Gỡ khó kinh doanh hậu Covid-19: Cần “cấp cứu” dòng tiền cho doanh nghiệp
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp đã cạn kiệt, không thể tiếp tục chống đỡ và cần được “cấp cứu” về dòng tiền.
Hàng loạt doanh nghiệp thiếu hụt dòng tiền
Các báo cáo nghiên cứu được công bố gần đây đã cho thấy những tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 tới khu vực doanh nghiệp (DN). Cụ thể, báo cáo “Kiến tạo động lực phục hồi kinh tế TP.HCM giai đoạn Covid-19 lần thứ 4” của Trường Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã dự báo số lượng DN thua lỗ, ngưng hoạt động, giải thể hoặc phá sản sẽ tăng mạnh trong quý 4/2021.
Báo cáo chỉ rõ, do các đợt giãn cách liên tục và kéo dài ở TP.HCM đã bẻ gãy liên kết kinh tế giữa TP.HCM với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, làm ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của DN và gây tổn thất cho nông dân và các cơ sở sơ chế trung gian. Các tổn thất này đã đẩy DN vào tình trạng thiếu hụt dòng tiền, suy giảm khả năng trả lãi vay và vay nợ đúng hạn, tiềm tàng nguy cơ mất thanh khoản.
“Điều này rất có thể sẽ khiến nền kinh tế rơi vào tình cảnh nợ xấu gia tăng”, báo cáo của Trường Đại học Kinh tế – Luật nhận định.
Hay khảo sát được Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) công bố mới đây cũng cho thấy, “sức khỏe” tài chính của DN có vấn đề và khó có thể tiếp tục trụ vững trong thời gian tới. Trong đó, tỷ lệ DN tạm ngừng do dịch chỉ còn dòng tiền đủ để duy trì hoạt động “ít hơn một tháng” chiếm khá cao, gần 40% số DN được hỏi và 17,7% ở các DN đang duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong khi đó, tỷ lệ DN có dòng tiền hiện tại có thể giúp duy trì hoạt động từ 1 đến 3 tháng là tương đồng giữa nhóm DN tạm ngừng hoạt động do dịch và nhóm DN đang duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh (46%).
Thực tế, để giải quyết khó khăn do dòng tiền, nhiều DN đã chọn giải pháp giảm chi phí hoạt động như: cắt giảm lao động, tiền lương, tổ chức lại sản xuất hoặc đi vay từ ngân hàng và các tổ chức khác… Ngoài ra, để giải quyết những khó khăn về dòng tiền cho DN, các DN luôn mong muốn có các gói tài chính hỗ trợ trực tiếp về thuế, phí, lệ phí và lãi vay ngân hàng.
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, các DN dệt may đề nghị giảm 30% giá điện cho đến hết năm 2021, kiến nghị thành phố Hải Phòng dừng thu phí cảng biển đến 31/12/2021 và nghiên cứu giảm 50% cho năm 2022; TPHCM hoãn áp dụng thu phí cảng biển cho đến 30/6/2022…
“Vitas cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hệ thống ngân hàng không hạ hạn mức tín dụng đối với với những DN gặp khó khăn do COVID-19, tiếp tục giảm lãi suất cho vay từ 0,5-1%/năm và giãn thời gian trả nợ gốc và lãi của năm 2021 và 2022”, ông Trương Văn Cẩm nói.
“Cấp cứu” dòng tiền cho doanh nghiệp
Mặc dù thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp và tổng lực hỗ trợ doanh nghiệp như: các chính sách về gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; hỗ trợ về tín dụng, giảm lãi suất cho vay,… nhưng sức khoẻ của các DN vẫn cho thấy sự suy giảm trầm trọng.
Theo ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), việc giảm lãi vay chỉ phù hợp đối với doanh nghiệp vẫn có thể duy trì hoạt động sản xuất, dòng tiền chưa bị suy kiệt. Hoặc như chính sách giảm thuế thu nhập DN cũng chỉ áp dụng cho DN còn ghi nhận lãi, còn khi các DN đang rơi vào tình trạng đóng cửa thì việc giảm thuế không còn ý nghĩa.
“Điều mong mỏi nhất của DN bây giờ là tiếp tục được “cấp cứu” dòng tiền thông qua chính sách tiền tệ như: giảm lãi, khoanh nợ, hoãn nợ, cơ cấu nợ, vay vốn mới…”, đại diện VINASME cho hay.
Trước tình thế “cấp bách” hiện nay, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế – Luật cho rằng, cần tập trung vào hai hướng hỗ trợ. Đó là hỗ trợ trực tiếp cho tổng cầu (thông qua cắt giảm thuế, tăng chi đầu tư, chi hỗ trợ việc làm, chi hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng…) và hỗ trợ tài chính cho DN nhằm hạn chế đóng cửa phá sản (thông qua bảo lãnh và cho vay, cung cấp dòng vốn chi phí thấp).
Riêng đối với nhóm chính sách liên quan tới tiền tệ, theo Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế – Luật, cần thiết lập gói hỗ trợ tín dụng riêng cho cá nhân, hộ kinh doanh, DN siêu nhỏ, DN nhỏ và vừa… do năng lực tự phục hồi kém trong khi sự suy kiệt tài chính của nhóm DN này tạo gánh nặng cho an sinh xã hội, làm chậm sự hồi phục và tăng trưởng trong giai đoạn hồi phục.
“Chính sách hỗ trợ tín dụng và bảo lãnh cho các đối tượng này cần thực hiện trên quan điểm Chính phủ chấp nhận việc dịch chuyển rủi ro của chủ nợ về phía mình và chuẩn bị nguồn lực để hấp thụ rủi ro này”, chuyên gia của Trường Đại học Kinh tế – Luật lưu ý.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo Hiệp hội Ngân hàng kêu gọi các ngân hàng điều chỉnh giảm lãi, cơ cấu nợ; không phạt lãi chậm trả, lãi quá hạn đối với các khoản nợ đến hạn trả trong thời gian giãn cách trên cơ sở đánh giá mức độ thiệt hại và triển vọng phục hồi của khách hàng tương ứng với ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 thứ tư.
“Cùng với đó, bổ sung lĩnh vực sản xuất hàng thiết yếu vào đối tượng được hưởng ưu đãi trong chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước”, chuyên gia của Trường Đại học Kinh tế – Luật khuyến nghị./.
(Theo VOV)
-
Huyện Đức Linh: Nông dân chủ động chia sẻ, liên kết để cùng nhau ổn định cuộc sống nhờ trồng rau sạch -
21 ngày 'hồi sinh' từng giọt nước thải ở trang trại bò sữa TH -
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
- Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL
- Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
- Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
-
Phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số giúp đất nước phát triển nhanh và bền vữngNgày 13/01, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hội trường Ba Đình kết hợp với trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
-
Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối nămThực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Nguyên đán, Xuân Ất Tỵ và các lễ hội Xuân 2025, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lạng Sơn huy động lực lượng, phương tiện đồng loạt ra quân tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường trên địa bàn.
-
Vai trò của công tác giáo dục xã hội trong phát triển đất nướcTrong sự phát triển toàn diện của đất nước, công tác giáo dục xã hội đạt được những thành quả đáng tự hào và trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển chung; góp phần nâng cao dân trí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển của giáo dục xã hội là minh chứng sống động cho khát vọng vươn lên và hội nhập quốc tế của Việt Nam, đồng thời củng cố vị thế của đất nước trên bản đồ thế giới.
-
Quảng Bình: Cứu nạn 8 ngư dân trên hai tàu cá bị chìm, cháy trên biểnTàu cá số hiệu NĐ-92357.TS bị mắc cạn, sóng to đánh chìm, 6 thuyền viên được đưa vào bờ an toàn trong khi tàu cá BV-92536.TS bị chập điện gây cháy.
-
Thủ tướng: Với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà dột nátThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ.
-
Dự kiến bộ máy Chính phủ có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ, không còn cấp tổng cụcSau khi sắp xếp bộ máy bên trong các bộ ngành sẽ giảm 13/13 tổng cục và tổ chức tương đương; giảm 518 cục và tổ chức tương đương; giảm 218 vụ và tổ chức tương đương; giảm 2.958 chi cục và tương đương.
-
Những chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm cho năm 2025 và những năm tiếp theoTại Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương ngày 8/1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng, trong đó đưa ra những chỉ đạo đáng chú ý cho năm 2025 và những năm tiếp theo.
-
Ông Đặng Xuân Phong làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh PhúcSáng 11/1, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tại Hội nghị, Tân Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Đặng Xuân Phong hứa sẽ luôn gương mẫu, trách nhiệm, rèn luyện nỗ lực hết mình làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao, sớm đưa Vĩnh Phúc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Đảng bộ cơ quan Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa tổng kết công tác Đảng năm 2024Sáng 10/01, Đảng bộ cơ quan Hội Nông dân (HND) tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
-
Chương trình “Xuân Biên giới” 2025: Lan tỏa yêu thương, đón chào năm mớiPhát huy truyền thống quý báu của dân tộc, tinh thần tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách”, vừa qua, Chương trình “Xuân Biên giới” đã được tổ chức tại xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Với mục đích lan tỏa yêu thương, đoàn kết và sẻ chia đến đồng bào, chiến sĩ và học sinh vùng cao biên giới chuẩn bị đón một mùa Xuân ấm áp và nghĩa tình.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
4 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
5 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai