Gương thương binh biến đất cằn sỏi đá thành trang trại tiền tỷ
Là thương binh hạng 3/4, nhưng ông Lê Viết Hưng 67 tuổi ở xã Kỳ Lâm, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh vẫn miệt mài chăn nuôi đủ thứ con, trồng đủ thứ cây. Với diện tích 12ha trang trại, thương binh Lê Viết Hưng có thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Lập nghiệp trên vùng đất khó
Chúng tôi về xã Kỳ Lâm gặp ông Lê Viết Hưng – thương binh 3/4 làm kinh tế giỏi vào hạng nhất, nhì vùng thượng huyện Kỳ Anh. Hiện, trang trại của ông Hưng có quy mô 1.200 lợn thịt/lứa (2 lứa/năm); 40 con lợn rừng và nhiều hecta trồng cây lâm nghiệp. Theo như ông Hưng kể: Năm 1972, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng thanh niên Lê Viết Hưng khi ấy vừa tròn 18 tuổi tình nguyện lên đường nhập ngũ tại Đoàn 22, Hương Sơn. Nơi đây, ông cùng đồng đội đã chiến đấu kiên cường gần 12 tháng ròng. Năm 1973 ông lên đường đi chiến trường B ở Bến Cát, Thủ Dầu 1, Bình Dương. Năm 1974 ông bị thương nặng tại đây. Năm 1976, ông xuất ngũ do vết thương cũ tái phát.
Hoàn thành nhiệm vụ, sau 6 năm chiến đấu, hành trang ngày xuất ngũ của người thương binh 3/4 Lê Viết Hưng là những vết thương luôn tái phát lúc trái gió trở trời. Trở về đời thường, ông cùng gia đình bắt tay vào việc cấy cày trên mảnh ruộng quê hương. Thế nhưng với điều kiện sức khỏe hạn chế, việc làm ruộng không đủ để ông trang trải cuộc sống. Ông đã xoay rất nhiều nghề nhưng không mang lại hiệu quả, đời sống gia đình ông khó khăn, thiếu thốn trăm bề.
Với suy nghĩ cần thay đổi cách làm kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, năm 2001, vợ chồng ông Hưng đã làm đơn xin UBND xã Kỳ Lâm nhận vùng đất tại đập Cây Rễ với diện tích 12ha để xây dựng mô hình kinh tế trang trại.
Những ngày đầu khai hoang lập nghiệp với bao gian khó tưởng chừng làm gia đình ông gục ngã. Nhưng càng khó khăn, bản lĩnh người lính lại càng giục giã thôi thúc. Ngày lại ngày, ông cùng vợ con kiên trì, cần mẫn khai phá vùng đất khô cằn, sỏi đá để gây dựng trang trại tổng hợp.
Quyết tâm thoát nghèo
Ông Hưng bộc bạch “Là người lính thương binh, tôi luôn tự nhủ phải làm sao vươn lên trong cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình, làm gương cho con, cho cháu, cho đồng đội cùng học tập kinh nghiệm để xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng quê hương”.
Lúc đầu, ông Hưng đầu tư chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò với quy mô nhỏ. Dần dần có đồng vốn, vợ chồng ông lại mua thêm con lợn, con gà, con bò mở rộng quy mô nuôi lứa sau và trồng cây các loại. Ông Hưng chia sẻ: “Mới đầu rất vất vả và khó khăn, tiền không có, chỉ có sức người mà thôi, cứ lấy ngắn nuôi dài, được bao nhiêu là lại đầu tư vào trang trại, trong đầu lúc ấy chỉ với một quyết tâm là thoát nghèo”.
Năm 2013, được Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh cho đi tham quan thực tế mô hình nuôi lợn tại Hương Sơn, ông Hưng mạnh dạn xây dựng trang trại chăn nuôi lợn liên kết với Công ty CP. Ông đầu tư chuồng trại hiện đại khép kín, hệ thống xử lý chất thải… Phía Công ty cung cấp giống, thức ăn, thuốc thú y và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. “Với hình thức đó, tôi đã đầu tư xây dựng 2 chuồng nuôi lợn với quy mô 1.200 con/lứa, mỗi năm 2 lứa, cho thu nhập 800 triệu đồng mỗi năm” – ông Hưng chia sẻ.
Trước nhu cầu của thị trường, cuối năm 2014, ông khai trương lò mổ với quy mô 0,5ha. Bên cạnh đó, ông Hưng còn phát triển diện tích trồng rừng và nuôi 40 con lợn rừng. Khi được tập huấn, tham quan mô hình vườn mẫu theo chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện, ông lại quyết tâm tham gia và thành công trên cả sự mong đợi. Ông tiến hành đào ao thả cá, quy hoạch 5 sào vườn trồng rau sạch, trong đó riêng thu nhập rau sạch, mỗi tháng ông thu về 15 triệu đồng.
Không những làm kinh tế giỏi, ông Hưng còn tích cực tham gia các phong trào, các hoạt động của các cấp Hội tại xã. Hiện nay, ngoài làm trang trại ông còn tham gia với cương vị là Phó Chủ tịch Hội ND xã Kỳ Lâm; Giám đốc HTX Nông nghiệp Vạn Thành đóng trên địa bàn xã Kỳ Lâm.
Lan Anh
-
Phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới -
Đẩy mạnh công tác xây dựng người nông dân văn minh, phát triển toàn diện trong kỷ nguyên mới -
Nông dân An Lão áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi được lợi kép bò khoẻ, môi trường lại trong lành -
Cây dứa bén rễ trên vùng đất Vũ Quang
- Hỗ trợ nông dân bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững, lâu dài
- Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn
- Hòa Bình: Phát triển mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân làm giàu
- TP. Hồ Chí Minh: Tổ chức Hội thi “Nông dân với pháp luật” năm 2024
- Hội Nông dân huyện Trực Ninh ra mắt 03 Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường”
- Hội Nông dân huyện Vũ Quang tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới
- Cà Mau: Gần 100 ngàn hội viên hộ nông dân ký cam kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
-
Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phíMục tiêu của Chương trình là thực hiện kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp hữu hiệu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức.
-
Việt Nam luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoạiTổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện với Nga, luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại.
-
Xuất khẩu hạt điều Việt Nam năm 2024 lập kỷ lục, tiếp tục dẫn đầu thế giới(Tapchinongthonmoi.vn) - Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí quốc gia xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới trong năm thứ 18 liên tiếp, chiếm hơn 80% tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu toàn cầu. Với kim ngạch đạt 4,37 tỷ USD, xuất khẩu hạt điều năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng cả về lượng và giá trị, khẳng định sức mạnh của ngành Điều Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Tổng Bí thư đề nghị Bắc Ninh thí điểm triển khai mô hình chính quyền đô thịTổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh tỉnh Bắc Ninh phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào cuối năm 2026, đề nghị Bắc Ninh thí điểm triển khai mô hình chính quyền đô thị.
-
Thủ tướng: Việt Nam đang tràn đầy khát vọng và quyết tâm bước vào kỷ nguyên mớiThủ tướng cho biết bước sang năm mới 2025, Việt Nam đang tràn đầy khát vọng và quyết tâm bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.
-
Phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số giúp đất nước phát triển nhanh và bền vữngNgày 13/01, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hội trường Ba Đình kết hợp với trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
-
Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối nămThực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Nguyên đán, Xuân Ất Tỵ và các lễ hội Xuân 2025, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lạng Sơn huy động lực lượng, phương tiện đồng loạt ra quân tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường trên địa bàn.
-
Vai trò của công tác giáo dục xã hội trong phát triển đất nướcTrong sự phát triển toàn diện của đất nước, công tác giáo dục xã hội đạt được những thành quả đáng tự hào và trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển chung; góp phần nâng cao dân trí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển của giáo dục xã hội là minh chứng sống động cho khát vọng vươn lên và hội nhập quốc tế của Việt Nam, đồng thời củng cố vị thế của đất nước trên bản đồ thế giới.
-
Quảng Bình: Cứu nạn 8 ngư dân trên hai tàu cá bị chìm, cháy trên biểnTàu cá số hiệu NĐ-92357.TS bị mắc cạn, sóng to đánh chìm, 6 thuyền viên được đưa vào bờ an toàn trong khi tàu cá BV-92536.TS bị chập điện gây cháy.
-
Thủ tướng: Với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà dột nátThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
4 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
5 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix