EVFTA chính thức có hiệu lực: Lợi thế cho nông sản Việt
Trong khi dịch bệnh Covid -19 đang khiến bóng đen bao trùm nền kinh tế trong nước và thế giới thì việc Hiệp định EVFTA có hiệu lực có thể được xem như là tín hiệu vui, giúp thắp sáng nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Nông nghiệp nói riêng.
Mở rộng thị phần xuất khẩu gạo, gỗ hải sản
Sau gần 10 năm đàm phán, kể từ ngày 1/8/2020, EVFTA chính thức có hiệu lực. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đang được kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam như thủy sản, đồ gỗ, gạo…
Với lĩnh vực xuất khẩu gạo, Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công thương cho hay, xuất khẩu gạo sang EU năm 2019 chỉ đạt 10,9 triệu USD (tăng 92,4% so với năm 2018). Về dung lượng thị trường, xu thế sử dụng gạo ở EU đang tăng mạnh do sự phổ biến của thức ăn châu Á tại đây. Thế nhưng thị phần gạo Việt vẫn còn đang khá ít ỏi.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gạo Việt khó tìm đường sang EU là bởi thuế suất mà EU đang áp lên gạo nhập khẩu từ Việt Nam khá cao, cụ thể là thuế tuyệt đối 175 EUR/tấn với gạo xay xát, 65 EUR/tấn với gạo tấm, 211 EUR/tấn với lúa. Nhưng với việc EVFTA chính thức có hiệu lực, mọi rào cản về thuế suất gần như được xóa bỏ, đây sẽ là cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam.
Ông Trần Thanh Hải – Phó cục Trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, theo cam kết trong EVFTA, EU sẽ giành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo (thuế 0%) đối với gạo xay xát và gạo thơm, đồng thời xóa bỏ thuế đối với tấm trong 5 năm. Đây là cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang EU trong thời gian tới, bởi khu vực này đang tiêu thụ khoảng 2,5 triệu tấn gạo/năm.
Theo dự báo của Bộ Công thương xuất khẩu gạo vào EU đến năm 2025 sẽ tăng tới 60% so với hiện nay sau khi EVFTA chính thức có hiệu lực.
Không chỉ mặt hàng gạo, mặt hàng gỗ cũng được kỳ vọng là sẽ có sự tăng trưởng đột biến. EU hiện là thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn thứ 2 thế giới, mặc dù Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia chế biến, xuất khẩu gỗ lớn nhất thế giới nhưng kim ngạch xuất vào EU vẫn còn khiêm tốn, chỉ chiếm hơn 1% tổng nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ hàng năm của thị trường này.
Thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 6/2020, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trở lại. Đáng chú ý, trong khối EU, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Đức đạt 8,5 triệu USD trong tháng 6/2020, tăng 86,7% so với cùng kỳ năm 2019. Hiện Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất lớn thứ 11 cho Đức, vì vậy vẫn còn cơ hội để tăng thị phần. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cả nước có hơn 4.600 doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ gỗ. Hiện, các doanh nghiệp kỳ vọng, EVFTA chính thức có hiệu lực sẽ giúp cho ngành Gỗ có những đột phá trong xuất khẩu.
Trong khi đó, theo nhận định của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), ngoài cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, EVFTA chính thức có hiệu lực sẽ giúp sản phẩm thủy sản Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ chưa có FTA với EU như Ấn Độ, Thái Lan, Bangladesh hay Indonesia bởi khi EVFTA có hiệu lực, khoảng 212 dòng thuế của ngành Thủy sản có thuế suất cơ sở từ 0-22%.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam chia sẻ, EU đã và đang là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ. Thị trường này luôn chiếm trên 17%-18% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam hàng năm. Trong đó, riêng sản phẩm tôm, EU chiếm 22% tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam, cá tra chiếm 11%, các mặt hàng hải sản chiếm 30-35%.
“EVFTA có hiệu lực cắt giảm thuế về 0 tương ứng với 90% sản phẩm vào EU sẽ được giảm thuế. Trước đây, mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU phải chịu mức thuế trung bình trên 10%. Việc xóa bỏ thuế quan đối với hầu hết mặt hàng thủy sản sẽ tạo lợi thế quan trọng cho Việt Nam khi cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường EU. Đặc biệt, EVFTA được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam phục hồi lại đà xuất khẩu cá tra vào thị trường EU, bởi việc đảm bảo nguồn gốc chặt chẽ sẽ giúp các nhà nhập khẩu yên tâm hơn, từ đó gia tăng được số lượng xuất khẩu” ông Trương Đình Hòe nhấn mạnh.
Ngoài ra, ngành Thủy sản cũng sẽ có cơ hội thu hút giới đầu tư nước ngoài, hiện đại hóa công nghệ chế biến và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, tôm chính là mặt hàng được hưởng lợi khi EVFTA chính thức có hiệu lực. Hiện mặt hàng này đang chịu thuế suất khá cao (tôm tươi thuế suất 4,2%) nhưng sẽ về 0% ngay khi EVFTA chính thức có hiệu lực, tôm luộc (đang chịu mức thuế 15%) sẽ giảm thuế sau 3-7 năm.
Tăng cường bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Những cam kết trong EVFTA được kỳ vọng sẽ mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như giày dép, dệt may… Việt Nam cũng tiếp cận các sản phẩm ôtô, dược phẩm, hóa chất, máy móc, thiết bị phụ trợ… của EU.
Tuy nhiên, để biến EVFTA thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời có thể bảo hộ được hàng hóa của Việt Nam thì nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam cần tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đặc biệt là các chỉ dẫn địa lý.
Trong Hiệp định EVFTA, cả Việt Nam và EU đều đưa ra những chỉ dẫn địa lý như một tài sản quý giá cần được bảo vệ, bởi đây chính là các thương hiệu có danh tiếng của mỗi bên đã được thế giới biết đến. Chính vì sự nổi tiếng này, các thương hiệu cần được bảo vệ một cách chặt chẽ hơn để đấu tranh với những hàng hóa mượn thương hiệu để bán tới tay khách hàng.
Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) từng cho biết, khi đàm phán thỏa thuận Hiệp định EVFTA, trong danh sách Việt Nam đề xuất có 41 chỉ dẫn địa lý, nhưng EU chỉ đồng ý bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý. Sản phẩm được bảo hộ chủ yếu là hàng rau quả, thủy sản và chế biến từ thủy sản (chiếm khoảng 13%). Trước nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch, cũng như đòi hỏi yêu cầu khắt khe về mặt chất lượng của người tiêu dùng EU, việc được công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý đang là cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam xuất khẩu.
Để bảo hộ được thương hiệu và thực hiện cam kết về chỉ dẫn địa lý đòi hỏi Việt Nam cần có những sửa đổi luật pháp về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là việc xử lý với các vi phạm về các vấn đề có liên quan. Hiện nay khá nhiều thương hiệu, chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đang bị vi phạm bản quyền. Có thể kể tới như nước mắm Phú Quốc, vải Lục Ngạn…
Việc thực thi các Hiệp định thương mại đa phương và song phương mà Việt Nam tham gia, ký kết bao gồm các nội dung về sở hữu trí tuệ nói chung và chỉ dẫn địa lý nói riêng, đòi hỏi có sự sửa đổi về pháp luật sở hữu trí tuệ, đặt việc bảo hộ các dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý trước những cơ hội và thách thức không nhỏ.
Trước hoàn cảnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam cần có các chính sách cụ thể hỗ trợ các địa phương lựa chọn hình thức bảo hộ dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý phù hợp và hiệu quả hơn để phát huy tiềm năng và giá trị của các sản phẩm nông nghiệp, đặc sản vùng miền.
“Để các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý của Việt Nam có thể vượt qua các rào cản kỹ thuật để vào thị trường EU, Việt Nam cần xác lập một hệ thống kiểm định chất lượng quốc gia khi xem xét và công nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý”.
Ông Đinh Hữu Phí – Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ.
Minh Anh
-
Ngành nông nghiệp nỗ lực triển khai các giải pháp phục hồi sản xuất sau bão số 3 -
Thúc đẩy ứng dụng thiết bị máy bay không người lái vào sản xuất nông nghiệp -
Sơn La: Quyết liệt, chủ động phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi -
Hội hỗ trợ, nông dân Trà Vinh hào hứng trồng dưa leo an toàn sinh học
- Ngân hàng Thế giới xúc tiến ký Thoả thuận chi trả giảm phát thải hỗ trợ Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp”
- Các đơn vị, cá nhân ủng hộ gần 170 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất thủy sản và chăn nuôi
- 'Sẽ đề nghị Chính phủ có Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3'
- Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu
- Hưng Yên: Hàng trăm người dân mất tiền tỷ vì cây cảnh ngập lụt, lợn phải bán non
- Quảng Trị: Bốn huyện đã xuất hiện dịch bệnh lở mồm long móng ở trâu bò
- TP.HCM: Mô hình trồng lúa ST25 hữu cơ cho hiệu quả đầu tiên của huyện ngoại thành Bình Chánh
-
Tôn vinh nông dân xuất sắc và sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu(Tapchinongthonmoi.vn) – Trong ngày 08/10, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình “Tôn vinh nông dân Thái Nguyên xuất sắc lần thứ I”, Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu lần thứ VII và Tổng kết, trao giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật trong nông dân lần thứ XII
-
Agribank sát cánh với đề án sản xuất lúa chất lượng caoMột số mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận các kết quả tích cực sau vụ thí điểm đầu tiên. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng và nguồn tài trợ quốc tế cam kết sẽ tài trợ đáp ứng nhu cầu tài chính cho tất cả các mô hình.
-
Quảng Nam: Xã Tiên Phong đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) – Được công nhận xã nông thôn mới vào năm 2015, sau 9 năm xã Tiên Phong đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
-
Công điện của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanhThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 103/CĐ-TTg ngày 7/10/2024 về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.
-
Thanh Hóa: Tăng cường công tác bảo vệ môi trườngBảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững là một trong những hoạt động trọng tâm trong công tác Hội và phong trào nông dân. Thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chương trình phối hợp, đẩy mạnh tuyên truyền cùng nhiều kế hoạch được xây dựng và hành động.
-
Hà Giang: Hỗ trợ hội viên nông dân tham gia kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) – Nhằm hỗ trợ hội viên nông dân trên địa bàn tích cực tham gia vào kinh tế tập thể trong nông nghiệp, chiều ngày 07/10 Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hà Giang đã ký kết chương trình phối hợp hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp giai đoạn 2024 – 2030.
-
Long An: Huyện Tân Thạnh trình diễn mô hình canh tác lúa chất lượng cao giảm phát thải(Tapchinongthonmoi.vn) – Mới đây, tại Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Tân Bình, xã Tân Bình, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An đã trình diễn mô hình canh tác lúa chất lượng cao giảm phát thải áp dụng máy sạ hàng hiệu ứng đường biên và bón vùi phân bón.
-
Tín dụng chính sách đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới Tuyên Quang(Tapchinongthonmoi.vn) - Những năm qua từ nguồn vốn tín dụng chính sách theo các chương trình cho vay: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường, xuất khẩu lao động, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, nhà ở… Từ đó đã góp phần giúp nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững và góp phần tích cực giúp các địa phương hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới.
-
Hỗ trợ Minh Tiến hoàn thành xây dựng nông thôn mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Góp phần hỗ trợ giúp xã Minh Tiến (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) về đích nông thôn mới theo đúng lộ trình vào năm 2024, sáng ngày 06/10, tại xã Minh Tiến, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) huyện Hữu Lũng và các đoàn thể huyện Hữu Lũng đã cùng UBND xã Minh Tiến, người dân trên địa bàn, tổ chức ra quân ngày “Chủ nhật xanh xây dựng nông thôn mới Minh Tiến” thực hiện tiêu chí số 17 trong xây đựng nông thôn mới.
-
Yên Thế nhiều cách làm hay trong xây dựng nông thôn mớiVận dụng khéo công tác dân vận, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xác định rõ mục tiêu, giao việc cho từng cán bộ… nhờ đó việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng Nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025 ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ. Quê hương của phong trào Khởi nghĩa Yên Thế đang thay da đổi thịt từng ngày.
-
1 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
2 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
3 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
4 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm hỏi đồng bào, chiến sỹ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 -
5 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024