Chương trình xây dựng NTM vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020: Góp phần hoàn thành mục tiêu cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020, thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo khu vực nông thôn đã có nhiều chuyển biến, tính đến cuối năm 2018 tăng khoảng 1,4 lần so với cuối năm 2015, dự kiến đến cuối năm 2020 tăng khoảng 1,6 lần.
Sáng ngày 3/12, tại Yên Bái, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết xây dựng nông thôn mới vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 – 2020, định hướng giai đoạn 2021 – 2025. Ông Trịnh Đình Dũng – Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 đã chủ trì cuộc họp.
Với sự tham gia của 426 đại biểu đến các bộ, ban, ngành Trung ương, đại diện các tổ chức quốc tế và các đại biểu đại diện cho 47 tỉnh, thành phố có xã, thôn, bản ấp đặc biệt khó khăn trên cả nước (Vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) bao gồm các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các huyện nghèo).
Nhiều chuyển biến tích cực
Theo Ban Tổ chức Hội nghị: Để hỗ trợ xây dựng nông thôn mới vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ đã quy định hệ số ưu tiên phân bổ vốn ngân sách Trung ương cho các xã ĐBKK và xã dưới 5 tiêu chí cao hơn 4 -5 lần so với các xã không thuộc đối tượng ưu tiên.
Các cơ quan chức năng đã Ban hành 8 Quyết định hỗ trợ các địa phương vùng ĐBKK xây dựng NTM, gồm: 4 Đề án xây dựng NTM đặc thù vùng đồng bào DTTS và miền núi (Điện Biên, Lào Cai, Bắc Kạn, Nghệ An) ; 1 Đề án hỗ trợ các thôn, bản thuộc các xã ĐBKK khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng NTM gắn với giảm nghèo bền vững (sau đây gọi tắt là Đề án 1385); 3 Đề án chuyên đề (thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng NTM; Chương trình OCOP; Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng NTM…).
Ở địa phương, đã có 35 tỉnh đã ban hành tiêu chí NTM cấp thôn, bản và có một số tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ thôn, bản và các xã ĐBKK xây dựng NTM, như: Cơ chế hỗ trợ Quỹ phát triển cộng đồng; hỗ trợ xây dựng thôn bản ĐBKK đạt chuẩn NTM; hỗ trợ xi măng để phát triển hạ tầng nông thôn;…
Với nhiều giải pháp đồng bộ và thiết thực từ Trung ương đến các địa phương, Chương trình xây dựng nông thôn mới vùng đặc biệt khó khăn đã có được nhiều kết quả nổi bật đóng góp vào thành công chung của Chương trình xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Đến nay đã có 8/64 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng ĐBKK và 14/30 huyện nghèo được hưởng cơ chế theo Nghị quyết 30a thoát khỏi tình trạng khó khăn. Dự kiến đến cuối năm 2020 khoảng 32 huyện (50%) thoát khỏi huyện nghèo.
Chương trình xây dựng nông thôn mới vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 đã đạt mục tiêu “Góp phần hoàn thành mục tiêu phấn đấu cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí và trực tiếp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần cho người dân”.
Xây dựng vùng khó khăn trở thành động lực phát triển
Một trong số những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình xây dựng nông thôn mới vùng ĐBKK giai đoạn 2021-2025, được các đại biểu tham dự xây dựng đó chính là nâng cao thu nhập cho người dân, dựa vào những tiềm năng và thế mạnh ở mỗi địa phương, các đại biểu đã đề xuất nhiều ý kiến:
Ông Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái kiến nghị Chính phủ có thêm chính sách hỗ trợ, nâng cao nguồn kinh phí trong việc quản lý bảo vệ rừng đầu nguồn ở các địa phương như vùng Tây Bắc, Tây nguyên vì rừng đầu nguồn góp phần quan trọng trong việc giữ nước, chống lũ, hạn hán…
Theo ông Y Thông – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Đề xuất nâng cao chất lượng nông sản Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan thống nhất quản lý các Chương trình KH&&CN phục vụ vùng DTTS&MN theo quy định. Xây dựng cơ chế hợp tác tăng cường liên kết hoạt động KH&CN của vùng trên cơ sở phát huy lợi thế cạnh tranh của mỗi tỉnh và từng vùng. Xây dựng bộ khung pháp lý làm nền tảng liên kết vùng kinh tế.
Ông Trần Tiến Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho rằng: Xây dựng nông thôn mới đòi hỏi nguồn lực rất lớn, vì vậy cần huy động thêm các nguồn lực khác, cần có thêm những cơ chế để liên kết tạo chuỗi sản phẩm bền vững, có cơ chế vượt trội để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân ở các xã vùng sâu, vùng xa.
Ông Nguyễn Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết: Để triển khai và thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới vùng ĐBKK giai đoạn 2021-2025. Bộ Nông nghiệp đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục hỗ trợ các nội dung phát triển sản xuất và mở rộng đối tượng cho vay để phát triển ngành nghề nông thôn, đặc biệt là phát triển Chương trình OCOP cho người dân trên địa bàn ĐBKK. Xây dựng nông thôn mới vùng đặc biệt khó khăn không chỉ góp phần nâng cao đời sống cho người dân, mà việc phát triển nông nghiệp sẽ là cơ hội tốt để các địa phương xây dựng được vùng nguyên liệu, tạo động lực cho sự phát triển.
Những nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới vùng ĐBKK 2021-2025
Kết luận tại Hội nghị Tổng kết xây dựng nông thôn mới vùng ĐBKK, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Bộ NN&PTNT tiếp thu các ý kiến, tham luận của các đại biểu tại Hội nghị. Phó Thủ tướng nêu ra một số những nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025.
Thứ nhất, tập trung đầu tư, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn xã theo quy hoạch đã được phê duyệt gắn với bố trí, ổn định dân cư đảm bảo phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp.
Thứ hai, thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành Nông nghiệp trong đó hỗ trợ nhân rộng các mô hình chuyển đổi kinh tế hiệu quả. Phó Thủ tướng nhấn mạnh HTX, doanh nghiệp là động lực phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. HTX đóng vai trò kết nối thành viên, đào tạo nhân lực, tổ chức sản xuất, tìm kiếm thị trường, kết nối với các doanh nghiệp. Do đó, cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp, trong đó, ưu tiên HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, HTX phát triển ngành nghề và sản phẩm OCOP, liên kết với các doanh nghiệp trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Thứ ba, chú trọng đến các vấn đề về bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan nông thôn sáng – xanh – sạch – đẹp.
Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ; chú trọng hơn nữa công tác luân chuyển, tăng cường, bố trí cán bộ có năng lực, tâm huyết.
Thứ năm, Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Dân tộc, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội khẩn trương rà soát, hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Đồng thời nghiên cứu cách thức lồng ghép nguồn vốn ngân sách trung ương của 3 Chương trình MTQG (CTMTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; CTMTQG Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững và CTMTQG xây dựng NTM)..
Hoàng Tính
-
'Sẽ đề nghị Chính phủ có Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3' -
Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu -
Hưng Yên: Hàng trăm người dân mất tiền tỷ vì cây cảnh ngập lụt, lợn phải bán non -
Quảng Trị: Bốn huyện đã xuất hiện dịch bệnh lở mồm long móng ở trâu bò
- TP.HCM: Mô hình trồng lúa ST25 hữu cơ cho hiệu quả đầu tiên của huyện ngoại thành Bình Chánh
- Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ
- Ban hành Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Nông dân ven sông Lam đánh thức tiềm năng “vốn tự nhiên” từ con rươi
- TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư xây dựng hàng trăm công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới
- Quảng Trị: Huyện Hướng Hóa công bố dịch lở mồm long móng
- Khẩn trương phổ biến phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy trên bò sữa ở tỉnh Lâm Đồng
-
Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung QuốcNgày 19/9, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp tổ chức Hội nghị phổ biến quy định xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc với sự quan tâm của gần 30 Sở NN&PTNT, cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Hiệp hội Sầu riêng và các đơn vị xuất khẩu, hợp tác xã, đại diện vùng trồng, cơ sở đóng gói có nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
-
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp với các quốc gia châu PhiChiều 18/9, tại trụ sở Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT chủ trì cuộc họp với đoàn Đại sứ 11 nước châu Phi.
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới CubaTừ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
-
Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội NDVN, đã ký Quyết định số 841-QĐ/HNDTW quyết định về việc tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024.
-
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bão số 3 tại Quảng NinhNgày 18/9, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Tân Long tổ chức chương trình thăm hỏi và tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại 3 huyện: Đầm Hà, Tiên Yên và Ba Chẽ. Chương trình có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, Hội Nông dân các cấp và đông đảo bà con nông dân tại địa phương.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nâng giá trị sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) – Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiều nông dân áp dụng các công nghệ cao vào sản xuất giúp các cơ sở, nông dân chủ động được mùa vụ, tăng số vụ sản xuất, kiểm soát được dịch hại, vật tư nông nghiệp đầu vào, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, sản xuất có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
-
Quảng Nam: Phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫuNgày 17/9, tại Hội trường UBND xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc), Hội Nông dân Quảng Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu”.
-
Thủ tướng chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bãoThủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, quán triệt phương châm "4 tại chỗ," chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
-
Nghệ An ra công điện khẩn chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bãoNgày 18/9/2024, ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ra công điện khẩn số 37 yêu cầu thủ trưởng các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện và sẵn sàng chủ động ứng phó trước những diễn biến khó lường của thời tiết.
-
Vinamilk tổ chức nhiều hoạt động Trung thu cho trẻ em mọi miềnVinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
4 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
5 Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm!