Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2024):

Hội Nông dân Hà Nội chuyển đổi số hướng đến xây dựng chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp xanh, tuần hoàn

Đức Vượng - 07:11 13/10/2024 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Thời gian tới, Hội Nông dân TP.Hà Nội sẽ đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong việc sản xuất, quản lý nhằm dướng đến xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp. Ứng dụng công nghệ số vào sản phẩm sản xuất, phân phối và tiêu thụ, tài nguyên tối ưu hóa và đảm bảo sự vững chắc cho hệ thống sinh thái nông nghiệp.

Hội Nông dân nâng cao chất lượng hoạt động trong giai đoạn mới

Ngày 12/10, Hội Nông dân TP. Hà Nội tổ chức Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2024); biểu dương nông dân Thủ đô xuất sắc năm 2024, khen thưởng đợt thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).

Tham dự hội nghị có bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hà Nội; bà Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; bà Phạm Thị Thanh Mai, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cùng nhiều đại biểu, lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành của TP. Hà Nội.

Khai mạc hội nghị, bà Phạm Hải Hoa, Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội cho biết: Hội Nông dân đã xây dựng 3 chương trình công tác và 6 đề án nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại Hội Nông dân TP lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028, và triển khai mạnh mẽ vào các phong trào thi đua và các cuộc vận động. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng đã được đổi mới theo hướng đa dạng và phong phú. Hội đã tập trung tuyên truyền các nghị quyết của Đảng và chính sách của thành phố đến với nông dân, đồng thời vận động họ tham gia tích cực vào việc xây dựng Đảng, chính quyền cơ sở và phát huy tốt cơ chế dân chủ ở cơ sở.

Bà Phạm Hải Hoa, Chủ tịch Hội Nông dân Hà Nội cho biết, chuyển đổi số giúp liên kết các xích mắt trong chuỗi cung ứng nông nghiệp và tạo ra một hệ thống hoạt động trơn tru, hiệu quả và bền vững

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Thành ủy Hà Nội, Hội Nông dân TP.Hà Nội đã có 18 đơn vị cấp huyện, thị xã với 466.403 hội viên đang sinh hoạt tại 406 cơ sở, 2.463 chi hội và 4.597 tổ hội. Đội ngũ cán bộ thường xuyên được đào tạo, nâng cao trình độ, và phương thức hoạt động của Hội ngày càng được đổi mới, dẫn đến chất lượng công tác và phong trào thi đua trong nông dân ngày càng thiết thực, hiệu quả. Qua thời gian không ngừng nổ lực phấn đấu, Hội Nông dân TP.Hà Nội vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2023 và nhiều khen thưởng từ Chính phủ, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và UBND TP.Hà Nội.

Ghi nhận những thành quả của Hội Nông dân TP.Hà Nội, bà Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội chia sẻ trong hội nghị: “Lãnh đạo TP. Hà Nội ghi nhận, đánh giá cao những kết quả mà Hội Nông dân Hà Nội đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, khẳng định chất lượng tổ chức và hoạt động của Hội không ngừng được nâng cao, với nhiều đổi mới, sáng tạo trong chỉ đạo và triển khai các hoạt động, đặc biệt là tập trung tuyên truyền hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến hội viên”.

Hội Nông dân TP. Hà Nội đã bám sát và thực hiện có hiệu quả 10 chương trình công tác, 5 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII đã đề ra, trong đó nổi bật là Chương trình 04 của Thành ủy về xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nhằm nâng cao đời sống nông dân trong giai đoạn 2021-2025.

Công tác xây dựng Hội tiếp tục được củng cố vững chắc, các cấp Hội đã động viên cán bộ, hội viên vượt qua khó khăn, phát huy tinh thần sáng tạo, hăng hái lao động sản xuất. Nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến đã được đưa vào sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu. Nổi bật là việc hoàn thành 94 công trình, phần việc, trong đó có 72 công trình chuyển đổi số, áp dụng khoa học kỹ thuật. Thành lập 23 chi hội nông dân nghề nghiệp với 389 thành viên; xây dựng và gắn biển cho 172 hàng cây, đường hoa; tổ chức Tuần hàng quảng bá nông sản với hơn 1.000 sản phẩm tại phố đi bộ Sơn Tây.

Đặc biệt, trong đợt mưa lũ vừa qua, Hội Nông dân Hà Nội đã huy động hàng nghìn hội viên tham gia ứng trực, khắc phục hậu quả sau bão số 3, đóng góp hơn 2,3 tỷ đồng để ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng. Những kết quả trên đã góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Hội Nông dân, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho hội viên, góp phần vào sự phát triển chung của TP về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh.

Chuyển đổi số trong hoạt động tạo sự liên kết, tăng chuỗi cung ứng

Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và Trung ương Hội, trong suốt thời gian qua Hội Nông dân TP Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hội đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, đặc biệt trong ứng dụng chuyển đổi số và liên kết, hợp tác sản xuất. Đến nay đã có 72 công trình, mô hình về chuyển đổi số đã được triển khai; hơn 160.000 lượt cán bộ hội viên sử dụng ứng dụng Nông dân Việt Nam. Các phong trào thi đua như “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu” và “Nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới” đã giúp xuất hiện nhiều mô hình điển hình, tạo sức mạnh đoàn kết trong nông dân Hà Nội. Phong trào “Hà Nội vì cả nước” cũng khẳng định vai trò của Hội thông qua sự phối hợp với 36 tỉnh/thành phố, đóng góp tích cực vào sự phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng chỉ rõ những thách thức lớn đang đặt ra cho nông dân Thủ đô, bao gồm quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, và những thiệt hại nặng nề từ thiên tai như bão số 3. Đặc biệt, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, tình trạng ngập úng tại các huyện ngoại thành và khó khăn về lao động, việc làm là những vấn đề cần giải quyết khẩn trương.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội chúc mừng ngày kỷ niệm 94 năm thành lập Hội Nông dân Việt Nam

Đặc biệt, Hội Nông dân cần tích cực xây dựng lực lượng nông dân chuyên nghiệp, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng chuỗi giá trị sản xuất theo hướng nông nghiệp xanh, tuần hoàn. Trong đó, chuyển đổi số trong hoạt động nông nghiệp và Hội Nông dân đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự liên kết mạnh mẽ giữa các tham số và tăng hiệu quả của cung ứng chuỗi. Thông qua ứng dụng công nghệ và nền tảng số, các sản phẩm sản xuất, phân phối và tiêu thụ có thể được tối ưu hóa, từ đó tạo ra sự minh bạch và nâng cao giá trị cao trong cung cấp chuỗi cung ứng.

Các cấp Hội cần tiếp tục bám sát chủ trương của Đảng, phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, và nông dân văn minh; tăng cường phối hợp với các ban, ngành, hỗ trợ nông dân ứng dụng chuyển đổi số, khuyến khích liên kết hợp tác sản xuất để nâng cao thu nhập. Đồng thời, các cấp Hội cần đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, giám sát, phản biện xã hội và đề xuất chính sách phù hợp.

Bà Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội chỉ đạo các cấp Hội Nông dân cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phát triển Thủ đô Hà Nội và Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 với việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về “Phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. 

Bên cạnh đó, các cấp Hội phải đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong xây dựng nông thôn mới, hợp tác học hỏi kinh nghiệm và ứng dụng các tiến bộ của cách mạng công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp. Các hoạt động tập huấn, chuyển giao công nghệ và khai thác tiềm năng địa phương cần được đẩy mạnh để tạo chuỗi giá trị cho sản phẩm nông nghiệp Thủ đô; đồng thời, cần nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn, đào tạo nghề, hỗ trợ sản xuất và quản lý hiệu quả “Quỹ hỗ trợ nông dân”.

Trong khuôn khổ hội nghị đã khen thưởng 20 tập thể, 20 cá nhân, 18 nông dân Thủ đô xuất sắc là những điển hình tiên tiến trong các đợt cao điểm chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam. Trong sản xuất, kinh doanh, đạt danh hiệu Nông dân Thủ đô xuất sắc và có 1 nông dân Thủ đô được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng thưởng danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024. Những thành tích của Hội được Đảng, Nhà nước và Trung ương Hội ghi nhận qua nhiều phần thưởng cao quý. Hội cũng tích cực xây dựng lực lượng nông dân chuyên nghiệp, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng chuỗi giá trị sản xuất theo hướng nông nghiệp xanh, tuần hoàn.

Hội Nông dân Hà Nội: Chủ động xây dựng 6 giải pháp căn cơ ở nhiệm kỳ mới
Hội Nông dân thành phố Hà Nội trong nhiệm kỳ mới 2018 – 2023 phải tập trung xây dựng và hoàn thành 6 giải pháp, nhiệm vụ căn cơ, thực sự khẳng định vị thế địa phương dẫn đầu thi đua cả nước, góp sức hoàn thành 8 chương trình công tác, 5 nhiệm vụ