Tìm giải pháp đảm bảo nguồn nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long
Nguồn nước ngọt ở ĐBSCL là vấn đề tiên quyết, cần được xác định trong quy hoạch xây dựng các công trình thủy lợi
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là một bộ phận của châu thổ sông Mekong thuộc Việt Nam có diện tích 3,9 triệu hecta. ĐBSCL có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, là chìa khóa chính trong chiến lược an ninh lương thực Quốc gia. Với tiềm năng nông nghiệp và thủy sản to lớn, trong những năm qua, ĐBSCL luôn đóng góp khoảng 53% tổng sản lượng lương thực, 65% tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng và 70% trái cây của cả nước. Tuy nhiên, ĐBSCL luôn khan hiếm nguồn nước ngọt. Đánh giá và dự báo thiếu nguồn nước ngọt ở ĐBSCL là vấn đề tiên quyết, cần được xác định trong quy hoạch xây dựng các công trình thủy lợi, nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước, phục vụ phát triển bền vững cho ĐBSCL.
Hiện ĐBSCL có diện tích 40.000km2, chiếm 12% diện tích tự nhiên cả nước. Với 700km bờ biển, ĐBSCL có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Sản lượng lúa tính trung bình qua các năm 2010 - 2022 đạt từ 21,6 triệu tấn đến 24,5 triệu tấn xuất khẩu gạo trên 5 triệu tấn/năm, chiếm 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. ĐBSCL chiếm 70% diện tích nuôi trồng thủy sản và đóng góp 54% sản lượng thủy sản của cả nước, trái cây chiếm 70% tổng sản lượng cả nước. Tổng giá trị GRDP toàn vùng đạt 1.145.411 tỷ đồng năm 2022.
Do tác động chính bởi yếu tố khí hậu, chế độ thủy văn hàng năm của sông Cửu Long chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 12 với lượng dòng chảy chiếm 90% tổng lượng dòng chảy năm và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 5, tháng 3, tháng 4 là 2 tháng có dòng chảy cạn nhất.
Nhóm nghiên cứu chỉ ra các ảnh hưởng từ thủy diện và các hồ nhân tạo, có 467 đập thủy điện đang và sẽ xây dựng từ thượng nguồn, như Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia. Đồng thời, Thái Lan và Campuchia cũng đang xây các hồ chứa nước. Ngoài tác động từ thủy điện, ĐBSCL còn chịu sự ảnh hưởng từ việc chuyển nước của Thái Lan và Campuchia. Trong khi Việt Nam cơ bản giữ nguyên diện tích đất nông nghiệp thì Thái Lan và Campuchia đều có kế hoạch mở rộng, đi kèm với đó là các kế hoạch chuyển nước trên quy mô lớn.
Dự án Mekong - Huai Luang - Nong Han - Lam pao cũng được Thái Lan thông qua vào đầu năm 2016. Dự án xây dựng 30 hồ chứa gần hợp lưu các sông nhánh với sông Mekong để chuyển nước sông Mekong vào trữ tại các hồ chứa. Trên thực tế, dự án này đã triển khai giai đoạn 1 bằng việc xây hồ chứa Nong Han với diện tích 45km2, lượng nước hàng năm vào ra là 2,8 tỷ mét khối. Hiện nay, Thái Lan có kế hoạch triển khai 990 dự án nữa ở vùng Đông Bắc, chủ yếu là chuyển nước từ sông Mekong.
Trong khi đó, Campuchia đang tích cực hợp tác với nước ngoài, đặc biệt là với các nhà đầu tư Trung Quốc để xây dựng các công trình chuyển nước phục vụ nông nghiệp. Điển hình là dự án tưới VAICO do nhà đầu tư Trung Quốc thực hiện với mục đích chuyển nước từ sông Mekong qua sông Sandei (nhánh sông Mekong) vào trữ tại hồ Krapik dung tích 1 tỷ mét khối, để dẫn nước tưới cho vùng trồng lúa ở Kampongchang, Preyvong và PrayRieng. Dự án có tổng kinh phí là 200 triệu USD (đợt I).
Qua đó chúng ta thấy, nếu tất cả dòng nhánh bên bờ hữu sông Mekong thuộc Thái Lan đều có các trạm bơm lấy nước trữ trong các hồ chứa và Campuchia cũng làm tương tự thì lượng nước về đồng bằng sông Cửu Long sẽ giảm bớt trong mùa khô dẫn đến hạn hán, xâm nhập mặn tăng cao. Ngược lại, trong mùa lũ, lượng nước lũ sẽ giảm bớt. Việc thay đổi chế dộ dòng chảy và lượng phù sa suy giảm sẽ tác động mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp của hơn 17 triệu dân ĐBSCL.
Từ kết quả của các tài liệu tham khảo cũng như tính toán của tác giả, chúng ta thấy được vấn đề thiếu nước ngọt ở ĐBSCL ngày một gia tăng, xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt, tất cả xuất phát từ sự khai thác ở thượng nguồn sông Mekong một cách thái quá, mà hậu quả là ĐBSCL gánh chịu nặng nề, TS. Vũ Văn Hải báo cáo
Mới đây các nhà khoa học của Viện Khoa học Tài nguyên Nước tiến hành nghiên cứu, lập bản đồ thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra tại ĐBSCL. Kết quả cho thấy, với kịch bản hiện trạng, tổng mức thiệt hại do xâm nhập mặn ở ĐBSCL khoảng 70.168 tỷ đồng. Đây là thiệt hại gây ra với hoạt động sản xuất gồm cây ăn quả, hoa màu, lúa và thủy sản. Các nhà khoa học cũng xây dựng kịch bản thiệt hại do xâm nhập mặn tại ĐBSCL ở các năm 2030, năm 2040 và năm 2050 với mức thiệt hại lần lượt: 72.385 tỷ đồng, 73.530 tỷ đồng và 76.485 tỷ đồng.
Bên cạnh đó bị tác động của biến đối khí hậu, gây hạn, mặn, xâm nhập tại các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, có phạm vi xâm nhập mặn 80 - 90 km, sông Cổ Chiên, sông Hậu 55 - 60km, sông Hàm Luông từ 50 - 60km xâm nhập mặn…
Các chuyên gia đề xuất giải pháp
TS. Võ Văn Hải nhận định: ĐBSCL được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm, tuy nhiên nhiều nghiên cứu về vấn đề này chưa tổng thể, chưa thuyết phục và chưa có dự án nào giải quyết “nạn thiếu nước xâm nhập mặn” như mong đợi của người dân ĐBSCL cũng như chính quyền các cấp. Do đó, nhóm đề tài đã đưa ra một phương án để góp phần vào việc xây dựng phát triển ĐBSCL bền vững với Dự án “Nước ngọt cho ĐBSCL”. Bằng việc đề xuất xây dựng 2 hồ chứa nước ngọt tại huyện Tam Nông - Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp với dung tích hữu ích 1,5 tỷ mét khối nước (Tràm Chim), sẽ cung cấp nước ngọt cho các tỉnh Long An – Tiền Giang – Vĩnh Long – Bến Tre.
Và hồ còn lại chọn xây dựng hồ chứa nước tại Phụng Hiệp (Lung Ngọc Hoàng), Hậu Giang với dung tích hữu ích của hồ là 1 tỷ mét khối nước, cung cấp cho các tỉnh Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau. Với quy mô của 2 hồ chứa, thiết nghĩ đã đủ sức để điều nước cho các tỉnh còn lại của ĐBSCL trong mùa cạn. Nhóm đề xuất 3 phương án tại mỗi hồ, mỗi phương án có ưu và nhược điểm khác nhau, có tổng chi phí đầu tư khoảng từ 20.000 tỷ đồng - 60.000 tỷ đồng.
PGS.TS. Tô Văn Thanh, Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đánh giá: Do thời gian nghiên cứu ít nên chưa đánh giá sâu được về tác động môi trường, về chi phí dự toán. Nhưng tôi thấy hiện nay diện tích đất trống để làm hồ còn rất ít nên bài toán về di dời dân rất lớn và đánh giá tác động môi trường rất khó khăn. Với số tiền 67.000 tỷ đồng cho phương án xây 2 hồ chứa nước liệu có khả thi hay không? Trong khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang đầu tư 10.000 tỷ cho nước sản xuất, nước sinh hoạt cho cả vùng. Cái khó và chi phí lớn là việc vận chuyển nước về các vùng thiếu. Việc chuyển nước từ Hậu Giang về Cà Mau có 50km nhưng chi phí rất lớn nó ảnh hưởng đến kinh tế, giao thông, môi trường và cách vận chuyển hoàn toàn không hề đơn giản.
Đồng tình quan điểm đó, Giáo sư Trần Đình Cương, nguyên giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Chúng ta cần phải làm đập ngăn mặn và hồ phân tán để làm giảm độ mặn và sự vận chuyển của nguồn nước. Phân phối như thế nào? Rất phức tạp. Đề tài nên nghiên cứu tiền khả thi để sau khi có hồ rồi thì cấp nước như thế nào? Phân tán ra sao, vận tải nước đi như thế nào? Nơi nào cần tưới tiêu thì đập ngắn hơn. Tác giả với cách nhìn tổng quát của nhà quy hoạch, chưa đi sâu vào tác động môi trường, nếu làm hồ sâu trên 5m thì ra sao? Bản dự án này quy mô nên chúng ta làm cái nào dễ trước.
LS. Trần Ngọc Mai, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính miền Nam thì đặt ra vấn đề nguồn nước chúng ta lấy từ đâu? Các quốc gia ở thượng nguồn họ sẽ khai thác tối đa nguồn nước. Nước trong tương lai chắc chắn sẽ thiếu. Vậy phải phân tích nguồn nước lấy từ đâu và tích trữ làm gì? Mục đích Cho nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt? Chúng ta nên lấy nước từ nước mưa. Phải có các hồ phân tán và công nghệ như thế nào để gắn với thiên nhiên? Chúng ta đừng có xây bê tông hóa ảnh hưởng đến thiên nhiên, nên lấy tán lá rừng giữ nước tránh bốc hơi. Đề án cần có mục tiêu cụ thể để giải quyết căn cơ vấn đề thiếu nước.
-
Huyện Đức Trọng: Phấn đấu thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn đạt gấp 2,5 - 3 lần -
Cà Mau: GRDP nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước -
Bình Dương phấn đấu trở thành đô thị loại I và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030 -
Đến năm 2030, phấn đấu trên 90% diện tích lúa, rau màu, cây ăn trái áp dụng IPHM
- Vĩnh Long: Định hướng cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
- Vai trò của giai cấp Nông dân trong thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Luật Đất đai 2024 tạo môi trường đầu tư bất động sản minh bạch và ổn định hơn
- Đắk Lắk: Cần xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống mã vùng trồng nông sản đặc thù
- “Ước mơ” bán tín chỉ carbon dưới biển
- Những yếu tố phát triển thị trường Carbon tại Việt Nam
- Đề xuất quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất
-
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và báo chíĐó là đề nghị của ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tại Hội nghị “Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2024” tổ chức ngày 21/11/2024 tại Hà Nội.
-
Cách trồng chuối Laba cho năng suất caoChuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
-
Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyệnỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Bằng nhiều giải pháp thiết thực như: Đào tạo, bồi dưỡng; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; chuyển giao công nghệ, khoa học; tiếp cận vốn… Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Hưng Yên đã và đang trở thành “bà đỡ” cho kinh tế tập thể ở Hưng Yên ngày một phát triển.
-
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa DominicaTừ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Dominica đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-MalaysiaTrong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viênBộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể; chưa xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh