Chú trọng xây dựng tổ chức Hội vững mạnh từ cơ sở
Vai trò quan trọng của Hội cơ sở
Xác định cơ sở Hội có vai trò quan trọng trong việc triển khai thực hiện tổ chức các phong trào nông dân, nơi trực tiếp vận động, tập hợp, hướng dẫn hội viên nông dân tương trợ, giúp đỡ nhau thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Do đó Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh luôn chú trọng và nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Hội.
Trong năm 2022, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã chủ động lãnh đạo, chỉ đạo các cấp Hội tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Hội gắn với các buổi tập huấn, tọa đàm, hội thảo, hội thi, sinh hoạt chi, tổ hội, các loại hình câu lạc bộ. Trong đó tập trung tuyên truyền các đề án của Hội xây dựng như: (1) Đề án “Xây dựng tổ hợp tác làm tiền đề phát triển thành HTX nông nghiệp giai đoạn 2021-2025”; (2)”Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho chủ trang trại, hộ sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang góp phần thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư giai đoạn 2021-2025”; (3) “Phát triển vùng sản xuất Ba kích tím hàng hóa tại huyện Sơn Động giai đoạn 2022-2026”; (4) “Hội Nông dân các cấp làm nòng cốt trong tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp tác, liên kết chuỗi giá trị; Xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, giai đoạn 2022-2025” (5) Đề án số 02- ĐA/HNDT về xây dựng mô hình điểm chi hội nghề nghiệp, giai đoạn 2020 - 2022... Đồng thời phối hợp có hiệu quả với chính quyền các cấp, các cơ quan, ban ngành đoàn thể ở trung ương và địa phương… tích cực tuyên truyền các hoạt động Hội và phong trào nông dân được 6.219 buổi cho 528.694 lượt người.
Để giúp cơ sở Hội vững mạnh thì đội ngũ cán bộ Hội là yếu tố quyết định đến chất lượng phong trào và hoạt động của Hội. Ngoài tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, chính trị, nhiệt tình là điều kiện cần thì kỹ năng vận động nông dân, tính chủ động, sáng tạo, chất lượng công tác tham mưu, tổ chức các hoạt động, quản lý, kết nạp hội viên, duy trì sinh hoạt các chi, tổ hội đối với Ban Thường vụ và cán bộ cơ sở Hội là điều kiện đủ để phong trào nông dân phát triển chất lượng hơn. Năm 2022, Hội Nông dân Bắc Giang đã cử cán bộ chủ chốt Hội Nông dân cơ sở tham gia các lớp bồi dưỡng tại Trường cán bộ Trung ương Hội; chủ động phối hợp với Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố mở 27 lớp cho trên 4.650 lượt cán bộ Hội các cấp tham gia.
Trong công tác xây dựng tổ chức Hội, tập hợp hội viên, nông dân là định hướng xuyên suốt trong nhiệm vụ của tổ chức Hội các cấp, trong công tác xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội phù hợp với phát triển kinh tế với từng đối tượng ngành nghề, nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng địa phương. Hội ND các cấp tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh công tác kết nạp hội viên mới, đồng thời tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh phát triển thành lập chi, tổ hội nghề nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản nhằm thu hút, tập hợp đông đảo hội viên tham gia.
Tính đến hết năm 2022, Hội ND đã kết nạp được 3.277 hội viên mới, nâng tổng số hội viên trong toàn tỉnh lên 251.271 hội viên, điển hình là các huyện Yên Dũng, Tân Yên, Yên Thế, Lạng Giang. Giới thiệu 380 quần chúng ưu tú là cán bộ, hội viên, nông dân cho Đảng bồi dưỡng xem xét và kết nạp, đã có 374 hội viên được kết nạp vào Đảng. Thành lập mới 31 chi hội nông dân nghề nghiệp và 103 tổ hội nông dân nghề nghiệp, đưa tổng số mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh là 59 chi hội và 443 tổ hội với 6.943 hội viên tham gia; thành lập 8 câu lạc bộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương và cấp tỉnh; xây dựng mới 20 sản phẩm OCOP; duy trì và nâng cao 19 sản phẩm; hướng dẫn xây dựng 33 hợp tác xã và 51 tổ hợp tác đi vào hoạt động. Việc thành lập chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp, các hợp tác xã, tổ hợp tác đã thu hút đông đảo hội viên, nông dân tham gia, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, đổi mới hình thức tập hợp nông dân tham gia hoạt động của Hội nhằm tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hội viên nông dân.
Song song với đó, Ban Thường vụ Hội ND Bắc Giang đã chỉ đạo các cấp Hội bám sát tình hình thực tiễn của từng địa phương, từng cơ sở nắm bắt ý kiến tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân để có những phản ánh kịp thời trong các kỳ họp của HĐND các cấp. Không những vậy, Hội ND các cấp đã chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền cùng cấp tổ chức đối thoại trực tiếp với hội viên, nông dân về những vấn đề phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Trong năm 2022, Hội Nông dân tỉnh đã tham mưu tổ chức cuộc đối thoại trực tuyến giữa Thủ tướng Chính phủ với nông dân; Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân trong tỉnh bằng hình thức trực tiếp với trên 200 đại biểu tham dự; Chủ tịch Hội ND Bắc Giang phối hợp với đồng chí Bí thư huyện ủy Yên Dũng tổ chức đối thoại với cán bộ, hội viên, nông dân có trên 200 đại biểu tham dự.
Cùng với công tác kết nạp hội viên mới, duy trì sinh hoạt Hội, việc tổ chức hoạt động các phong trào nông dân như phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi các cấp do Hội phát động đã có 135.618 hộ hưởng ứng đăng ký. Kết quả bình xét trong năm có 104.635 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp đạt 122,4%. Tín chấp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với dư nợ trên 2,6 nghìn tỷ đồng, cho 21.581 hộ vay; dư nợ ủy thác với Ngân hàng CSXH trên 1,6 nghìn tỷ đồng, cho 32.227 hộ vay; phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân tăng 5,4 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn Qũy HTND đạt trên 62 tỷ đồng cho gần 2.000 hộ vay thực hiện trên 300 dự án. Phối hợp với Công ty CP Tiến Nông Thanh Hóa cung ứng phân bón trả chậm được 9.562 tấn, trị giá gần 90 tỷ đồng... qua đó, đã giúp cho hội viên nông dân nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo, nhiều hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi.
Ngoài ra, các cấp Hội tích cực vận động hội viên nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới, đã đóng góp 38 tỷ đồng, 25.473 ngày công lao động và hiến 151.480m2 đất, cứng hóa, sửa chữa 625km kênh mương nội đồng. Đồng thời, tỉnh Hội đã mở các lớp dạy nghề về chăn nuôi và phòng trừ bệnh cho gia súc, gia cầm, trồng rau an toàn, trồng hoa và may công nghiệp; tổ chức các lớp tập huấn xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP; kỹ năng bán hàng trên các sản thương mại điện tử; sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn; canh tác lúa gắn với bảo vệ môi trường.... gắn với việc hỗ trợ hội viên, nông dân tiêu thụ sản phẩm theo sự chỉ đạo của Hội ND Bắc Giang.
5 giải pháp để xây dựng cơ sở Hội ở Bắc Giang vững mạnh
Trong thời gian tới, để làm tốt hơn nữa công tác xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, có chiều sâu, các cấp Hội ND Bắc Giang cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, tập trung xây dựng, củng cố tổ chức Hội cơ sở, lấy chất lượng hội viên và hiệu quả hoạt động làm nòng cốt, nâng cao nhận thức về chính trị, tư tưởng, đạo đức, hiểu biết pháp luật là trọng tâm; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội cơ sở kiến thức chuyên môn, kỹ năng vận động quần chúng, kỹ năng tổ chức các hoạt động của Hội, kỹ năng trong sản xuất kinh doanh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, tiếp cận với công nghệ thông tin, từng bước quản lý hội viên theo phần mềm quản lý hội viên từ cơ sở đến cấp huyện, thành phố. Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội cơ sở ngoài năng lực, có kiến thức chuyên môn, lý luận chính trị thì cần có tâm huyết, trách nhiệm, sáng tạo, trách nhiệm với phong trào nông dân. Từng bước đổi mới nội dung sinh hoạt, phương thức tập hợp nông dân, nội dung sinh hoạt sát với nhiệm vụ của từng địa phương, đơn vị.
Hai là, rà soát trong thực tiễn công tác Hội tìm ra những yếu tố tích cực, những nguyên nhân, hạn chế trong công tác xây dựng củng cố tổ chức Hội, từ đó đưa ra nội dung phù hợp với từng đơn vị, cơ sở trong củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội; vận động hội viên, nông dân tham gia tích cực vào các phong trào thi đua do Hội phát động.
Ba là, vận động hội viên tích cực xây dựng Quỹ Hội, Quỹ HTND; tích cực khai thác, làm tốt công tác dịch vụ hỗ trợ nông dân như với các ngân hàng, dịch vụ phân bón với Công ty CP Tiến Nông... để tạo nguồn lực cho tổ chức Hội hoạt động, đồng thời giúp hội viên, nông dân xóa nghèo và vươn lên làm giàu, nhằm tạo niềm tin vững chắc của tổ chức Hội ND trong quần chúng nhân dân.
Bốn là, thực hiện tốt công tác kiểm tra đối với cơ sở Hội, tăng cường bám sát cơ sở để kịp thời có những biện pháp chỉ đạo kịp thời giải quyết những vấn đề cần thiết, tìm ra những nhân tố mới, điển hình, những kinh nghiệm hay để phổ biến nhân rộng.
Năm là, phát động các phong trào thi đua của Hội ngày càng mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng để góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương, xây dựng nông thôn mới và giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn nông thôn trong tỉnh.
-
Tạo nhiều dấu ấn mới để khẳng định vai trò của tổ chức Hội -
Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá tổ chức hội nghị báo cáo viên mở rộng cấp tỉnh -
Phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng giảm phát thải khí nhà kính -
Mang hơi ấm nghĩa tình đến với đồng bào vùng cao Kỳ Sơn
- Thanh Hóa: Thực hiện thắng lợi 3 nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết số 34
- Phiên chợ giúp nông dân miền núi tiêu thụ nông sản
- 42 tác phẩm đạt Giải Báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ 2
- Hội NDVN tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai nghị quyết, nghiệp vụ và ứng dụng nền tảng số Nông dân Việt Nam 2024
- TIN BUỒN: Cụ Nguyễn Văn Cang từ trần
- Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội
- Sát cánh cùng nông dân vượt khó, Cụm thi đua số 1 đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong công tác Hội
-
Thủ tướng: Ngành kế hoạch-đầu tư và thống kê tiếp tục phát huy tinh thần '5 tiên phong'Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngành kế hoạch-đầu tư và thống kê cần tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang gần 80 năm, phát huy tinh thần 5 "tiên phong", "đổi mới tư duy, nghĩ sâu làm lớn, nhìn xa trông rộng", làm tốt hơn nữa trong công tác điều hành kế hoạch và điều phối kinh tế vĩ mô, xây dựng kịch bản tăng tốc, bứt phá, huy động mọi nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững, khai thác các không gian phát triển mới, không gian ngầm, không gian biển, không gian vũ trụ.
-
Đắk Lắk liên kết sản xuất hướng tới nông nghiệp bền vữngMột trong những giải pháp đang được tỉnh Đắk Lắk đẩy mạnh xây dựng nền nông nghiệp bền vững là đổi mới mô hình liên kết giữa người dân - hợp tác xã - doanh nghiệp để tạo ra chuỗi giá trị ngành hàng.
-
Công bố 35 tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc về chủ đề 'Sống mãi với thời gian'Ngày 28/12, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố các tác phẩm văn học nghệ thuật được nghiệm thu tại cuộc vận động sáng tác với chủ đề “Sống mãi với thời gian”.
-
Tạo nhiều dấu ấn mới để khẳng định vai trò của tổ chức HộiTrong thời gian qua, Hội Nông dân (ND) TX. Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đã tạo ra dấu ấn mới, là hạt nhân quan trọng khẳng định vai trò của tổ chức Hội trong thực hiện các phong trào phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng nông thôn mới nhằm hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh.
-
Huyện Đức Linh: Nông dân chủ động chia sẻ, liên kết để cùng nhau ổn định cuộc sống nhờ trồng rau sạchTrong thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã có nhiều chủ trương khuyến khích người dân, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn áp dụng các mô hình sản xuất nông nhiệp ứng dụng công nghệ cao. Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều mô hình trồng rau sạch, rau an toàn, rau thủy canh trong nhà lưới đã giúp người dân trong tỉnh Bình Thuận có nguồn thu nhập cao, từ đó, giúp các hộ dân ổn định cuộc sống.
-
Các tỉnh miền Trung tăng cường kiểm tra, ngăn chặn thực phẩm bẩn dịp cận TếtDịp Tết Nguyên đán 2025 cận kề, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, kéo theo nguy cơ thực phẩm kém chất lượng tràn lan. Trước tình hình đó, cơ quan chức năng các tỉnh miền Trung đã đồng loạt triển khai các biện pháp kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm về an toàn thực phẩm.
-
Việt Ngọc: Tuyên truyền tạo đồng thuận trong xây dựng nông thôn mới nâng caoQuá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang cùng với việc hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí còn đặc biệt chú trọng làm nổi bật vai trò của công tác tuyên truyền tới nhân dân, qua đó tạo sự đồng thuận, thống nhất trong toàn dân, cùng chung tay xây dựng quê hương.
-
Hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Sự thích ứng kịp thời với xu thế toàn cầuBộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định sự hợp lực của ngành Nông nghiệp với Tài nguyên-Môi trường sẽ tạo nên sự gắn kết tổng thể để tăng trưởng, phát triển bền vững.
-
Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá tổ chức hội nghị báo cáo viên mở rộng cấp tỉnhNgày 27/12/2024, Hội Nông dân (HND) tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị báo cáo viên mở rộng cấp tỉnh quý IV năm 2024, thông tin các giải pháp sáng tạo khoa học kỹ thuật cho các báo cáo viên HND tỉnh; các tập thể, cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh giỏi có các giải pháp tham gia hội thi “Sáng tạo kỹ thuật Thanh Hóa lần thứ 14”.
-
Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp để năm 2025 tăng trưởng kinh tế hai con sốThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhóm giải pháp chủ yếu để phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
4 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
5 Bài 2: Những quyết sách đúng đắn, kịp thời