Đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi huyện Bá Thước
Nhiều dự án được xây dựng và triển khai
Xác định mục tiêu quan trọng bậc nhất của chương trình là giảm nghèo bền vững và nâng cao thu nhập, điều kiện, đời sống cho người dân, các cấp HND trên địa bàn huyện đã chủ động chỉ đạo triển khai các hoạt động hiệu quả. Trước hết, Hội xác định là thay đổi tư duy, nhận thức trong cách làm, cách triển khai, phải tự vươn lên bằng chính nội lực, tập trung vào những lĩnh vực là thế mạnh của địa phương nhằm giảmm tỷ lệ hộ nghèo; hướng dẫn, hỗ trợ nông dân các dân tộc thiểu số các mô hình phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Các cơ sở Hội đã phối hợp với chính quyền xây dựng các dự án và thành lập các tổ hợp tác cộng đồng thực hiện các dự án phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hiện nay, toàn huyện có 19 xã, thị trấn tham gia chương trình và giao cho HND huyện Bá Thước tập trung chỉ đạo thực hiện 47 dự án, 1.855 hộ tham gia với tổng số tiền trên 19 tỷ đồng. Điển hình như: HND xã Thiết Ống 7 dự án với 154 hộ tham gia; xã Thành Lâm 4 dự án với 205 hộ tham gia; xã Lương Trung 4 dự án với 157 hộ tham gia. Trong đó có 23 dự án Chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản; 02 dự án chăn nuôi dê; 01 dự án trồng măng Bum; 04 dự án nuôi vịt Cổ Lũng; 01 dự án trồng quýt hoi; 03 dự án trồng mận Tam Hoa; 03 dự án nuôi cá lồng bè, và các dự án trồng cây ăn quả, trồng cây dổi lấy hạt….
Từ đầu năm 2024 đến nay, các cơ sở Hội đã thành lập và thực hiện tổng số 10 dự án gồm: Dự án bò sinh sản: 02 dự án, Nuôi cá dốc: 01 dự án, Chăn nuôi lợn cỏ: 01 dự án, Cây ăn quả: 06 dự án. Từ những dự án này, đã góp phần hỗ trợ bà con nông dân từng bước ổn định sản xuất, cải thiện thu nhập và phát triển kinh tế gia đình.
Niềm vui lộ rõ trên khuôn mặt, bà Bùi Thị Thủy, thôn Trung Tâm, xã Ái Thượng, cho biết: “Cuộc sống gia đình tôi trước đây rất khó khăn, chủ yếu trông chờ vào mấy sào ruộng. Nhờ HND quan tâm, hỗ trợ từ Dự án 3 con lợn lòi, tổng giá trị 9 triệu đồng, nên gia đình có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế. Trong quá trình nuôi, gia đình nhận được sự hướng dẫn tận tình về kinh nghiệm, kỹ thuật nên đàn lợn phát triển tốt. Có được cuộc sống ổn định như hôm nay, tôi cảm thấy vui mừng và cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của HND”.
Cũng trên địa bàn xã Ái Thượng, gia đình ông Trương Văn Nhiên, thôn Côn, được hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu Quốc gia, ông đã đầu tư 3 lồng nuôi cá, mỗi lồng 80 kg giống cá trắm cỏ. Nhờ được HND huyện giúp đỡ và học hỏi kinh nghiệm nuôi từ các hội viên trong Tổ hội nông dân nghề nghiệp nuôi cá lồng về kỹ thuật chọn cá giống, mật độ thả cá, quy trình chăm sóc, thường xuyên làm vệ sinh lồng nuôi để bảo đảm nước lưu thông tốt, cung cấp đủ oxy cho cá và cách phòng trừ dịch bệnh… Theo tính toán, sản lượng cá nuôi lồng của gia đình ông Nhiên mỗi năm đạt gần 3 tạ.
Được sự hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, HND xã Thiết Ống đã xây dựng 7 dự án như: Chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản; Chăn nuôi dê; Trồng măng Bum... Các Dự án hiện nay đang phát huy hiệu quả, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, mở ra hướng thoát nghèo cho hàng trăm hộ dân trên địa bàn. Điển hình như mô hình Trồng măng Bum, một giống cây đặc hữu của núi rừng, măng Bum là loài cây bản địa dễ chăm sóc, cây này có thể mọc trên những vùng núi đá, đồi dốc cằn cỗi, dự án có 28 hộ tham gia, mỗi hộ trồng từ 3-5 sào, giá dao động từ 30.000 đến 40.000 đồng/kg, HND xã đã hướng dẫn các hộ áp dụng khoa học - kỹ thuật để măng mập và năng suất hơn.
Tiếp tục hỗ trợ nông dân phát huy tốt các dự án
Để Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 triển khai hiệu quả, các cấp HND trên địa bàn huyện đã chủ động liên kết với các Công ty, doanh nghiệp cung ứng giống, phân bón, vật tư nông nghiệp cho nông dân.
Đồng thời, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử Potmast để giới thiệu và tiêu thụ (sản phẩm Vịt Cổ Lũng, Nếp Hạt Cau, Trà Quýt hoi); Thành lập vận động Qũy HTND cấp huyện với kinh phí huy động đến thời điểm hiện tại là 348 triệu đồng đồng; đã có 35 lượt hộ gia đình hội viên, nông dân vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương.
Cùng với đó, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để nông dân được vay vốn đầu tư cho phát triển SXKD với tổng dư nợ trên 800 tỷ đồng cho 8.459 lượt hộ vay. Thông qua nguồn vốn Hội đã động viên khuyến khích nông dân phát triển sản xuất theo mô hình gia trại, sản xuất kinh doanh tổng hợp, sử dụng lao động hợp lý đạt hiệu quả cao.
Tiếp đến, HND các cấp cũng đã xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả và vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp và xây dựng, phát triển các mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp. Năm 2023 đã phối hợp hướng dẫn, vận động thành lập 01 chi hội nghề nghiệp, 07 tổ hội nghề nghiệp, 02 hợp tác xã. Tổ chức tập huấn, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao cho 9.825 lượt hội viên tham gia; giúp đỡ trên 2.000 lao động có việc làm tại chỗ; cung ứng 356 tấn phân bón trả chậm, 9 tấn giống các loại.
Nói về cách thức triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện trong thời gian qua, ông Phạm Văn Thẩm, Chủ tịch HND huyện Bá Thước cho biết: “Bám sát chủ trương, kế hoạch của cấp trên; công tác tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình luôn được HND các cấp trên địa bàn huyện đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, xác định rõ mục tiêu, đích đến Chương trình hỗ trợ; từ đó lựa chọn các nội dung hỗ trợ phù hợp với nguyện vọng của người dân theo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” trong quản lý và sử dụng nguồn lực gắn với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, chú trọng quan tâm, hỗ trợ nâng cao chất lượng cuộc sống tại các vùng còn nhiều khó khăn, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao”
Nhờ những giải pháp thiết thực đã và đang được thực hiện, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Bá Thước đã từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, góp phần hoàn thành các mục tiêu về phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện.
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn -
13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5 hoàn thành chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giao -
Nghệ An: Các cấp Hội cần tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, cách làm hiệu quả, kết quả ấn tượng -
Hội Nông dân huyện Diễn Châu đã chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, xây dựng Hội, xây dựng mô hình, điển hình
- Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN thăm và làm việc tại tỉnh Đồng Tháp
- Tuyên truyền pháp luật đến nông dân được duy trì thường xuyên, ổn định
- Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN làm việc với Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang
- Trà Vinh: Trồng chanh xuất khẩu, nông dân thu nhập 600 - 700 triệu đồng/ha/năm
- Bàn giải pháp phát huy vai trò của Hội Nông dân trong hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn vì sức khoẻ cộng đồng
- Hội Nông dân tỉnh Bình Dương: Hàng loạt chương trình phối hợp, hợp tác được ký kết
- Trái cây Việt Nam áp dụng công nghệ cao tiếp cận các thị trường “khó tính”
-
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộTổng Bí thư cho biết Bộ Chính trị thống nhất quyết tâm chính trị mạnh mẽ tổng kết sớm toàn diện NQ18 làm cơ sở báo cáo Trung ương có những quyết sách mạnh mẽ được tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy.
-
COP29: Một bước lùi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầuCác nhà khoa học cảnh báo rằng mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở 1,5 độ C mà các quốc gia đã cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 đang bị đe dọa nghiêm trọng.
-
Hà Nam: Thúc đẩy hỗ trợ kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xãNgày 24/11, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm, liên kết chuỗi giá trị các HTX trên địa bàn tỉnh.
-
Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên: Chuyển đổi số toàn diện(Tapchinongthonmoi.vn) - Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên xác định chuyển đổi số sẽ là động lực để phát triển và là hướng đi mới trong nâng cao chất lượng đào tạo. Từ đó thầy và trò nhà trường đã triển khai đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực: Tuyển sinh, dạy/học, quản lý và đào tạo…
-
Quảng Nam: Mưa rất lớn gây sạt lở, ách tắc nhiều tuyến giao thông quan trọng(Tapchinongthonmoi.vn) - Do ảnh hưởng của mưa lớn những ngày qua (lượng mưa đêm 24/11 lên đến 800mm) gây ra rất nhiều điểm sạt lở trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Trong đó, tuyến đường quốc lộ 40B đoạn qua xã Trà Bắc của huyện Bắc Trà My nhiều điểm bị sạt lở xuống nền gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.
-
Đa dạng các sản phẩm nông nghiệp tại Lễ hội Sắc màu di sảnĐây là một trong những sự kiện của chuỗi hoạt động diễn ra ở Lễ hội Sắc màu di sản được tổ chức tại tỉnh Nghệ An nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, khẳng định vị thế nông sản Việt trên thị trường.
-
Gia Bình: Hành trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao25 năm sau khi tái lập, huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) đã có sự phát triển vượt bậc, khi năm 2018 huyện đã về đích huyện nông thôn mới (NTM), sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Với mục tiêu đến cuối năm 2026 sẽ về đích huyện NTM nâng cao, Gia Bình đang trên hành trình kiến tạo tương lai, với khí thế tự tin, chắc thắng…
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USDViệt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghịSáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
3 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
4 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết -
5 Hướng dẫn cách nuôi gà an toàn khi thời tiết giao mùa