Sản phẩm dừa Việt Nam có tiềm năng rất lớn
Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 90 doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm từ dừa ra thị trường thế giới, trong đó có 40 doanh nghiệp đã khẳng định được thương hiệu riêng, góp phần nâng cao uy tín cho ngành dừa Việt Nam.
Hiện ngành Dừa Việt Nam đứng thứ tư châu Á về năng lực sản xuất, xuất khẩu. Năm 2022, xuất khẩu dừa và các sản phẩm từ dừa đã đạt trên 900 triệu USD. Hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành Dừa Việt Nam ngày càng bài bản và chú trọng ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới hơn. Các doanh nghiệp đã đầu tư những vùng nguyên liệu riêng, đạt các tiêu chuẩn quốc tế.
Tại Hội nghị xúc tiến thương mại ngành Dừa , các doanh nghiệp ngành Dừa và liên quan đến dừa đã giới thiệu nhiều sản phẩm được sản xuất, chế biến từ các bộ phận của cây dừa. Các doanh nghiệp và các đối tác, nhà đầu tư tiềm năng đã có buổi giao lưu, trao đổi nhằm tìm hướng hợp tác để cùng phát triển.
Đại diện Trung tâm Phát triển kinh tế nông thôn (CRED) đã giới thiệu những ưu đãi từ dự án Biotrade, do Cục Kinh tế của Liên bang Thụy Sỹ tài trợ dành cho ngành Dừa và các ngành liên quan cây dừa ở Việt Nam. Đây là dự án hỗ trợ các hoạt động thu hái, sản xuất và kinh doanh, buôn bán hàng hóa và dịch vụ có nguồn gốc từ đa dạng sinh học tự nhiên, theo các tiêu chuẩn bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế.
Bà Nguyễn Thị Trúc Liên, Giám đốc Khối nguyên liệu của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) chia sẻ: Sản phẩm dừa Việt Nam có tiềm năng rất lớn, nhất là các sản phẩm chế biến sâu, áp dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng hữu cơ … Các sản phẩm từ dừa của Betrimex với thương hiệu Cocoxim hiện đã xuất khẩu được tới hơn 60 thị trường, trong đó có những thị trường rất khó tính như Nhật Bản, Đức …
Thời gian qua, Công ty Betrimex đã hợp tác và có nhiều chính sách hỗ trợ bà con nông dân để phát triển lâu dài vùng nguyên liệu dừa hữu cơ đạt chuẩn quốc tế ở hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh với tổng diện tích gần 8.000 ha. Sản phẩm kẹo dừa và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nay đã được các doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất tự động khép kín thay cho cách sản xuất thủ công truyền thống trước kia. Đầu tư công nghệ sản xuất được các dòng sản phẩm tinh dầu dừa để phục vụ cho phân khúc thị trường cao cấp, gỗ dừa cũng được khai thác, xuất khẩu.
Theo ông Cao Bá Đăng Khoa, Quyền Tổng Thư ký VCA cho biết: Ngành Dừa Việt Nam đang có những điều kiện thuận lợi cho phát triển như đã được Chính phủ tạo điều kiện xây dựng bộ nhận diện thương hiệu quốc gia cho ngành thực phẩm từ dừa; Chính phủ tin tưởng trao trọng trách cho VCA đại diện ngành Dừa Việt Nam tại Cộng đồng dừa Thế giới – ICC; được Bộ NN&PTNT đưa cây dừa vào Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 .
Ông Hoàng Hải, Giám đốc các kênh phân phối sản phẩm tài chính dịch vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ của UOB, chia sẻ, các sản phẩm dừa rất nổi tiếng trên thị trường, nhất là ở khu vực Đông Nam Á. Vì vậy UOB muốn hợp tác với VCA để cùng đưa ra những giải pháp, những hành động nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành Dừa và các ngành liên quan tới dừa.
Dịp này, Ngân hàng United Overseas Bank Việt Nam (UOB) đã ký biên bản ghi nhớ với Hiệp hội Dừa Việt Nam về việc hỗ trợ các doanh nghiệp ngành Dừa và liên quan dừa tiếp cận nguồn vốn tín dụng và các dịch vụ khác để phục vụ sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới.
-
Bạc Liêu: Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP -
Cà Mau: Sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau thu hút ký kết được nhiều hợp đồng trong và ngoài nước -
WinMart đón 10 tuổi, giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50% -
Chỉ số thương mại điện tử tỉnh Cà Mau năm 2024 tăng 2,6 điểm so với năm 2023
- Bình Phước công nhận 20 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu năm 2024
- Công nhận thêm nhiều sản phẩm đạt OCOP của huyện Bình Giang
- Mảng bán lẻ của Masan liên tục “mang tiền về cho mẹ”
- Vốn vay giải quyết việc làm: Tạo sức bật cho nông dân
- An Giang: Phấn đấu đạt 1 - 2 thương hiệu sản phẩm dược liệu OCOP có nguồn gốc từ vùng Bảy Núi
- Thanh nhãn Bạc Liêu - Thương hiệu độc đáo, được thị trường ưa chuộng
- TP. HCM: Tập trung xúc tiến thương mại các sản phẩm chủ lực thế mạnh, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
-
Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao“Bản làng có bình yên, nhà nhà êm ấm thì bà con mới yên tâm sản xuất, mới no đủ được” - Câu nói của ông Giàng Lao Khay, người có uy tín trong bản Pa Kha II, xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La làm chúng tôi nhớ mãi.
-
Hà Tĩnh: Triển vọng từ nghề trồng dâu nuôi tằm(Tapchinongthonmoi.vn)–Trong những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã An Dũng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng các loại cây ngắn ngày hiệu quả thấp sang trồng dâu nuôi tằm và đã thu được kết quả kinh tế khả quan, có thể nghiên cứu nhân rộng.
-
Lào Cai: Nông dân thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ quả quýt sen(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai hiện có trên 800ha quýt, trong đó có trên 500ha quýt đang cho thu hoạch, dự kiến sản lượng quýt đạt trên 6.000 tấn, trung bình đạt 12 tấn/ha, thu về khoảng trên 140 tỷ đồng.
-
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An(Tapchinongthonmoi.vn) – Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phát triển kinh tế, xã hội.
-
Chuỗi bán lẻ của Masan báo lãi sau thuế dương trong quý III/2024WinCommerce ghi nhận doanh thu quý III tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 8.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng đạt 20 tỷ đồng, lần đầu có lãi dương kể từ đại dịch Covid-19.
-
Lâm Đồng: Tổ chức sản xuất và thu nhập của người dân nông thôn được nâng caoSau 14 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã giúp diện mạo nông thôn tỉnh Lâm Đồng ngày càng hoàn thiện, chất lượng cuộc sống người dân dần được nâng cao. Thành tựu nổi bật là đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 111/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
-
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đồn Biên phòng Bát MọtTrong chương trình công tác tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại tỉnh Thanh Hóa, chiều 4/12, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, động viên và tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bát Mọt, huyện Thường Xuân.
-
Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõiPhó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 4/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi.
-
Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con sốThủ tướng yêu cầu các dự án luật cần đảm bảo vừa có thể quản lý được nhưng cũng cần đảm bảo thông thoáng để huy động các nguồn lực trong xã hội, phục vụ cho yêu cầu phát triển đất nước.
-
Hội NDVN tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai nghị quyết, nghiệp vụ và ứng dụng nền tảng số Nông dân Việt Nam 2024(Tapchinongthonmoi.vn) – Ngày 4/12, tại thành phố Đà Nẵng, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Nghị quyết, nghiệp vụ công tác văn phòng và ứng dụng nền tảng số App Nông dân Việt Nam 2024.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
4 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn -
5 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua