Dám nghĩ, dám làm vươn lên làm giàu từ vùng đất khó
Đó là ông Mai Văn Rõ (1962), nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu của tỉnh Bình Định. Nhiều năm liền ông luôn đạt danh hiệu “Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”. Không những chăm chỉ lao động sản xuất, làm giàu cho gia đình, ông Rõ còn gương mẫu, tích cực giúp đỡ bà con xung quanh cùng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Ông Mai Văn Rõ ở huyện Hoài Tân tỉnh Bình Định, xuất thân từ một gia đình thuần nông, cuộc sống gia đình còn gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn quanh năm. Lớn lên, đến tuổi lập gia đình, ông cũng chỉ quanh quẩn với cây lúa, cây rau mà vẫn không thoát khỏi cái nghèo đeo bám từ bao đời nay. Nhìn đất đai rộng rãi, sức lao động có sẵn, ông Rõ luôn đau đáu suy nghĩ phải làm sao thay đổi và cải thiện đời sống.
Năm 2005, vay vốn được từ nhiều nguồn khác nhau, ông “liều mình” đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi tập trung để chăn nuôi heo sinh sản và heo thịt. Vượt qua được những khó khăn ban đầu, đến nay trang trại của ông đã có tổng diện tích hơn 1.770m2 với đầy đủ cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm.
Không ngừng nỗ lực, năm 2015, ông Rõ tiếp tục đầu tư và mở rộng xây cất chuồng trại, tiêu độc khử trùng chuồng trại và tăng đàn, tái đàn lợn. Và tiếp tục học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, “tôi tham dự không sót một lớp tập huấn hay bồi dưỡng nào về chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi” – ông nói. Nhờ đó, mà ông đã rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân và tiếp thu được nhiều cách làm hay, sáng tạo để phục vụ chăn nuôi sản xuất cho gia đình.
Quả thật, trời đã không phụ lòng người, những cố gắng của ông nay đã được đền đáp xứng đáng. Đến năm 2018 trong chuồng luôn có 40 heo nái và 500 heo thịt, gà từ 6.000 đến 15.000 con mỗi lứa xuất bán trong năm, đến năm 2020 gà tăng lên trên 36.000 con. Chỉ tính riêng năm 2019, trang trại của ông đã bán ra thị trường hơn 30.000 con gà thịt, 120 con heo thịt, heo nái,… thu về hơn 3 tỷ đồng.
Ngoài ra, với 8ha đất đồi gò, ông lại tiếp tục đầu tư trồng rừng nguyên liệu và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, ông chọn cây keo lai ở trung tâm giống cây trồng ở An Nhơn (Quy Nhơn). Ông nhận thấy rằng cây keo lai rất phù hợp với điều kiện thỗ nhưỡng và khí hậu của địa phương vừa dễ trồng, ít tốn công chăm sóc lại dễ thích nghi.
Sau khoảng 4 năm, ông khai thác bán lô keo đầu tiên có dáng cây to, đủ điều kiện của khách hàng, sau khi bán xong ông chọn thời điểm thích hợp để trồng lại nhằm đảm bảo diện tích rừng kinh tế của gia đình. “Thú thực, nhiều lúc tôi cũng thấy kiệt sức và muốn từ bỏ. Nhưng tôi vẫn phải lỳ lợm, kiên nhẫn và chịu đựng để có được thành quả như hôm nay” – Ông Mai Văn Rõ chia sẻ.
Đến nay, với mô hình trang trại tổng hợp, mỗi năm gia đình ông thu lại hơn 5 tỷ đồng/năm, sau khi đã trừ chi phí còn lãi hơn 1,5 tỷ đồng. Gia đình ông tạo công ăn việc làm ổn định cho 2 lao động/ năm, với mức thu nhập bình quân 4 triệu đồng/tháng/1 lao động và 7 – 10 lao động thời vụ.
Với những thành tích tiêu biểu của mình, năm 2017 ông vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có thành tích trong lao động sản xuất giai đoạn 2012-2016, được T.Ư Hội NDVN trao danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp Trung ương, giai đoạn 2012 – 2016 và nhiều giấy khen của các cấp, các ngành, địa phương.
Bảo Trung
-
Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu -
Hưng Yên: Hàng trăm người dân mất tiền tỷ vì cây cảnh ngập lụt, lợn phải bán non -
Quảng Trị: Bốn huyện đã xuất hiện dịch bệnh lở mồm long móng ở trâu bò -
TP.HCM: Mô hình trồng lúa ST25 hữu cơ cho hiệu quả đầu tiên của huyện ngoại thành Bình Chánh
- Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ
- Ban hành Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Nông dân ven sông Lam đánh thức tiềm năng “vốn tự nhiên” từ con rươi
- TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư xây dựng hàng trăm công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới
- Quảng Trị: Huyện Hướng Hóa công bố dịch lở mồm long móng
- Khẩn trương phổ biến phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy trên bò sữa ở tỉnh Lâm Đồng
- Bộ NN&PTNT báo cáo vụ bò sữa chết bất thường sau tiêm vaccine ở Lâm Đồng
-
Cảm động danh sách ủng hộ đồng bào bão lũ từ một xóm nghèo ở Hà Tĩnh(Tapchinongthonmoi.vn) - Từng chịu cảnh ngộ đau thương do thiên tai tàn phá, một xóm nghèo ở xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã chia sẻ đồng bào lũ lụt miền Bắc bình quân mỗi hộ từ 500 trăm đồng đến 1 triệu đồng.
-
FPT Long Châu chung tay góp sức hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi mưa lũ(Tapchinongthonmoi.vn) - Hưởng ứng lời kêu gọi của Lãnh đạo Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam và các cơ quan trung ương...Hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu cùng Báo Sức khoẻ và Đời sống đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm chung tay góp sức, hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi mưa lũ
-
Ấm lòng người dân vùng lũ Yên BáiNgày 15/9/2024, Tạp chí Nông thôn mới (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Yên Bái, Hội ND xã Sơn Hải, Nhóm thiện nguyện từ tâm Hải Long (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đã có chuyến thăm và tặng quà cho người dân xã Tuy Lộc (TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái) bị thiệt hại nặng bởi lũ, lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra.
-
Hướng dẫn vệ sinh chuồng nuôi, khôi phục chăn nuôi sau bão lũĐể giúp bà con nông dân trở lại công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm sau bão lũ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phổ biến, hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn và khôi phục, phát triển chăn nuôi. Do đó yêu cầu người chăn nuôi cần thực hiện những công việc sau để khôi phục đàn gia súc, gia cầm.
-
Thủ tướng: Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử tháchVới sáu điểm tựa Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi đồng bào, đồng chí “làm việc bằng hai,” “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm” để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3.
-
Thị trường chứng khoán: Dòng tiền sẽ chảy vào hay tiếp tục quan sát?Trong tuần giao dịch từ 9-13/9/2024, thị trường chứng khoán tiếp tục có tuần thứ 3 liên tiếp điều chỉnh giảm từ vùng đỉnh 1.290 điểm ở nhịp hồi phục trước đó. Giá trị giao dịch bình quân một phiên tiếp tục sụt giảm về 12.964 tỷ đồng/phiên. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng, tuy nhiên giá trị bán ròng có chiều hướng thấp dần ở các phiên cuối tuần.
-
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớnSáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
-
Thống kê ban đầu: Bão số 3 gây thiệt hại hơn 31.000 tỷ đồngTheo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra hơn 31.596 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê thiệt hại.
-
Mọi trẻ em đều phải được vui chơi, học tập và phát triển toàn diệnPhó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị các cấp, các ngành, đoàn thể, các bậc cha mẹ, thầy cô,… tiếp tục có nhiều hành động thiết thực hơn nữa, quan tâm, chăm lo, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để mọi trẻ em dù ở lứa tuổi nào, cấp học nào, miền núi hay đồng bằng, biên giới hay biển đảo xa xôi đều được vui chơi, học tập và phát triển toàn diện, được sống trong tình yêu thương, môi trường sống an toàn, lành mạnh.
-
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để đảm bảo an toàn?Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại bánh chưng, bánh mỳ và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến, được hút chân không để bảo quản.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3