
Festival Chí Linh - Hải Dương 2023: Nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách
Lễ hội lịch sử ý nghĩa
Về thời gian tổ chức, Ban tổ chức Festival Chí Linh – Hải Dương đã lựa chọn vào đúng dịp Tết Trung thu, bởi ai cũng nhớ câu “Tháng tám giỗ cha”. Hàng năm, cứ vào mùa Thu, người dân khắp cả nước lại đổ về Khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc để tham dự Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc. Lễ hội này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho thấy tầm vóc được nâng cao, quy mô ngày càng được mở rộng.

Đây cũng là cơ sở để Ban tổ chức Festival Chí Linh – Hải Dương quyết định tổ chức Festival đúng vào dịp này và một trong 8 nội dung của Festival Chí Linh là phối hợp tổ chức các hoạt động Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc. Việc tổ chức Festival cùng thời gian diễn ra Lễ hội mùa Thu sẽ góp phần tạo lên một Lễ hội vui càng thêm vui.
Lễ hội sẽ mở đầu bằng Lễ dâng hương và tế Cáo yết vào ngày 24/9 (tức 10/8 âm lịch) và kết thúc vào ngày 4/10 với Lễ rước bộ, Lễ tế và giỗ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Các hoạt động chính của Lễ hội sẽ tập trung từ ngày 30/9 đến 4/10 (tức 16 - 20/8 âm lịch).
Nét mới của Lễ hội năm nay là các hoạt động khai mạc Lễ tưởng niệm 723 năm Ngày mất của Anh hùng Dân tộc Trần Hưng Đạo, Lễ khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023 sẽ được tổ chức tối 30/9 thay vì buổi sáng như các lễ hội trước.
Vào sáng ngày 30/9, Lễ rước, Lễ dâng hương tưởng niệm 581 năm Ngày mất của Anh hùng Dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi; Lễ tế tại đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Đán diễn ra tại Khu Di tích Côn Sơn.
Đến 23h ngày 30/9, Lễ khai ấn và ban ấn tại đền Kiếp Bạc sẽ được tổ chức. Lễ hội quân trên sông Lục Đầu diễn ra sáng 1/10; Liên hoan diễn xướng hầu Thánh được tổ chức tối cùng ngày tại Khu Di tích Kiếp Bạc. Tối 2/10 là lễ Cầu an và Hội Hoa đăng trên sông Lục Đầu.
Nhiều hoạt động ấn tượng
Trong khuôn khổ Lễ hội, Ban tổ chức sẽ tổ chức trình diễn nghệ thuật múa rối nước tại hồ Kiếp Bạc; các hoạt động văn nghệ, thể thao tại hai khu di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc.

Theo Ban tổ chức Festival Chí Linh – Hải Dương, tại Lễ hội sẽ có nhiều kỷ lục không “đụng hàng” với những Festival hay những Lễ hội dịp Trung thu khác. Đầu tiên là chương trình Đêm hội trăng rằm với chủ đề “Lồng đèn thắp sáng ước mơ thiếu nhi Chí Linh - Hải Dương” tại Quảng trường Sao Đỏ vào đêm 29/9. Tiếp theo là Không gian trải nghiệm “Trung thu Việt Nam” diễn ra trong 2 ngày 28 và 29/9 tại Quảng trường Sao Đỏ. Hoạt động này dự kiến thu hút hơn 1.000 thiếu niên, nhi đồng tham gia. Đặc biệt, Festival Chí Linh sẽ có sự xuất hiện của cặp bánh Trung thu lớn nhất Việt Nam mới được xác lập kỷ lục hồi đầu năm nay... các thanh thiếu niên nhi đồng đến với Lễ hội sẽ được tham gia trải nghiệm: nặn tò he, in tranh dân gian, làm đèn ông sao, trang trí đèn lồng, trang trí mặt nạ giấy bồi, trang trí quạt giấy, làm bánh dẻo, cốm, bánh dày, chè kho... và trải nghiệm nhiều trò chơi dân gian như kéo co, bịt mắt đập niêu...
Cùng đó, Festival Chí Linh - Hải Dương 2023 còn là nơi hội ngộ, giao lưu văn hóa các làn điệu hát Văn (Chí Linh, Hải Dương), hát Then (dân tộc Tày thành phố Lạng Sơn, thành phố Chí Linh), hát Soọng Cô (dân tộc Sán Dìu (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang; thành phố Chí Linh); hát Quan họ (thành phố Bắc Ninh); hát múa Khèn (dân tộc H'Mông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La),...
Để chuẩn bị cho Lễ hội, Ban Quản lý Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã sẵn sàng hàng nghìn băng rôn, cờ, hồng kỳ, cờ dây, đèn lồng, phướn Phật để trang trí, tuyên truyền trên các tuyến đường vào di tích và tại các di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc, đền Nguyễn Trãi, đền Trần Nguyên Đán, hồ Côn Sơn...; sửa chữa, hoàn chỉnh hệ thống điện chiếu sáng và điện màu trang trí tại điểm di tích đảm bảo phục vụ lễ hội.
Bên cạnh quầy thông tin du lịch, tuyên truyền, quảng bá về du lịch Hải Dương và Khu Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cho du khách đến với lễ hội, Ban tổ chức đã chuẩn bị các ấn phẩm, tờ gấp các loại về Khu Di tích và du lịch Hải Dương; chỉnh trang khu vực giới thiệu, thưởng trà tại hồ sen Kiếp Bạc và một số địa điểm khác ở chùa Côn Sơn, đền Nguyễn Trãi, nhà khách Côn Sơn, nhà khách Kiếp Bạc...

Ngoài ra, để chuẩn bị cho Lễ khai và ban ấn, Ban tổ chức đang hoàn thiện khoảng 30.000 ấn để phát cho nhân dân, du khách; chuẩn bị khoảng 10.000 hoa đăng cho Hội hoa đăng trên sông Lục Đầu...
Ngoài ra, Lễ hội mùa Thu Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2023 còn có thêm một điểm mới nữa đó là Tuần Văn hóa, Du lịch và Xúc tiến thương mại sẽ được tổ chức ở vị trí đê sông Thương phía trước đền Kiếp Bạc. Tại đây sẽ có các mô hình chủ điểm về đặc sản địa phương, nông sản tiêu biểu, làng nghề thủ công, ảnh đẹp về văn hóa, du lịch Hải Dương, ảnh về khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc trên hành trình trở thành di sản thế giới... nhằm quảng bá, tạo điểm nhấn check in cho du khách.
Tuần Văn hóa, Du lịch và Xúc tiến thương mại năm nay có quy mô 65 gian hàng. Trong đó, 35 gian hàng của tỉnh Hải Dương và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, 30 gian hàng của các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Bên cạnh đó, các phân khu sẽ thiết kế các tiểu cảnh nghệ thuật thể hiện các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Hải Dương.
Tuần Văn hóa, Du lịch và xúc tiến thương mại Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023 được tổ chức từ ngày 30/9 - 3/10. Tại sự kiện sẽ trưng bày các sản phẩm du lịch, giới thiệu các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đặc trưng trong và ngoài tỉnh.
Festival Chí Linh - Hải Dương 2023 sẽ là cơ hội để du khách tìm hiểu văn hóa, lịch sử, sản phẩm du lịch nhằm kích cầu, quảng bá, xúc tiến du lịch và thương mại của tỉnh Hải Dương; thúc đẩy hợp tác phát triển du lịch giữa Hải Dương với các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng, các tỉnh phía Bắc.
Festival Chí Linh - Hải Dương 2023 có 8 chương trình, gồm: 1. Chương trình Khai mạc Festival Chí Linh - Hải Dương 2023 với chủ đề “Tinh hoa hội tụ Khát vọng tỏa sáng”. 2. Chương trình Đêm hội trăng rằm với chủ đề “Lồng đèn thắp sáng ước mơ thiếu nhi Chí Linh - Hải Dương”. 3. Chương trình Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ tại Khu di tích Quốc gia Đền Mẫu Sinh Đền Thánh Hóa. 4. Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu và triển lãm sinh vật cảnh. 5. Tổ chức các trò chơi dân gian. 6. Tổ chức không gian trải nghiệm “Trung thu Việt Nam” cho thiếu nhi. 7. Chương trình đồng diễn và giao lưu dân vũ, khiêu vũ thể thao “Chào Festival Chí Linh - Hải Dương 2023”. 8. Phối hợp tổ chức các hoạt động Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023 |
-
Hà Nội: Tăng phí tham quan nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử
-
Cao Bằng: Nhiều hoạt động đặc sắc tại chuỗi sự kiện du lịch Nguyên Bình
-
Khánh Hòa, doanh thu du lịch ước đạt 30.217,1 tỷ đồng, tăng 135,9% so với cùng kỳ
-
Khai mạc Tuần lễ Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu 2023
- Đặc sắc Làng hoa Xuân Quan tỉnh Hưng Yên
- Tiềm năng du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng của Việt Nam rất lớn
- Ngành Du lịch Huế nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần
- Tuần lễ du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu 2023 sẽ diễn ra từ ngày 17/11 - 19/11
- Trung Thu Tuyên Quang: Lễ hội độc đáo rằm tháng 8
- Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP từ du lịch nông thôn
- Bình Thuận: Đa dạng hóa hình thức, sản phẩm du lịch để thu hút khách tham quan
-
Thủ tướng Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 9/12, tại tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050.
-
Thúc đẩy đồng quản lý vì ngành Thủy sản bền vững và có trách nhiệm(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 8/12, tại tỉnh Khánh Hoà, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hoà tổ chức đối thoại giữa Bộ trưởng Lê Minh Hoan với cộng đồng ngư dân và các hội đoàn thủy sản, nghề cá với chủ đề “Thúc đẩy đồng quản lý vì ngành Thủy sản bền vững và có trách nhiệm”.
-
Đồng Tháp tổ chức Festival Hoa - Kiểng Sa Đéc với chủ đề "Tình đất - Tình hoa"(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 8/12, tại tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Họp báo cung cấp thông tin Festival Hoa - Kiểng Sa Đéc lần thứ I năm 2023 với chủ đề "Tình đất - Tình hoa".
-
Nông dân tỉnh Bắc Kạn phấn khởi khi giá dong riềng tăng mạnh(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn cây dong riềng là giống cây trồng chủ lực, năm 2023 giá thu mua củ dong riêng cao 2.200-2.500 đồng/kg những người trồng dong riềng đang rất phấn khởi.
-
Tân Châu triển khai nhiều giải pháp trong xây dựng nông thôn mới(Tapchinongthonmoi.vn) Lãnh đạo TX. Tân Châu (An Giang) luôn chú trọng công tác tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã tạo sự chuyển biến và lan tỏa sâu rộng trong dân; vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới từng bước được xác định, ngày càng có nhiều người dân tham gia đóng góp tiền của, công sức, đất đai cùng chung sức xây dựng nông thôn mới.
-
Liên kết sản xuất và tiêu thụ giúp nông sản rộng đường vào siêu thị(Tapchinongthonmoi.vn) - Với quy trình sản xuất rau an toàn cho hơn 40 chủng loại rau quả các loại theo tiêu chuẩn VietGAP thì Hợp tác xã (HTX) rau an toàn Tân Đông đã ký hợp đồng và bao tiêu sản phẩm cho tất cả các thành viên đến hệ thống phân phối như Sài Gòn CO.op mart, hệ thống Bách Hoá Xanh… giúp thành viên an tâm sản xuất và đồng hành cùng HTX phát triển.
-
Hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành phối hợp với Bộ Nội vụ giải quyết những vướng mắc, tồn tại để hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024.
-
Kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm(Tapchinongthonmoi.vn) - Để ngăn chặn triệt để, chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát tốt các loại dịch bệnh động vật, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Hiệu quả từ Dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị”(Tapchinongthonmoi.vn) Sau thời gian thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên đa dạng sinh thái (ĐDSH) và chức năng hệ sinh thái rừng” tại 2 xã vùng đệm Tam Hợp, Tam Quang (huyện Tương Dương – Nghệ An) do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, Hội Nông dân huyện Tương Dương là đơn vị chủ trì đã góp phần tạo sinh kế cho người dân đồng bào dân thiểu số, là yếu tố rất quan trọng để giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
-
Bạc Liêu chủ động ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặnChiều ngày 6/12 tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu hạn hán, xâm nhập mặn vụ mùa 2023 - 2024.
-
1 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
2 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
3 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
4 Thanh Hóa: Xưởng chế biến dăm gỗ hoạt động không phép, nhiều sai phạm sao vẫn tồn tại
-
5 Cán bộ, đoàn viên, người lao động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam