Nghệ An: Công tác Hội và phong trào nông dân có bước chuyển biến toàn diện, mạnh mẽ
Ngày 30/12, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hội và phong trào nông dân năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự và chỉ đạo hội nghị có ông: Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Ông Nguyễn Quang Tùng - Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh chủ trì hội nghị.
Nhiều hoạt động mang đậm dấu ấn của Hội
Năm 2024 là đã để lại nhiều dấu ấn nổi bật của hoạt động Hội và phong trào nông dân tỉnh Nghệ An. Đây là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân tỉnh, công tác Hội và phong trào nông dân chuyển biến đều, toàn diện. Điều này đến từ 4 yếu tố: Thứ nhất, là có sự kế thừa, phát huy những giá trị đã đạt được từ trước; Thứ hai, năm nay nhìn chung mọi việc cũng thuận nhờ nông nghiệp được mùa. Vấn đề quan trọng nữa là không khí chính trị năm đầu sau đại hội hứng khởi, quyết tâm cao hơn; Thứ ba, Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị ban hành và sau đó Tỉnh ủy, các Huyện ủy, Thành ủy ban hành kế hoạch thực hiện đã tạo một sự quan tâm chung; Thứ tư, sau Đại hội, đội ngũ cán bộ mới trẻ, năng động góp công sức cho công tác Hội… Đây chính là những yếu tố đẩy phong trào phát triển chung.
Công tác tuyên truyền Nghị quyết được quan tâm đẩy mạnh, năm 2024 có 2 đợt cao điểm học tập Nghị quyết Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam và Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh và Nghị quyết 46-NQ/TW. Nhờ có công nghệ thông tin trực tuyến nên công tác phổ biến này được quán triệt tới các chi hội phó. Từ đó, các bộ hiểu hơn, nhiều gợi mở tạo động lực và sự tự tin trong điều hành công tác Hội từ cấp cơ sở.
Ý thức về tầm quan trọng công tác tuyên truyền đã được chuyển biến mạnh từ cơ sở, các địa phương đã biết cách áp dụng hiệu quả hơn. Điển hình như cuộc thi video nông dân Nghệ An với đại hội VIII hầu hết các cơ sở đều làm và có nhiều video chất lượng tốt. Điều này chứng tỏ công tác tuyên truyền ở cơ sở làm rất tốt và có sức tác động lớn đến người nông dân ở các địa phương.
Năm 2024, các cấp Hội đã kết nạp gần 12.000 hội viên, vượt 20% theo kế hoạch. Trong điều kiện hiện nay, biến động ở nông thôn đang theo diện thu hẹp số lượng lao động, nên việc kết nạp được hội viên rất khó. Điều đó chứng tỏ sức hút của Hội ngày một ảnh hưởng tích cực.
Đây cũng là năm đầu tiên Hội Nông dân Nghệ An đã tổ chức thành công “Ngày hội Nông dân” với 96% chi hội tổ chức nhằm tôn vinh nghề nông đã diễn ra rầm rộ, sôi động vào tuần lễ chào mừng ngày thành lập Hội. Hoạt động này đã tạo gắn kết chặt chẽ giữa cán bộ, hội viên với nhau.
Ngoài ra, các phong trào như: Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; Hàng cây nông dân ơn Bác; phong trào Viên gạch nghĩa tình; sản xuất phân hữu cơ vi sinh…do Hội Nông dân phát động, thực hiện cũng đã gặt hái nhiều kết quả với những con số rất ấn tượng. Đối với sản xuất phân vi sinh, có những địa phương gần như toàn dân tham gia, nhờ đó, năm 2024, đã có hơn 15.600 mô hình làm phân vi sinh tại hộ gia đình và đã tự sản xuất được hơn 41.500 tấn phân vi sinh phục vụ sản xuất. Vật tư phân bón được đánh giá là chiếm kinh phí lớn trong sản xuất và chính phong trào này vừa giúp nông dân tiết kiệm vừa bảo vệ môi trường sạch, đẹp.
Đặc biệt, trong năm 2024, các cấp Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã thành lập được 16 chi hội nông dân nghề nghiệp (534 thành viên), 154 tổ hội nông dân nghề nghiệp (1.900 thành viên). Chất lượng hoạt động của các chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp có nhiều tiến bộ; nhiều tổ hội nông dân nghề nghiệp thành lập được tổ hợp tác. Công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ được các cấp hội chú trọng. Trong năm đã tổ chức 119 lớp tập huấn nghiệp vụ cho 8.706 lượt học viên là chi hội trưởng, cán bộ hội cơ sở, cán bộ chuyên trách các cấp (đạt 272% /kế hoạch).
Đa dạng hóa cách thức hỗ trợ nông dân
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã xây dựng 4 mục tiêu trọng tâm cho hoạt động Hội vì nông dân, cùng nông dân, đó là: Xây dựng Hội vững mạnh, hoạt động hiệu quả, thực sự là tổ chức đại diện cho quyền, lợi ích chính đáng của nông dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nông dân; tăng cường niềm tin và sự gắn bó của nông dân đối với tổ chức Hội; xây dựng nông dân Nghệ An phát triển toàn diện, văn minh, nghĩa tình, có năng lực làm chủ, tinh thần đổi mới sáng tạo, hợp tác, liên kết, từng bước chuyên nghiệp; khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, khát vọng vươn lên, của nông dân, góp phần đưa Nghệ An phát triển nhanh, bền vững.
Xác định rõ điều đó, năm 2024 các hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ nông dân của đơn vị đạt nhiều kết quả nổi bật. Trong số đó có thể kể đến hoạt động phối hợp, triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề, tập huấn khoa học kỹ thuật cho hội viên, nông dân, chú trọng hội viên đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi. Để sau đào tạo nông dân phát huy được kiến thức, các cấp Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã xây dựng phương án đào tạo nghề sát với nhu cầu thực tế của nông dân, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương; nỗ lực gắn dạy nghề với xây dựng các mô hình kinh tế áp dụng kiến thức học nghề của hội viên, nông dân. Năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội, các cấp Hội trong toàn tỉnh đã trực tiếp mở, phối hợp mở 257 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho 7.455 lao động nông thôn ( vượt 36% so với kế hoạch đề ra); phối hợp mở 2.232 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho trên 115.200 lượt hội viên nông dân (tăng hơn 300 lớp so với năm 2023).
Bên cạnh đó, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục thực hiện tốt việc phối hợp với các doanh hỗ trợ nông dân vay vật tư, giống, thức ăn chăn nuôi, phân bón phục vụ sản xuất. Đến 30/10/2024, toàn tỉnh đã cung ứng cho nông dân 20.500 tấn phân bón (vượt 25% kế hoạch), 153 tấn thức ăn chăn nuôi, 160.000 con giống gia cầm...
Công tác hỗ trợ nguồn vốn để xây dựng mới, mở rộng quy mô sản xuất, tái đàn cũng được các cấp Hội đặc biệt quan tâm. Tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh tăng lên 106,756 tỷ đồng, đang triển khai cho vay ở 429 dự án, với 2.226 hộ vay. Hội Nông dân tỉnh nhận ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội, tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt để tạo điều kiện cho nông dân vay vốn.
Cùng với hỗ trợ tạo kiện vay vốn, Hội Nông dân còn hỗ trợ giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm, trong năm các cấp Hội trong tỉnh đã hỗ trợ xây dựng thương hiệu 189 sản phẩm, trong đó 127 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao; hỗ trợ xây dựng mới 6 cửa hàng nông sản sạch, nâng tổng số cửa hàng nông sản sạch do Hội Nông dân quản lý toàn tỉnh lên 17 cửa hàng; tổ chức 473 gian hàng trưng bày, quảng bá, giới thiệu, kết nối tiêu thụ tại các lễ hội, các sự kiện chính trị diễn ra trong năm.
Công tác hỗ trợ, hướng dẫn hội viên nông dân phát triển các mô hình điểm trong nông nghiệp, nông thôn cũng được chú trọng. Trong năm 2024, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo hội nông dân các huyện, thành, thị khảo sát, lựa chọn công bố 85 mô hình kinh tế có hiệu quả để cán bộ, hội viên nông dân tham quan học tập kinh nghiệm. Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo các cấp hội trực thuộc đẩy mạnh hỗ trợ, hướng dẫn hội viên nông dân xây dựng 173 mô hình kinh tế, trong đó Hội Nông dân tỉnh trực tiếp triển khai chỉ đạo thực hiện 105 mô hình trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp giúp nông dân tiếp cận tốt hơn kỹ thuật mới, cách thức tổ chức sản xuất tiên tiến, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp và xây dựng được nhiều mô hình có hiệu quả.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao các kết quả, thành tích mà các cấp Hội Nông dân tỉnh đạt được trong năm 2024, góp phần tích cực vào các thành quả chung trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Ông Nguyễn Văn Đệ nhấn mạnh, năm 2025 là năm có nhiều sự kiện trọng đại, đặc biệt là đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, do đó ông mong các phong trào và công tác Hội, nhất là các mục tiêu trọng tâm được triển khai nhanh, quyết liệt, đạt kết quả cao.
Tại hội nghị, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh xác định một số nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội và phong trào nông dân năm 2025 gồm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền của Hội vào việc làm chuyển biến tư duy của nông dân từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; sản xuất gắn với thị trường, ứng dụng khoa học, công nghệ, liên kết, hợp tác…
Tại hội nghị, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho bà Nguyễn Thị Hải - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 2 cá nhân, 1 tập thể. Dịp này, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tặng Bằng khen cho 74 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024.
-
Hội Nông dân Việt Nam tập trung triển khai 4 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 -
Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 -
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống cộng đồng nông thôn -
Tạo nhiều dấu ấn mới để khẳng định vai trò của tổ chức Hội
- Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá tổ chức hội nghị báo cáo viên mở rộng cấp tỉnh
- Phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng giảm phát thải khí nhà kính
- Mang hơi ấm nghĩa tình đến với đồng bào vùng cao Kỳ Sơn
- Thanh Hóa: Thực hiện thắng lợi 3 nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết số 34
- Phiên chợ giúp nông dân miền núi tiêu thụ nông sản
- 42 tác phẩm đạt Giải Báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ 2
- Hội NDVN tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai nghị quyết, nghiệp vụ và ứng dụng nền tảng số Nông dân Việt Nam 2024
-
Một số điểm mới về chính sách bảo hiểm y tế áp dụng năm 2025Ngày 1/1/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật Bảo hiểm y tế, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
-
Vì sao du lịch Việt vẫn chưa thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn?Theo các chuyên gia trong ngành, giờ đây thế giới đã “là một thế giới khác.” Những bất cập khó tháo gỡ đã khiến du lịch Việt Nam chưa thể tạo sức bật trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
-
Trái bưởi da xanh giá tăng cao, nhà vườn phấn khởiHiện nay, nhiều loại trái cây ở tỉnh Bến Tre tăng giá, hút hàng. Trong đó, trái bưởi da xanh do chất lượng cao, xuất khẩu mạnh nên giá tăng đột biến.
-
Huyện Văn Yên (Yên Bái) và huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đạt chuẩn nông thôn mớiNgày 2/1/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
-
Tân Chủ tịch UBND tinh Bắc Giang 45 tuổiNgày 2.1, HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức kỳ họp lần thứ 23 để quyết định một số nội dung liên quan đến công tác cán bộ thuộc thẩm quyền. Theo đó, ông Nguyễn Việt Oanh 45 tuổi, Phó Bí thư Tỉnh ủy, trúng cử chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026.
-
Công nhận 33 bảo vật quốc gia đợt 13, năm 2024Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
-
Quất cảnh Hội An nhộn nhịp vào mùa TếtNhững ngày này, người trồng quất cảnh ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam khẩn trương chăm sóc, chuẩn bị cung ứng cho thị trường Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm hiện tại, hơn 80% số quất cảnh chơi tết đã được thương lái đến tận vườn đặt mua.
-
Huyện Hoài Đức (Hà Nội) đạt chuẩn nông thôn mới nâng caoPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1695/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 về việc công nhận huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
-
Huế công bố Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025Ngày 1/1, tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Ủy ban nhân dân thành phố Huế tổ chức Lễ Công bố Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025.
-
Ngày đầu áp dụng mức xử phạt vi phạm mới, nhiều tài xế hối hận vì vi phạmNgày 1/1/2025, ngày đầu áp dụng Nghị định 168, cảnh sát giao thông lập biên bản một số trường hợp vi phạm với mức xử phạt mới. Nhiều người vi phạm ân hận, xót xa khi nộp phạt.
-
1 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
4 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
5 Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao