
Cuối dòng Mekong long đong muà hạn (Kỳ cuối)
Kỳ cuối: Phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng “thuận thiên”
Để tồn tại và phát triển, người dân ở nơi đây đã và đang điều chỉnh thói quen sản xuất theo tinh thần Nghị quyết 120 NQ-CP về phát triển ĐBSCL bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ngày 17/11/2017.

“Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong”, câu nói của Khổng Tử có ý: “Kẻ nào thuận theo thiên nhiên thì sống, kẻ nào đi trái ngược lại thì chết” từ ngàn xưa đang ứng nghiệm với cuộc sống người dân ĐBSCL như hiện nay. Nhất là trong bối cảnh tác nhân từ thượng nguồn Trung Quốc đang chặn nước, làm hạ nguồn Mekong ngày thêm cạn kiệt cộng với biến đổi khí hậu đang diễn ra khốc liệt, đã khiến vùng ĐBSCL đang ngày càng có xu hướng vận động theo hướng tiêu cực.
Sống chung với hạn

Dù hạn mặn 2020 đang diễn ra gay gắt khốc liệt khiến bao người nông dân ĐBSCL khổ sở điêu đứng. Thế nhưng, nhiều nơi vẫn áp dụng cách làm “cổ xưa pha hiện đại”, vẫn có thể sản xuất canh tác trong mùa hạn mặn. Đó là đào ao trữ nước mùa khô. Thuở khẩn hoang khai phá, người Nam bộ thường đào ao đìa lấy đất đắp nền, cất nhà, lập vườn. Nên thường có ao đìa xung quanh nơi ở. Thói quen đó hiện đang dần mất đi khi ở các vùng ngọt hóa, người dân đã có nước ngọt quanh năm nên chủ quan lấp các ao đìa lấy đất sản xuất. Bởi vậy, khi hạn đến nhanh, đa số người dân vùng ngọt hóa không có nước sinh hoạt, sản xuất. Nhưng cũng chính tại những vùng khô hạn này, nhiêu hộ dân đã đào ao trữ nước từ trước. Nên trong đợt hạn 2020, vẫn đủ nước canh tác hoa màu và sinh hoạt cho gai đình mình.
Đến nông trại SalaFarm của hai chị em Võ Hồng Thắm, Võ Hồng Loan ở đường Võ Văn Kiết, ấp Giồng Kép, xã Long Hòa, Thị xã Gò Công mới thấy rõ sự kỳ diệu của kinh nghiệm người đi trước. Lập nghiệp từ mảnh đất gia đình rộng chừng 4.000m2, 3,000m2 hai chị em lên liếp che chắn trồng các loại rau màu hữu cơ. 1.000m2 còn lại dành để đào ao sâu trữ nước. Lắp hẳn một hệ thống phun tưới tự động, tiết kiệm nước khép kín đấu nối với các ao và bồn lọc than hoạt tính dùng cho sinh hoạt. Cứ thế, đã qua mấy mùa hạn, nông trại hữu cơ mini này đã không cần dùng nước dưới kênh.
Hôm 03/3/2020 chúng tôi đến thăm, mặc dù con kênh 14 dài hơn chục kilômet trước nhà đã cạn sạch, các vườn hoa màu của bà con xung quanh khô héo vì không nước tưới, trang trại Sala Farm của hai chị em vẫn xanh tươi cung cấp sản phẩm hữu cơ cho bà con trong vùng và tận TP.Mỹ Tho. Hai chị em cho hay, dù hạn đang gay gắt nhưng với nguồn nước dồi dào có thể sử dụng đến hết tháng 5, Sala Faram vẫn thu nhập mỗi ngày 400.000-600.000đồng từ thu hoạch các sản phẩm.

Tại huyện Trần Văn Thời Cà Mau, nơi đang có hơn 1.000 điểm sụt lún do hầu hết các con kênh rạch ở đây cạn nước, nhiều nơi ruộng lúa chết khô, hoa màu úa tàn. Nhưng đến nhà anh Cao Kiến Thi, 59 tuổi ở ấp 8 xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) thì lại khác. Hơn 4ha bí của anh đang phát triển tốt do đủ nước tưới. Nguồn nước từ mấy cái ao xung quanh nhà được đào sâu trước đó để thả cá. Mỗi khi tưới, anh chỉ cần bật hệ thống phun tưới tiết kiệm tự động, ruộng bí của anh luôn đủ nước dù hạn gay gắt. Năm nay hạn nặng, dịch Covid-19 hoành hành khiến giá bí thấp hơn mọi năm, nhưng tầm giá này anh cũng kiếm được không dưới 100 triệu đồng
Tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, anh Lê Thanh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hưng cho hay, Vĩnh Hưng là vùng đặc trưng đất sét thịt, nắng lên khô nẻ, mưa lớn ngập úng nên chỉ trồng cây lúa. Nhưng cứ tháng 11 đến tháng 3 hạn làm ruộng khô cạn, nước dưới sông trơ đáy, chưa kể nước mặn ập vô, bà con cực lắm. Mấy năm nay bà con cứ mê chương trình trồng lúa “tưới nước tiết kiệm, ngập khô xen kẽ” của GIZ (Tổ chức hợp tác phát triển của Đức) hỗ trợ kỹ thuật. Lượng nước phải sử dụng rất ít nhưng hiệu quả cao do tiết kiệm được thấp nhất về nhân công, giống, phân, nước tưới. “Trước đây, chi phí trồng lúa từ 22 – 23 triệu đồng/ha. Từ khi áp dụng mô hình tưới ướt khô xen kẽ thì chỉ còn khoảng 17 triệu đồng/ha. Năng suất lúa từ 6 – 7 tấn/ha tăng lên 10 tấn/ha, lợi nhuận tăng thêm hơn 5 triệu đồng/ha” . Ông Nguyễn Hoàng Hương, lão nông 73 tuổi ở đây chia sẻ.

Một công rẩy bằng bảy công lúa
Để đối phó hạn mặn thường rơi vào vụ 3 giáp Tết, nhiều nơi bà con thay vì xuống giống đã chuyển sang cải tạo đất trồng màu ở vụ 3. Khi vào mùa mưa lại chuyển sang trồng lúa. Những năm gần đây mô hình đưa màu xuống ruộng không chỉ giúp người dân tăng thêm thu nhập, còn đa dạng hóa các mô hình sản xuất tăng thêm số lượng sản phẩm hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Cách canh tác mới này nhằm tăng thu nhập, nhưng hóa ra lại hiệu quả khi đối phó với thiên nhiên khí hậu đang biến đổi tiêu cực hiện nay. Ông Quách Vĩnh Phương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời cho biết, cây hoa màu lúc nào cũng mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với cây lúa.
Anh Đinh Văn Phúc, ấp Minh Hà A, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời cho biết, ấp của anh có 224 hộ với 936 khẩu có diện 198 ha đều trồng xen vụ 2 lúa-1 màu. Là vùng ngọt hóa trồng có thể trồng lúa 03 vụ, nhưng anh và bà con ở đây chuyển sang trồng màu ở vụ 3 vì đây là thời điểm khô hạn ít nước, đất gò phù hợp với các loại rau, bí, bầu, mướp. Hai mùa đầu bà con trồng lúa M18 và 5451 có chất lượng năng suất cao, nhưng không lãi nhiều. Kết quả vụ 3 của bà con mới là nguồn thu nhập chính của cả năm bởi hiệu quả của trồng màu cao hơn trồng lúa. Mỗi vụ lúa trừ hết chi phí, công lao động thu nhập chỉ còn khoảng 5 – 6 triệu đồng/ha, nhưng riêng vụ màu lợi nhuận có thể lên tới 20 triệu đồng/ha. Bà con ở ấp anh bình quân mỗi năm, gia đình có thu nhập không dưới 120 triệu đồng/ha, nếu so với việc trồng lúa, thu nhập từ mô hình này cao hơn gấp 3-4 lần. Chỉ cho chúng tôi thấy ruộng bí đang xanh mơn mởn giữa mùa hạn, anh vừa hào hứng chia sẻ “ông bà mình nói đúng đó chú, một công rẩy bằng bảy công lúa.”

Còn ở Vĩnh Thuận, hàng năm vào mùa khô, sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân, nông dân tại Vĩnh Thuận chọn đất gò cao, dẫn nước và xuống giống dưa lê theo mô hình sản xuất vụ lúa – vụ màu.
Anh Phạm Hùng Em, ấp Bình Minh, xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang cho hay, đây là vùng đất gò thích hợp hai vụ lúa-một vụ màu. Vì vậy vào dịp gần Tết cùng lúc mùa khô hạn mặn xâm thực, anh cùng bà con ấp Bình Minh cải tạo đất ruộng trồng dưa Hoàng Kim. Hết vụ dưa, mưa xuống lại tiếp tục trồng lúa. Chỉ với 4 công (0,4ha) dưa lê, trừ chi phí lợi nhuận năm nay trên 100 triệu đồng.
Anh nói: “Dưa lê trúng mùa nhờ mùa khô kéo dài, không có mưa trái mùa nên dưa phát triển tốt, ít sâu bệnh gây hại, năng suất 35 – 40 tấn/ha. Dưa lại được giá, thương lái mua tại ruộng 5.000 – 8.000 đồng/kg”
Nhà nước chủ trương, chuyên gia ủng hộ
PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu Đại học Cần Thơ khẳng định: Nghị quyết 120 của Chính phủ chủ trương phát triển kinh tế ĐBSCL theo hướng thuận thiên là hoàn toàn phù hợp trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay đang diễn ra gay gắt. Theo đó, ở các vùng ngọt hóa không nhất thiết phải trồng cây lúa 2-3 vụ vì áp lực an ninh lương thực hiện nay của nước ta đã không còn nặng như nhưng năm trước. Mà ngược lại, trồng lúa nhiều vụ còn làm cho đất nhanh chóng già cỗi, hao phí lượng nước buộc phải sử dụng khi 1 kg lúa phải hao tốn 300 lit nước. Do đó, chuyển đổi từ lúa 3 vụ/năm sang 1 vụ lúa-2 vụ màu, 01 vụ lúa chất lượng cao, hay 3 vụ màu sẽ làm giảm rất lớn áp lực sử dụng nước ngọt. Nhưng mặt khác lại tăng thu nhập đáng kể cho người nông dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cả vùng ĐBSCL.

Đồng tình với phương án trên, GS.Tăng Đức Thắng, nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam cho rằng phương thức canh tác hợp lý là chuyển trồng lúa ở vùng ngọt sang mô hình tôm-lúa, hoặc 1 lúa 1 màu. Tính thêm các cách thức khoa học trong việc trữ nước mưa cung cấp cho người dân vùng ngọt đảm bảo sinh hoạt sản xuất cho mùa khô.
Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn, những năm gần đây Trung Quốc gia tăng việc xây đập thượng nguồn Mekong, nên việc chủ động tích nước cho ĐBSCL vào mùa khô cần phải tính toán kỹ. Trước mắt, bà con nông dân nên thực hiện theo phương pháp truyền thống đó là đào ao tích nước như nhiều năm trước. Gần đây nhất, tại Hậu Giang đã xuất hiện mô hình túi chứa nước ngọt bằng vật liệu chống thấm. Đây là một mô hình hiệu quả cao cho bà con khi giá thành rẻ, không chiếm nhiều diện tích sử dụng nhưng vẫn đảm bảo nước sinh hoạt-canh tác vào mùa khô.
Trước những khó khăn trong đợt hạn hán năm nay, nhiều địa phương như Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng … đã có nhiều biện pháp quyết liệt để giúp dân vượt qua cơn hạn hán 2020. Nhưng về chiến lược lâu dài, các tỉnh trên đều đang tính toán và thực hiện dần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi.
Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho rằng vấn đề cung cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, phụ thuộc rất lớn đến quy hoạch vùng. Ở góc độ địa phương, Cà Mau sẽ lưu ý điều chỉnh trong việc khai thác, điều tiết nước ngọt một cách hợp lý, trong đó có việc trữ nước mưa vào mùa mưa sử dụng cho mùa hạn hán.
Bài, ảnh: Hoàng Quân
Chủ trương và định hướng chiến lược phát triển Đồng bằng sông Cửu Long theo tinh thần Nghị quyết 120 NQ/CP về phát triển Đồng bằng sông Cửu Long bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ngày 17/11/2017 đã chỉ rõ:
Xác định biến đổi khí hậu và nước biển dâng là xu thế tất yếu, phải sống chung và thích nghi, phải biến thách thức thành cơ hội. Lấy tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, là cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển vùng, cần phải được quản lý tổng hợp trên toàn lưu vực. Bên cạnh tài nguyên nước ngọt, cần coi nước lợ, nước mặn cũng là nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả tiết kiệm và bền vững tài nguyên nước, đất đai và các tài nguyên khác trong vùng. Chú trọng phát triển vùng duyên hải, vùng đặc quyền kinh tế và vị trí địa chính trị của đồng bằng. Đồng thời, chú trọng việc giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, ứng phó với các kịch bản bất lợi nhất có thể xảy ra.
Việc chuyển đổi mô hình phát triển phải dựa trên hệ sinh thái, đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học, văn hóa, con người và các quy luật tự nhiên; kết hợp giữa công nghệ tiên tiến, hiện đại với tri thức, kinh nghiệm truyền thống, đảm bảo tính ổn định và sinh kế của người dân, trong đó người dân và doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, Nhà nước đóng vai trò định hướng, dẫn dắt; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và hỗ trợ khởi nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư. Quá trình chuyển đổi cần có tầm nhìn dài hạn, ưu tiên cho thích ứng với biến đổi khí hậu nhưng cũng phải tận dụng các cơ hội để phát triển kinh tế các-bon thấp, kinh tế xanh, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.
-
An Giang, hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao
-
Dịch vụ môi trường rừng đã thu được gần 3.100 tỷ đồng
-
Đồng Nai tìm kiếm giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ từ công nghệ Nhật Bản
-
Sẽ có 12 ngày lấy nước đổ ải vụ Đông Xuân 2023-2024 ở Bắc bộ
- Việt Nam lỡ cơ hội lần thứ 4 để gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu
- Các giải pháp bảo vệ môi trường của trang trại chăn nuôi tham gia nông nghiệp tuần hoàn
- Đồng Nai: Tìm giải pháp đưa "Cơ giới hoá, tự động hoá vào sản xuất nông nghiệp
- Nông dân Đắk Nông kỳ vọng cà phê trúng mùa, trúng giá
- Việt Nam đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống
- TP. Hồ Chí Minh tìm giải pháp dài hạn cho nông nghiệp công nghệ cao
- Xuất khẩu rau quả đã vượt cả năm 2022
-
Hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành phối hợp với Bộ Nội vụ giải quyết những vướng mắc, tồn tại để hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024.
-
Kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm(Tapchinongthonmoi.vn) - Để ngăn chặn triệt để, chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát tốt các loại dịch bệnh động vật, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Hiệu quả từ Dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị”(Tapchinongthonmoi.vn) Sau thời gian thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên đa dạng sinh thái (ĐDSH) và chức năng hệ sinh thái rừng” tại 2 xã vùng đệm Tam Hợp, Tam Quang (huyện Tương Dương – Nghệ An) do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, Hội Nông dân huyện Tương Dương là đơn vị chủ trì đã góp phần tạo sinh kế cho người dân đồng bào dân thiểu số, là yếu tố rất quan trọng để giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
-
Bạc Liêu chủ động ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặnChiều ngày 6/12 tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu hạn hán, xâm nhập mặn vụ mùa 2023 - 2024.
-
Thủ tướng: 5 đặc điểm nổi bật tạo tiềm năng, cơ hội, lợi thế rất đặc biệt của Đồng bằng sông HồngThủ tướng yêu cầu nội dung Quy hoạch Đồng bằng sông Hồng cần làm rõ thêm 5 đặc điểm nổi bật tạo nên tiềm năng rất khác biệt, cơ hội rất nổi trội, lợi thế cạnh tranh rất rõ của vùng; đồng thời gợi ý nhiều định hướng vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cụ thể trong xây dựng Quy hoạch vùng, trong đó nhấn mạnh liên kết vùng là một trong những đột phá, động lực tăng trưởng mới.
-
Khi nông dân làm thầy giáo dạy cách làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) - Mô hình “Nông dân dạy nông dân” đang phát huy hiệu quả, tạo bước chuyển biến rõ nét ở khu vực kinh tế nông thôn. Những thầy giáo không “bằng cấp” này không có giáo án bài giảng mà chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế trong chăn nuôi, trồng trọt của mình để truyền đạt kiến thức cho các nông dân khác để cùng nhau vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế.
-
Ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩmThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Những điểm mới của Luật Căn cước(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 27/11/2023, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024. So với Luật Căn cước công dân, Luật Căn cước có điểm gì mới? Tiến sĩ luật Trần Thị Thu Hà (giảng viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh) đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này.
-
'Cải cách việc cấp giấy chuyển tuyến có hạn 1 năm cho một số bệnh'Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ sẽ tiếp tục mở rộng danh mục và thời gian cấp phát thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) cho tuyến xã cho một số bệnh mãn tính; cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính…
-
Hà Nội: Tăng phí tham quan nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sửPhí tham quan một lượt với mỗi khách đến Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám là 70.000 đồng; Đền Ngọc Sơn 50.000 đồng; Di tích Nhà tù Hỏa Lò 50.000 đồng; Trung tâm Hoàng thành Thăng Long 100.000 đồng.
-
1 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
2 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
3 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
4 Bộ trưởng Nông nghiệp Kaluga (Nga) thăm trang trại TH true MILK: "Chúng tôi nể phục và tiếp thu được nhiều bài học có giá trị"
-
5 Thanh Hóa: Xưởng chế biến dăm gỗ hoạt động không phép, nhiều sai phạm sao vẫn tồn tại