Hội “Hỗ trợ gia đình liệt sỹ” Nghệ An: Những việc làm tình nghĩa, nhân văn
Nghệ An là một trong những địa phương đóng góp to lớn sức người, sức của cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược. Sau 1975, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, đó là mốc son chói lọi, là thắng lợi huy hoàng của cả dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, sau thắng lợi vĩ đại đó, di chứng, hậu quả nhiều mặt của chiến tranh còn để lại khá nặng nề trên quê hương Nghệ An.
Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” nhằm tôn vinh, tri ân các anh hùng liệt sỹ, gia đình liệt sỹ và Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng. Đồng thời, hỗ trợ các gia đình liệt sỹ tiếp cận thực hiện và thụ hưởng các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, giúp các gia đình thương binh liệt sỹ (TBLS) thu thập thông tin, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ còn thất lạc hoặc chưa xác định được danh tính. Tham gia đề xuất, kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước về chính sách và giải pháp nhằm giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình TBLS còn gặp khó khăn trong cuộc sống, ngày 15 tháng 4 năm 2014, UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 1514/NA-UBND cho phép thành lập “Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ ở Nghệ An”. Hội hoạt động theo nguyên tắc: “Tự nguyện, tự quản, minh bạch, không vụ lợi, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và điều lệ của Hội”.
Theo ông Hồ Đức Thành, Chủ tịch Hội cho biết: Sau 5 năm hoạt động, do không thuộc diện là hội “đặc thù” nên Hội phải tự lo, tự trang trải về tài chính. Nhưng bằng trái tim nhân hậu và bầu nhiệt huyết: Tất cả vì hạnh phúc và cuộc sống bình yên của anh em đồng đội, vì thân nhân, Hội đã khắc phục muôn vàn khó khăn, thiếu thốn để duy trì hoạt động và đã đạt được những kết quả rất đáng tự hào. Hội đã tư vấn, cung cấp thông tin 370 lượt cho thân nhân liệt sĩ; thu thập, cung cấp gần 6.000 thông tin có địa chỉ của các liệt sĩ quê Nghệ An hy sinh ở các chiến trường chuyển cho Phòng LĐTBXH, thị xã, huyện và Đài PTHT để thông báo cho các gia đình cần tìm liệt sĩ.
Đặc biệt, Hội đã tích cực vận động, quan hệ với gần 700 tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ cho Quỹ của Hội đạt gần 35 tỷ đồng. Trong đó có một số đơn vị tiêu biểu như: Tổng công ty Điện lực Việt Nam – CTCP, Tổng công ty Golden City, Công ty Điện lực dầu khí Nhơn Trạch II – Đồng Nai, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Tập đoàn VNPT (tại Nghệ An), Tập đoàn Hoa Sen, Tổng công ty Khai thác khoảng sản Việt Long – TP. HCM, Tổng công ty vật tư nông nghiệp Nghệ An… đã ủng hộ từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng trong 5 năm.
Với số tiền đó, Hội đã kịp thời phân bổ, hỗ trợ cho gia đình liệt sĩ – Mẹ VNAH để xây 395 nhà mới do hư hỏng, dột nát (mỗi nhà 50 triệu đồng, cá biệt có nhà 70 triệu đồng), tặng 341 số tiết kiệm, mỗi số 5-10 triệu đồng, tặng 5800 suất quà (mỗi suất 500.000- 1 triệu đồng), 55 xe lăn, 90 xe đạp, 2 tấn gạo, 3.500 bộ quần áo; xây dựng và nâng cấp 6 nghĩa trang và nhà bia tưởng niệm liệt sỹ. Tính từ 2014 đến hết 2020, Hội đã hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng gần 33 tỷ đồng.
Kết qủa nói trên đã để lại nhiều tình cảm, dấu ấn tốt đẹp trong các tầng lớp nhân dân, góp phần làm giảm nỗi đau, mất mát của các gia đình liệt sĩ, được lãnh đạo các cấp, các ngành tỉnh Nghệ An đặc biệt hoan nghênh, ghi nhận tặng 74 bằng khen cho tập thể và cá nhân của Hội.
Không thỏa mãn với thành tích đã đạt được, sau Đại hội nhiệm kỳ II (2021-2025), cán bộ, hội viên của Hội phấn đấu huy động mọi nguồn lực xã hội, để mỗi năm đạt chỉ tiêu từ 1,5 – 2 tỷ đồng Hội hỗ trợ để sửa chữa từ 25-30 căn nhà 1 năm, tặng từ 140-150 sổ tiết kiệm và 200-350 suất quà mỗi năm, phấn đấu tặng 15-20 xe lăn cho các thương binh, bệnh binh.
Lê Hữu Quế
-
Vì sao du lịch Việt vẫn chưa thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn? -
Ngày đầu áp dụng mức xử phạt vi phạm mới, nhiều tài xế hối hận vì vi phạm -
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với nông dân -
Dự kiến cần 130.000 tỷ đồng để giải quyết chính sách sau sắp xếp bộ máy
- Hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Sự thích ứng kịp thời với xu thế toàn cầu
- Phần mềm quản lý bán hàng mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện
- Quy định về việc tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025
- Đạt gần 18 tỷ USD, xuất siêu nông lâm thủy sản lập kỷ lục
- Hà Tĩnh: Sẵn sàng cho Lễ Kỷ niệm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
- 10 kết quả nổi bật trên các lĩnh vực của tỉnh Sơn La năm 2024
- MobiFone đem tiếng Anh trực tuyến dành cho học sinh tiểu học
-
Vì sao du lịch Việt vẫn chưa thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn?Theo các chuyên gia trong ngành, giờ đây thế giới đã “là một thế giới khác.” Những bất cập khó tháo gỡ đã khiến du lịch Việt Nam chưa thể tạo sức bật trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
-
Trái bưởi da xanh giá tăng cao, nhà vườn phấn khởiHiện nay, nhiều loại trái cây ở tỉnh Bến Tre tăng giá, hút hàng. Trong đó, trái bưởi da xanh do chất lượng cao, xuất khẩu mạnh nên giá tăng đột biến.
-
Huyện Văn Yên (Yên Bái) và huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đạt chuẩn nông thôn mớiNgày 2/1/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
-
Tân Chủ tịch UBND tinh Bắc Giang 45 tuổiNgày 2.1, HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức kỳ họp lần thứ 23 để quyết định một số nội dung liên quan đến công tác cán bộ thuộc thẩm quyền. Theo đó, ông Nguyễn Việt Oanh 45 tuổi, Phó Bí thư Tỉnh ủy, trúng cử chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026.
-
Công nhận 33 bảo vật quốc gia đợt 13, năm 2024Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
-
Quất cảnh Hội An nhộn nhịp vào mùa TếtNhững ngày này, người trồng quất cảnh ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam khẩn trương chăm sóc, chuẩn bị cung ứng cho thị trường Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm hiện tại, hơn 80% số quất cảnh chơi tết đã được thương lái đến tận vườn đặt mua.
-
Huyện Hoài Đức (Hà Nội) đạt chuẩn nông thôn mới nâng caoPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1695/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 về việc công nhận huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
-
Huế công bố Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025Ngày 1/1, tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Ủy ban nhân dân thành phố Huế tổ chức Lễ Công bố Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025.
-
Ngày đầu áp dụng mức xử phạt vi phạm mới, nhiều tài xế hối hận vì vi phạmNgày 1/1/2025, ngày đầu áp dụng Nghị định 168, cảnh sát giao thông lập biên bản một số trường hợp vi phạm với mức xử phạt mới. Nhiều người vi phạm ân hận, xót xa khi nộp phạt.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mìnhTạp chí Nông thôn mới trân trọng giới thiệu bài viết nhân dịp đầu năm mới 2025 có tựa đề "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc" của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính:
-
1 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
4 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
5 Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao