
Xã Tân Lập, huyện Tân Biên là một xã biên giới của tỉnh Tây Ninh. Trước đây, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, cuộc sống khó khăn nhưng với ý chí vươn lên làm giàu, cùng các chính sách hỗ trợ từ các cấp chính quyền, đoàn thể đã làm thay đổi cuộc sống của người dân trên quê hương vùng căn cứ cách mạng. Đây là nơi trú đóng của Trung ương Cục miền Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Hội Nông dân Giải phóng miền Nam…

Từ anh giao liên trở thành nông dân tỷ phú
Về vùng nông thôn xã biên giới Tân Lập hôm nay, ta như thấy một bức tranh tươi mới mà người hoạ sĩ tài năng chính là những người dân quê hiền hoà, chân thực. Bức tranh quê hương Tân Lập vừa hiện đại dáng dấp của phố xá, vừa yên bình thoáng mát của một miền quê với những rặng cây cao su trải dài hai bên đường nhựa sạch sẽ, cùng với nhiều những mô hình sản xuất nông nghiệp như mô hình măng lục trúc, măng thái, trồng rau an toàn, mô hình chăn nuôi bò sinh sản, mô hình nuôi ong lấy mật; mô hình nuôi gà thả vườn, và những vườn mít, quýt đường, bưởi da xanh… của hàng trăm hội viên nông đã góp phần thay da đổi thịt trên quê hương này.
Là người từng tham gia hoạt động cách mạng bảo vệ vùng căn cứ địa cách mạng Trung ương Cục miền Nam và chung tay góp sức xây dựng địa phương ngay khi hòa bình lập lạị, ông Phạm Văn Sĩ (SN1956), ngụ ấp Tân Tiến, xã Tân Lập thấy được sự nỗ lực không ngừng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương trong công cuộc xây dựng và phát triển Tân Lập ngày càng đẹp giàu.
Ông Sĩ kể: Tôi vốn là con em Việt kiều Campuchia, quê gốc ở Thái Thụy, Thái Bình, bố mẹ sang Campuchia từ năm 1944 làm phu ở đồn điền cao su, năm 1973 tôi theo gia đình đến mảnh đất này sinh sống, khi đó tôi tham gia công tác giao liên tại Thông tấn xã Giải phóng.
Sau ngày thống nhất đất nước, tôi tiếp tục công tác tại địa phương và lập gia đình. Những năm đầu mới lập gia đình, vợ chồng chúng tôi còn gặp rất nhiều khó khăn, chỉ có 1 cặp trâu để làm rẫy, dần dần tích lũy tiền mua đất để tăng gia sản xuất, năm 1984 thì nghỉ công tác về tập trung vào nghề nông.
Qua nhiều năm liền được mùa, được giá gia đình ông Sĩ mua thêm đất để sản xuất lên đến 30ha trồng cao su, mở rộng kho bãi kinh doanh hàng nông sản để hỗ trợ tiêu thụ cho nông dân trong vùng và phân phối cho thị trường trong nước và xuất khẩu đạt lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.
“Những ngày đầu gian nan vất vả lắm, ngoài sức trâu và cái cuốc, cái xẻng ra thì chẳng có máy móc cơ giới nào để hỗ trợ. Không như bây giờ, nhờ sự phát triển của đất nước, làm nông nghiệp được áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất nên nhàn nhã và hiệu quả hơn rất hiều. Tôi luôn nhắc nhở con cháu rằng: Để có thành quả vẻ vang này, nhiều gương nông dân, cán bộ Hội Nông dân giải phóng miền Nam đã chiến đấu dũng cảm kiên cường giữ đất, giữ làng…”, ông Sĩ chia sẻ.
Ông Sĩ cho biết thêm: “Được như ngày hôm nay, ngoài sự năng động, chịu khó, gia đình được hỗ trợ từ các ban, ngành đoàn thể, Hội Nông dân. Tôi luôn ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt các phong trào của địa phương, làm tốt bổn phận của người công dân, tích cực lao động sản xuất góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội và làm tốt phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Qua việc tổ chức sản xuất, kinh doanh ông đã nâng quy mô sản xuất lên về diện tích và tăng thêm về nghề nghiệp, từ đó giải quyết được 30 lao động lao động tại địa phương. Thường xuyên tham gia và đóng góp cho các Quỹ an sinh xã hội tại địa phương và giúp đỡ được cho trên 162 hộ nghèo xóm ấp và trong toàn xã. Hàng năm ông còn hỗ trợ tặng quà cho các hộ nghèo ít nhất từ 213 phần quà trị giá khoảng 92 triệu đồng.
“Những hành động nhỏ này chỉ mong giúp đỡ phần nào cho người còn khó khăn trước mắt để vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu cho bản thân, gia đình. Chung tay góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”. ông Sĩ nói.

Cùng vươn lên từ mô hình kinh tế tập thể
Ông Nguyễn Văn Đảm, Chủ tịch Hội ND xã Tân Lập chia sẻ, Ban Thường vụ Hội ND xác định công tác “Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (NDSXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” là phong trào trọng tâm, xuyên suốt trong hoạt động của Hội, các chi tổ Hội đã tổ chức thực hiện đi vào nề nếp, phát triển sâu rộng, có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội sâu sắc.
Ban Chấp hành Hội còn tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phát triển kinh tế tập thể, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghề ngắn hạn cho các đối tượng là hội viên, nông dân trực tiếp làm nông nghiệp, tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất và chăn nuôi; xây dựng và nhân rộng các mô hình trình diễn…
Hướng dẫn thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phát triển ngành nghề, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân và khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật, tham quan học tập các mô hình sản xuất có hiệu quả của các xã trong huyện, nhằm giúp hội viên, nông dân nâng quy mô sản xuất và xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, liên kết sản xuất, kinh doanh.
Qua đó đã xây dựng mối liên kết “6 nhà”, hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm quy mô lớn, hiệu quả thông qua mô hình kinh tế tập thể như: Mô hình trồng rau an toàn; mô hình chăn nuôi bò sinh sản; mô hình măng lục trúc, măng thái; mô hình nuôi ong lấy mật; mô hình nuôi gà thả vườn, mô hình trồng cây có múi, mô hình mít thái siêu sớm, quýt đường, bưởi da xanh…
Hội viên nông dân được chú trọng về các loại hình, mô hình kinh tế, các hoạt động kinh tế tập thể trên địa bàn xã có nhiều chuyển biến tích cực, đã xây dựng, phát triển được 2 chi hội với tổng số 20 thành viên tham gia chi hội nghề nghiệp; Số Tổ hội nghề nghiệp thành lập đến hiện tại là 32 tổ với 107 thành viên tham gia.
Song song với những phát động có tính thiết thực cho hội viên ND, công tác tuyên truyền, vận động nông dân tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và bảo vệ môi trường, qua sự phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tuyên truyền vận động đã được đại đa số các gia đình tích cực hưởng ứng và đạt 5/5 ấp đều có 1 mô hình tham gia bảo vệ môi trường hiệu quả. Thông qua phong trào đã tác động đến nhận thức của cán bộ, hội viên nông dân trong việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tích cực tham gia công tác xã hội… phát huy truyền thống quê hương cách mạng, chung tay xây dựng nông thôn mới, góp phần thay đổi diện mạo vùng đất cách mạng.
“Trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, Hội ND xã đã truyên truyền hội viên thực hiện tốt Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện chỉ đạo xuyên suốt các chỉ đạo từ cấp tỉnh và huyện… đồng thời vận động các hội viên, mạnh thường quân chung tay đóng góp trong công tác phòng, chống dịch. Qua vận động, Hội ND xã đã tiếp nhận và trao gần 760 phần quà trị giá 300.000 đồng/phần để giúp cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn và hỗ trợ cho các chốt phòng, chống dịch khu vực biên giới và trên địa bàn”.
Ông Nguyễn Văn Đảm, Chủ tịch Hội ND xã Tân Lập.
Hoàng Tuấn
-
Cần phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với lợi thế vùng miền
-
Lãnh đạo Trung ương Hội NDVN dự Đại hội cấp cơ sở tại Hải Dương
-
Bắc Kạn: 100% cán bộ cấp huyện được tập huấn nội dung liên quan đến Đại hội
-
Hội ND Nghệ An gặp mặt phóng viên, cộng tác viên tuyên truyền về công tác Hội và phong trào nông dân
- Hội Nông dân Việt Nam lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi)
- Hội Nông dân TP. HCM triển khai có hiệu quả Nghị quyết về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới
- Lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Nhiều đóng góp sát với nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nông dân
- Hưng Yên chú trọng nâng chất cán bộ Hội ở cơ sở
- Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực
- Hội Nông dân Hải Dương: Huy động trí tuệ tập thể góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
- Hội Nông dân Nghệ An: Nhiều ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
-
Nghệ An: 2.420 ngôi nhà tình nghĩa tại 6 huyện miền núi do lực lượng Công an hỗ trợ(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 22/3/2023 tại xã Tam Hợp (Tương Dương, Nghệ An), Bộ Công an đã phối hợp Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTQ tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ trao tặng nhà mẫu và kinh phí hỗ trợ xây nhà cho người nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
-
Đồng Nai: Đối thoại với nông dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệpNgày 23/3/2023, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị gặp gỡ nông dân, Hội Nông dân, các nhà khoa học, quản lý… để cùng trao đổi định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất của nông dân trong tỉnh.
-
Bảo vệ nước, an toàn trước thiên tai: "Cảnh báo sớm để hành động sớm"Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng “cảnh báo sớm để hành động sớm, hành động kịp thời” là giải pháp quan trọng để giảm thiểu được nhiều rủi ro từ thiên tai.
-
Thanh niên xứ Lạng thành công với than sạch không khói(Tapchinongthonmoi.vn) Vừa kinh doanh phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần bảo vệ môi trường… đó là mô hình sản xuất kinh doanh than sạch không khói của thanh niên Lý Văn Vương ở xã Tân Thành (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn).
-
Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 2-2,5%Kỳ vọng vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp năm 2023 tăng trưởng từ 2-2,5%, UBND tỉnh Long An vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
-
Thông tin cảnh báo thiên tai cần chính xác, kịp thời đến từng người dânĐể ứng phó với thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan và khó đoán định cần có hệ thống cảnh báo sớm, thông tin kịp thời đến từng người dân.
-
Cà Mau: Thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thịÔng Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Cà Mau cho biết: Ứng dụng Chính quyền điện tử (CaMau-G) được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng và trên các phương điện truyền thông đại chúng. Đây là ứng dụng làm đại diện, tích hợp các ứng dụng nền tảng số, các dịch vụ thuộc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng thuận tiện thông qua thiết bị di động, điện thoại thông minh.
-
Tạo đòn bẩy thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệpTham gia chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu trong quá trình triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện của doanh nghiệp.
-
Toàn văn thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ươngTrong các ngày 21 và 22/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 27. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
-
Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến khó lường, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chốngBộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức triển khai kế hoạch phòng, chống dịch năm 2023.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh