Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Đại biểu 'truy' trách nhiệm của Bộ Tài chính về giá sách giáo khoa

11:39 08/06/2022 GMT+7
Sáng 8/6, Quốc hội tiếp tục chất vấn nhóm vấn đề thứ 2 thuộc lĩnh vực tài chính. Đại biểu nêu câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc về trách nhiệm trong việc thẩm định giá với sách giáo khoa.

Đại biểu Quốc hội Châu Quỳnh Dao (Đoàn đại biểu tỉnh Kiên Giang)  đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN.

Nêu câu hỏi về giá sách giáo khoa khi doanh nghiệp được xác định giá và kê khai giá với Bộ Tài chính trước khi đưa ra thị trường, đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung (Hải Dương) cho rằng giá sách giáo khoa là do Bộ Tài chính chứ không phải là Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Câu hỏi đặt ra là Bộ Tài chính có chia sẻ gì về vai trò trách nhiệm của thẩm định giá với sách giao khoa?

Cũng quan tâm về giá sách giáo khoa, đại biểu Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang) cho hay hơn 2 năm về trước, Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo có kiến nghị Bộ Tài chính rà soát, đánh giá để trình cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung sách giáo khoa vào danh mục nhà nước định giá nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Đại biểu đặt câu hỏi về nguyên nhân, trách nhiệm và khi nào hoàn thành để người dân yên tâm vào trong bối cảnh sắp vào năm học mới?

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung (Hải Dương) chất vấn việc kê khai giá sách giáo khoa hiện thế nào và có đưa mặt hàng vào diện bình ổn giá hay không, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc kê khai giá sách giáo khoa vẫn được doanh nghiệp thực hiện. Nhà nước chỉ thẩm định giá với những loại sản phẩm được mua bằng ngân sách, còn mặt hàng này, người mua tự lựa chọn mua nơi nào tốt nhất, rẻ nhất, trên tinh thần minh bạch, công khai.

Trước câu hỏi của đại biểu về có đưa sách giáo khoa vào diện bình ổn giá hay không, ông Hồ Đức Phớc cho hay, việc có đưa sách giáo khoa vào diện bình ổn giá hay không là thẩm quyền của Quốc hội, còn các bộ sẽ tham mưu cho Chính phủ và Chính phủ tham mưu cho Thường vụ Quốc hội rồi Quốc hội quyết định có đưa việc này vào diện bình ổn giá không, đưa vào luật giá hay không. 

“Luật giá của chúng ta đang sửa theo lộ trình. Nhiệm kỳ này sẽ bàn về Luật giá. Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã họp bàn, thống nhất sẽ báo cáo Thủ tướng, đưa mặt hàng sách giáo khoa vào Luật giá sắp tới sửa, nhưng được quyết định hay không thì lại thuộc thẩm quyền Quốc hội”, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết.

Đại biểu Châu Quỳnh Giao tranh luận với phần trả lời của Bộ trưởng: Trong 2 năm qua không hiểu lý do vì sao Ủy ban Văn hóa giáo dục và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhiều lần kiến nghị Bộ Tài chính về việc này nhưng chưa được trả lời. 

“Cử tri và thành viên của Quốc hội mong muốn để các em học sinh không bị lỡ nhịp. Chúng ta đã lỡ nhịp năm học 2021- 2022 và tới đây chắc chắn lỡ nhịp nữa. Nguyên nhân vì sao chúng ta khó khăn khi phản hồi ý kiến của Đại biểu Quốc hội và ý kiến của  Bộ GD&ĐT? Đến khi nào giá sách giáo khoa của chúng ta ở mức phù hợp để hài hòa giữa doanh nghiệp, nhà nước và người dân để đáp ứng chủ trương của Đảng và Nhà nước giáo dục là quốc sách hàng đầu?”, đại biểu Châu Quỳnh Giao nhấn mạnh. 

Trả lời phần tranh luận của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, văn bản của đại biểu gửi từ năm 2020, về phía cá nhân Bộ trưởng chưa nhận được văn bản này. Về vấn đề giảm giá sách giáo khoa thì phải đưa giá sách giáo khoa vào Luật giá mới có cơ sở để làm, còn không thì chỉ được chỉ đạo trong khung giá. Hiện giá sách được kê khai đúng trong khung giá. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý, đặc biệt là cơ quan chủ quản phải vận động doanh nghiệp tiết giảm chi phí, để giá thành hạ xuống, từ đó giá bán ra hạ xuống. "Nếu đưa vào diện bình ổn thì phải đưa vào Luật giá", Bộ trưởng khẳng định.

Về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Bộ trưởng thì có nhiệm kỳ nhưng quản lý nhà nước là liên tục nên những vấn đề trước đây có văn bản, dù ở thời kỳ nào thì cũng mong Bộ trưởng chỉ đạo, rà soát nội dung, nhiệm vụ trước đây chưa hoàn thành, chưa thực hiện. 

Theo TTXVN

“Giải quyết điểm nghẽn ở đâu thì hỏi địa phương, vậy vai trò của Bộ Nông nghiệp ở đâu?”
Tại phiên chất vấn trước Quốc hội về nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, đã có 53 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Lê Minh Hoan.