HND tỉnh Bắc Giang - 11 chỉ tiêu thực hiện trong nhiệm kỳ 2023-2028
Dự và chỉ đạo Đại hội về phía Trung ương Hội Nông dân Việt Nam có ông Lương Quốc Đoàn - Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, ông Phạm Tiến Nam, Phó Chủ tịch Thường trực; cùng dự có đại diện lãnh đạo một số ban, đơn vị thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
Về phía tỉnh Bắc Giang có ông Dương Văn Thái – Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Lê Ánh Dương – Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các cấp uỷ, chính quyền phương, các sở, ban, ngành, tổ chức, doanh nghiệp… trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đặc biệt, dự Đại hội có 299 đại biểu, đại diện cho 249.000 cán bộ, hội viên, nông dân trên toàn tỉnh Bắc Giang.
Đồng hành cùng hội viên nông dân
Phát biểu khai mạc Đại hội, ông Nguyễn Văn Thi – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang phấn khởi cho biết: Nhiệm kỳ 2018 - 2023, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy; sự chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đạt nhiều kết quả quan trọng và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu do Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX đề ra.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn quá trình hoạt động, tại Đại hội lần này, với tinh thần nghiêm túc, dân chủ, nêu cao trách nhiệm trước toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân trong tỉnh, các đại biểu sẽ thảo luận, đánh giá đúng mức, khách quan, toàn diện những kết quả đạt được cũng như những khuyết điểm và rút ra những bài học kinh nghiệm qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2018 - 2023. Trên cơ sở đó, Đại hội quyết định đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động cho nhiệm kỳ 2023 – 2028.
Báo cáo tại Đại hội ông Lã Văn Đoàn – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang cho biết: Trong nhiệm kỳ (2018-2023), Hội Nông dân các cấp tỉnh Bắc Giang đã có nhiều cố gắng, đoàn kết, sáng tạo trong tập hợp, đoàn kết nông dân, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động... Hội tham gia có hiệu quả trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn... đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Nhiệm kỳ qua, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã kết nạp mới trên 15.500 hội viên, nâng tổng số hội viên trong toàn tỉnh đạt 249.910 hội viên đạt 310% chỉ tiêu nghị quyết đại hội. Trong nhiệm kỳ, toàn tỉnh Bắc Giang đã có 553.315 lượt hội viên đăng ký hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Bình xét hằng năm có 428.617 lượt hộ hội viên đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, tỷ lệ bình quân đạt 77,5% so với số hội viên đăng ký (đạt 155% nghị quyết đại hội). |
Công tác phát triển hội viên, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, gắn với phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân; phát triển các chi, tổ hội nghề nghiệp, tổ, nhóm liên kết sản xuất, tổ tín chấp vay vốn, tổ hỗ trợ cung ứng phân bón, liên kết tiêu thụ sản phẩm, các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm để tập hợp nông dân tham gia tổ chức hội. Đã kết nạp mới 15.511 hội viên, nâng tổng số hội viên trong toàn tỉnh trên 249.910 hội viên, chiếm 107% so với tổng số hộ nông nghiệp (đạt 310,2% nghị quyết đại hội). Hằng năm số cơ sở Hội xếp loại vững mạnh đạt và vượt mục tiêu nghị quyết đại hội.
Về công tác cán bộ Hội: Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang luôn xác định công tác cán bộ là khâu then chốt quyết định chất lượng công tác Hội và phong trào nông dân. Đội ngũ cán bộ Hội các cấp thường xuyên được bổ sung, kiện toàn kịp thời, bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định. Các cấp Hội đã chú trọng đổi mới nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ theo hướng tăng cường trang bị kỹ năng, bồi dưỡng nghiệp vụ theo chuyên đề; 100% Chủ tịch Hội Nông dân cơ sở hằng năm đều được bồi dưỡng nghiệp vụ (đạt nghị quyết đại hội). Các huyện, thành phố và cơ sở đã phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố, các cơ sở đào tạo, các ngành tổ chức các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, nghiệp vụ công tác hội, kiến thức khoa học kỹ thuật cho cán bộ chuyên trách công tác Hội.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững tiếp tục được xác định là phong trào trọng tâm của Hội. Phong trào thu hút đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân tham gia, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế trang trại, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất an toàn như vùng sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP, vùng sản xuất cam lòng vàng ở Lục Ngạn; vùng chăn nuôi gà đồi, chè bản ven ở Yên Thế; vùng sản xuất rau chế biến ở Tân Yên, Lạng Giang; vùng sản xuất gạo thơm hàng hóa ở Yên Dũng. Thông qua thực hiện phong trào đã góp phần thúc đẩy việc thành lập nhiều chi, tổ hội nghề nghiệp, tổ hợp tác, HTX, tổ dịch vụ, tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW ngày 05/8/2019 của BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc xây dựng chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp; Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh ban hành Đề án số 02 - ĐA/HNDT ngày 11/8/2020 về xây dựng điểm mô hình chi hội nông dân nghề nghiệp giai đoạn 2020 - 2022; chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội thực hiện . Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 462 tổ hội và 71 chi hội với trên 5.000 thành viên; các chi, tổ hội nghề nghiệp đi vào hoạt động đã phát huy hiệu quả, tạo sự gắn kết giữa các thành viên khi có chung lợi ích, trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Thực hiện Nghị quyết số 10 - NQ/HNDTW ngày 27/7/2020 của BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn, các cấp Hội đã tập trung vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức mô hình kinh tế tập thể có hiệu quả; Hội đã tổ chức Lễ ký kết và triển khai Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh - Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh - Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Liên minh Hợp tác xã tỉnh trong xây dựng xã hội nông thôn văn minh, hiện đại, hợp tác xã kiểu mới và chi hội Nông dân nghề nghiệp giai đoạn 2021- 2025.
Triển khai thực hiện 02 đề án được UBND tỉnh phê duyệt; dự án “Tăng cường sự tham gia của các hợp tác xã nông nghiệp theo chuỗi giá trị” do Trung ương Hội triển khai tại huyện Sơn Động, Lục Ngạn. Các hình thức kinh tế tập thể phát triển gắn liền với chuỗi giá trị hàng hóa chủ lực của địa phương, có liên kết từ đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng dịch vụ. Xây dựng mới 22 sản phẩm OCOP, hỗ trợ củng cố được 20 sản phẩm; Các mô hình kinh tế tập thể được hỗ trợ xây dựng theo hướng liên kết, tạo nên các chuỗi giá trị nhất là đối với các sản phẩm nông sản chủ lực của địa phương.
Chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh tăng trưởng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, tính đến 15/6/2023 tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 69 tỷ đồng tăng 14 tỷ đồng so với đầu nhiệm kỳ (đạt 110,5% nghị quyết đại hội). Các dự án vay vốn Qũy Hỗ trợ nông dân đã góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thúc đẩy sự liên kết, hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị, kinh tế nông nghiệp phát triển, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Các cấp Hội thường xuyên phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN& PTNT đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách mới của Đảng và Nhà nước về chính sách tín dụng. Với Ngân hàng Chính sách xã hội, đến 30/5/2023, quản lý 979 tổ tiết kiệm và vay vốn với 33.630 thành viên, dư nợ trên 1.863 tỷ đồng tăng 562 tỷ đồng so đầu nhiệm kỳ; với Ngân hàng NN&PTNT quản lý 1.096 tổ cho 23.436 hộ vay, dư nợ trên 2.900 tỷ đồng, tăng 473 tỷ đồng so đầu nhiệm kỳ. Quản lý 07 dự án nguồn vốn vay Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm với tổng số tiền 1.960 triệu đồng.
Hội đã phối hợp với Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông cung ứng được trên 30.000 tấn phân bón theo phương thức trả chậm cho nông dân, một số huyện triển khai đạt kết quả cao như: Yên Dũng, Lục Ngạn, Hiệp Hòa, Yên Thế... Đồng thời phối hợp với một số doanh nghiệp đẩy mạnh việc cung ứng giống cây trồng và một số chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi.
Nhiệm kỳ qua, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã kết nạp mới trên 15.500 hội viên, nâng tổng số hội viên trong toàn tỉnh đạt 249.910 hội viên đạt 310% chỉ tiêu nghị quyết đại hội. Trong nhiệm kỳ, toàn tỉnh Bắc Giang đã có 553.315 lượt hội viên đăng ký hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Bình xét hằng năm có 428.617 lượt hộ hội viên đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, tỷ lệ bình quân đạt 77,5% so với số hội viên đăng ký (đạt 155% nghị quyết đại hội).
Với những hoạt động cụ thể Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang trong nhiệm kỳ đã có 553.315 lượt hội viên đăng ký hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Bình xét hằng năm có 428.617 lượt hộ hội viên đạt danh hiệu hộ SXKDG các cấp, tỷ lệ bình quân đạt 77,5% so với số hội viên đăng ký (đạt 155% nghị quyết đại hội).
Với những đóng góp của Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang trên địa bàn đã có nhiều mô hình của hội viên nông dân đạt kinh tế cao như: Mô hình chăn nuôi lợn theo hướng nông nghiệp tuần hoàn của ông Hoàng Đình Quê, xã Quỳnh Sơn (Yên Dũng) cho thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 7 lao động, tích cực tham gia các hoạt động xã hội; Mô hình sản xuất khoai tây tại xã Bảo Đài - Lục Nam; Mô hình sản xuất khoai tây liên kết của HTX Quang Trung, xã Lan Giới (Tân Yên) cho thu nhập đạt 120 triệu đồng/ha; Mô hình sản xuất rau cần tại xã Hoàng Lương, Hoàng Thanh - Hiệp Hòa liên kết bao tiêu sản phẩm với HTX Lý Hùng, HTX Dương Hảo, HTX Hoàng Hậu, HTX Hoàng Lương cho thu nhập 490 triệu đồng/ha....
Tích cực bám sát nông dân để phát triển
Phát biểu chỉ đạo tại đại hội, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn nhiệt liệt chúc mừng, ghi nhận và biểu dương những kết quả, thành tích trong công tác Hội và phong trào nông dân mà Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã đạt được trong nhiệm kỳ qua.
Nhằm phát huy những kết quả đạt được, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam đề nghị các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Bắc Giang tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ mới.
Theo đó, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang cần đổi mới phương pháp tập hợp hội viên trên cơ sở gắn với quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên nông dân; lấy lợi ích chính đáng và giải quyết những khó khăn, bức xúc của nông dân làm nội dung hoạt động của Hội. Đồng thời, đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông qua việc tập trung củng cố tổ hội nông dân nghề nghiệp, chi hội nông dân nghề nghiệp đã có; đẩy mạnh xây dựng tổ hội nông dân nghề nghiệp, chi hội nông dân nghề nghiệp mới.
Các cấp Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang cần tranh những thủ lợi thế của tỉnh, tập trung chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng phong trào; thể hiện rõ hơn vai trò của tổ chức Hội trong hướng dẫn nông dân phát triển các hình thức kinh tế tập thể, hợp tác trong sản xuất kinh doanh, nòng cốt là các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Hội Nông dân các cấp trong tỉnh cần chủ động tăng cường và đẩy mạnh tổ chức các hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh, phát triển các hình thức kinh tế tập thể.
Các cấp Hội trong tỉnh cần tích cực, chủ động thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân, làm cầu nối quan trọng giữa Đảng với nông dân...
Phát biểu tại Đại hội, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang, ông Dương Văn Thái nhấn mạnh thêm: Trong thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh cần tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị địa phương thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Các cấp Hội cần làm tốt vai trò cầu nối liên kết 4 nhà (Nhà nông –nhà khoa học– nhà nước – nhà doanh nghiệp – nhà băng – nhà phân phối) để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Các cấp Hội Nông dân Bắc Giang cần vận động nông dân tập trung đất đai, phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và phát triển chuỗi liên kết giá trị. Đây chính là hướng đi, là chìa khoá để phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay, giúp người nông dân bớt chân lấm tay bùn, trở thành lực lượng sản xuất chuyên nghiệp, năng động, văn minh, hiện đại.
Trước đó, trong phiên làm việc ngày thứ nhất, Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028 đã bầu 33 đồng chí vào Ban Chấp hành, bầu 9 đồng chí vào Ban Thường vụ khóa mới. Ông Nguyễn Văn Thi được bầu tái cử chức Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang, nhiệm kỳ 2023-2028. Đại hội đã bầu Đoàn đại biểu gồm 17 người đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII.
Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã đề ra 11 chỉ tiêu cụ thể để thực hiện
1. 100% cán bộ hội và hội viên nông dân được tìm hiểu, học tập, quán triệt các nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; chính sách, pháp luật của Nhà nước; các nghị quyết, chỉ thị của hội.
2. 100% cán bộ chuyên trách công tác Hội được tập huấn, bồi dưỡng cập nhập kiến thức mới và kỹ năng công tác nông vận; 100% cán bộ chi, tổ hội được bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng, phương pháp công tác hội.
3. Kết nạp mới 6.000 hội viên; thành lập mới 400 tổ hội, 100 chi hội nông dân nghề nghiệp. Có từ 97% cơ sở Hội trở lên hoàn thành tốt, xuất sắc nhiệm vụ, không có cơ sở Hội không hoàn thành nhiệm vụ; 100% chi hội có quỹ hoạt động, bình quân đạt 250.000 đồng/hội viên.
4. Hằng năm, có từ 60% trở lên số hộ nông dân đăng ký, 50% trở lên số hộ đăng ký đạt danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi các cấp; Vận động 100% hộ hội viên trực tiếp sản xuất kinh doanh nông nghiệp cam kết sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm.
5. Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp tăng trưởng bình quân đạt 10%/năm; cuối nhiệm kỳ tổng nguồn vốn cấp tỉnh đạt 25 tỷ đồng, cấp huyện đạt trung bình 5 tỷ đồng /huyện.
6. Hằng năm, Hội Nông dân tỉnh và 100% Hội Nông dân cấp huyện chủ trì tổ chức được hoạt động đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nông dân.
7. 100% cơ sở Hội có mô hình về bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
8. Trực tiếp đào tạo và cấp chứng chỉ nghề cho 750 lao động; phối hợp đào tạo nghề cho 5.000 lao động nông thôn. 100% Hội Nông dân các cấp tổ chức được các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế có hiệu quả. Hỗ trợ được ít nhất 8.000 hộ nông dân có tài khoản trên sàn thương mại điện tử.
9. Hỗ trợ thành lập mới 150 tổ hợp tác và 50 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả; xây dựng được 50 mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị; xây dựng mới được 50 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, hỗ trợ củng cố nâng cao chất lượng 100 sản phẩm OCOP.
10. 100% cơ sở hội tổ chức tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Vận động mới 2.000 người là cán bộ hội viên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; duy trì hằng năm đạt trên 99% hội viên, nông dân tham gia bảo hiểm y tế.
11. 100% hội viên, nông dân được phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
- Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3
- HND xã Đỉnh Sơn trao tặng "Viên gạch nghĩa tình" và hỗ trợ sinh kế cho hội viên
- Hội đồng thẩm định “Nhà khoa học của Nhà nông” họp để thẩm định cá nhân được tôn vinh năm 2024
- HND Phú Tân: Tạo nền móng cùng nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi
- Nâng cao nhận thức pháp luật cho nông dân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội
- Nghiên cứu các mô hình, tiếp thu kinh nghiệm để xây dựng nghị quyết mới về tuyên truyền, vận động nông dân trong thời kỳ mới
- Bài 3: Phong trào lan tỏa sâu rộng nhờ "Dân vận khéo" từ chủ trương đến hành động
-
Cảm động danh sách ủng hộ đồng bào bão lũ từ một xóm nghèo ở Hà Tĩnh(Tapchinongthonmoi.vn) - Từng chịu cảnh ngộ đau thương do thiên tai tàn phá, một xóm nghèo ở xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã chia sẻ đồng bào lũ lụt miền Bắc bình quân mỗi hộ từ 500 trăm đồng đến 1 triệu đồng.
-
FPT Long Châu chung tay góp sức hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi mưa lũ(Tapchinongthonmoi.vn) - Hưởng ứng lời kêu gọi của Lãnh đạo Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam và các cơ quan trung ương...Hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu cùng Báo Sức khoẻ và Đời sống đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm chung tay góp sức, hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi mưa lũ
-
Ấm lòng người dân vùng lũ Yên BáiNgày 15/9/2024, Tạp chí Nông thôn mới (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Yên Bái, Hội ND xã Sơn Hải, Nhóm thiện nguyện từ tâm Hải Long (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đã có chuyến thăm và tặng quà cho người dân xã Tuy Lộc (TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái) bị thiệt hại nặng bởi lũ, lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra.
-
Hướng dẫn vệ sinh chuồng nuôi, khôi phục chăn nuôi sau bão lũĐể giúp bà con nông dân trở lại công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm sau bão lũ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phổ biến, hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn và khôi phục, phát triển chăn nuôi. Do đó yêu cầu người chăn nuôi cần thực hiện những công việc sau để khôi phục đàn gia súc, gia cầm.
-
Thủ tướng: Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử tháchVới sáu điểm tựa Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi đồng bào, đồng chí “làm việc bằng hai,” “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm” để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3.
-
Thị trường chứng khoán: Dòng tiền sẽ chảy vào hay tiếp tục quan sát?Trong tuần giao dịch từ 9-13/9/2024, thị trường chứng khoán tiếp tục có tuần thứ 3 liên tiếp điều chỉnh giảm từ vùng đỉnh 1.290 điểm ở nhịp hồi phục trước đó. Giá trị giao dịch bình quân một phiên tiếp tục sụt giảm về 12.964 tỷ đồng/phiên. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng, tuy nhiên giá trị bán ròng có chiều hướng thấp dần ở các phiên cuối tuần.
-
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớnSáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
-
Thống kê ban đầu: Bão số 3 gây thiệt hại hơn 31.000 tỷ đồngTheo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra hơn 31.596 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê thiệt hại.
-
Mọi trẻ em đều phải được vui chơi, học tập và phát triển toàn diệnPhó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị các cấp, các ngành, đoàn thể, các bậc cha mẹ, thầy cô,… tiếp tục có nhiều hành động thiết thực hơn nữa, quan tâm, chăm lo, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để mọi trẻ em dù ở lứa tuổi nào, cấp học nào, miền núi hay đồng bằng, biên giới hay biển đảo xa xôi đều được vui chơi, học tập và phát triển toàn diện, được sống trong tình yêu thương, môi trường sống an toàn, lành mạnh.
-
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để đảm bảo an toàn?Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại bánh chưng, bánh mỳ và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến, được hút chân không để bảo quản.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
5 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay