp tục phát động các phong trào thi đua lao động sáng tạo một cách thực chất và hiệu quả, làm sao tạo ra những động lực mới, những cảm hứng mới trong lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật, kiến tạo môi trường thuận lợi để nuôi dưỡng và phát triển các tài năng của ngành Dầu khí. Phát huy tinh thần nhiệt huyết, sáng tạo, cống hiến, tận tâm vì người lao động của các tổ chức Công đoàn - chỗ dựa tin cậy vững chắc của hơn 5 vạn người lao động Dầu khí. Qua các phong trào thi đua tìm được những tấm gương tiêu biểu, tạo ra những động lực mới xây dựng đội ngũ công nhân lao động ngành Dầu khí tiên phong, chất lượng cao, đi đầu trong đội ngũ công nhân lao động cả nước. Mỗi cán bộ công nhân viên ngành Dầu khí phải bồi đắp ý chí, khát vọng trong phát triển đơn vị, cùng nhau nỗ lực cống hiến bằng những việc làm cụ thể. Hãy sống và làm việc bằng tất cả lòng biết ơn với đất nước, biết ơn Tập đoàn và đơn vị, cùng nhau nỗ lực cống hiến, phát triển.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu cán bộ, công nhân lao động ngành Dầu khí. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Chủ tịch nước cũng đề nghị ngành Dầu khí không ngừng đổi mới, góp phần quan trọng và mạnh mẽ cho nước ta bảo đảm an ninh năng lượng và tự chủ về năng lượng trước yêu cầu phát triển giai đoạn mới. Đặc biệt là triển khai hiệu quả Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị và Luật Dầu khí sửa đổi sau khi được Quốc hội thông qua để xây dựng và phát triển Petro vietnam, giữ vững vai trò nòng cốt, chủ lực, đầu tàu, có tiềm lực mạnh về tài chính và trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, có sức cạnh tranh cao; tập trung phát triển các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính - tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, công nghiệp khí, chế biến dầu khí, công nghiệp điện và năng lượng tái tạo, dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao; bảo toàn và phát triển nguồn vốn; gắn hoạt động sản xuất, kinh doanh với bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
Tập đoàn cũng cần tái cơ cấu mạnh mẽ Tập đoàn và các doanh nghiệp thành viên; chú trọng đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu quả quản trị và nguồn vốn con người; giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc mà Tập đoàn đang gặp phải trong những năm vừa qua. Ngành Dầu khí cần tính đến xu thế chuyển dịch năng lượng, điều chỉnh cơ cấu và chiến lược phát triển ngành trong bối cảnh những khó khăn về tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, kể cả việc suy giảm sản lượng dầu trong những năm gần đây. Trong đó có việc nghiên cứu quy hoạch tổng thể, từng bước phát triển năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường như năng lượng gió, (nhất là gió ngoài khơi), năng lượng hydro.....
Chủ tịch nước tin tưởng, ngành Dầu khí sẽ giữ vững bản lĩnh tinh thần của “những người đi tìm lửa”, đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sáng tạo, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó.
Theo TTXVN
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ vấn đề lập dự toán ngân sách
-
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: "Quyết tâm công phá tâm lý sợ trách nhiệm"
-
Quốc hội thảo luận về tình hình phát triển kinh tế-xã hội
-
Chỉ thị của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp
- Quốc hội nghị sự nhiều nội dung quan trọng trong tuần họp thứ hai
- Quốc hội cần giám sát để làm rõ: Ai đang ở trong nhà ở xã hội?
- Chủ tịch nước chúc mừng Đại lễ Phật đản tại TP Hồ Chí Minh
- Chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2021 chưa nghiêm
- Chương trình ngày 23/5: Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường
- Để các quyết sách của Quốc hội thực sự đồng hành, hỗ trợ tối đa cho người dân, doanh nghiệp
- Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XV diễn ra vào 22/5
-
Lạng Sơn: Nông dân trồng ớt được mùa “kép”(Tapchinongthonmoi.vn) - Với giá bán trung bình từ 30.000-40.000 đồng/kg, những người trồng ớt ở Lạng Sơn không khỏi vui vừng vì ớt thu hoạch năm nay vừa được mùa lại được giá.
-
Vấn đề Tổ hợp tác như là tổ chức tiền Hợp tác xã(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhìn chung, bản dự thảo Luật HTX (sửa đổi) 2023 đã được dự thảo khá công phu, nhìn chung phù hợp tình hình phát triển HTX của Việt Nam tuy nhiên còn một số góp ý liên quan đến chương IX Tổ hợp tác (THT).
-
Kiểm tra chiến dịch bổ sung vitamin A cho hàng nghìn trẻ tại Hà NộiNgày 1/6, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Đào Hồng Lan làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức chiến dịch đợt 1 bổ sung vitamin A cho hơn 392.000 trẻ tại Hà Nội. Dự kiến, cả nước có hơn 6 triệu trẻ sẽ được bổ sung vitamin A đợt này.
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ vấn đề lập dự toán ngân sáchBộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã phát biểu trước Quốc hội làm rõ các vấn đề liên quan đến lập dự toán ngân sách, đến chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, đến số tồn dư ngân sách, quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, kinh phí cho chương trình tiêm chủng…
-
Nhiều mô hình phòng tránh đuối nước cho trẻVừa mới đầu Hè, nhiều nơi đã liên tục xảy ra đuối nước trẻ em. Từ năm 2022 đến nay, tại tỉnh Quảng Trị, 25 trẻ em tử vong do đuối nước. Trong tổng số trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích thì tỷ lệ trẻ em bị tai nạn đuối nước chiếm hơn 50%. Tỉnh Quảng Trị đang triển khai nhiều mô hình, giải pháp giúp giảm nguy cơ đuối nước.
-
Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp cả bản điện tửTừ 1/6, kết quả của các hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp đồng thời cả bản điện tử có đầy đủ giá trị pháp lý cho người dân, doanh nghiệp.
-
Triển khai các biện pháp cấp bách giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu biên giới phía BắcThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 492/CĐ-TTg ngày 31/5/2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
-
Sầu riêng Việt Nam "đắt hàng" tại thị trường Trung QuốcQuả sầu riêng tươi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, chiếm 83% tổng trị giá xuất khẩu trái cây.
-
Huy động nguồn lực xã hội tham gia truyền thông dự thảo chính sáchViệc huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác truyền thông dự thảo chính sách là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án 407 được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
-
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: "Quyết tâm công phá tâm lý sợ trách nhiệm"Cho rằng tình trạng cán bộ công chức né tránh, sợ trách nhiệm là biểu hiện của suy thoái về chính trị cần nghiêm khắc phê phán, triệt tiêu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh phải quyết tâm công phá tâm lý này.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
4 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
-
5 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"