Hội nỗ lực, kết nối tiêu thụ nông sản trong dịch bệnh
Vài tháng trở lại đây, tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động giao thương bị đình trệ khiến cho việc tiêu thụ hàng hóa, nông sản gặp nhiều khó khăn. Để góp phần tiêu thụ nông sản đến, các cấp Hội Nông dân trên cả nước đã tích cực vào cuộc, với nhiều phương án đa dạng như viết thư ngỏ để giới thiệu, bán hàng trực tiếp, hỗ trợ bán hàng điện tử …
Sớm chủ động vào cuộc
Trước ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, nông dân trên cả nước đang gặp rất nhiều khó khăn và đang thiếu kinh nghiệm trong việc giải quyết đầu ra cho nông sản, nếu không sớm được giải quyết sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế và đời sống.
Nhằm triển khai nhằm kịp thời hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản cũng như hỗ trợ nông dân làm quen với các phương thức giới thiệu, quảng bá, bán hàng phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh; tạo mạng lưới đại lý kết nối tiêu thụ nông sản quy mô rộng khắp cả nước, Hội Nông dân 63 tỉnh, thành phố đã chủ động vào cuộc.
Tháng 6/2021 tại Bắc Giang chưa bao giờ cái nóng của mùa Hè lại căng thẳng đến như vậy, đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát đã khiến Bắc Giang trở thành tâm dịch của cả nước. Cũng đúng vào thời điểm này vùng nông sản chủ lực của tỉnh Bắc Giang là vải thiều với diện tích 28.000ha cũng đang bắt đầu cho thu hoạch.
Ở các huyện chủ lực của vải thiều là Tân Yên, Lục Nam, Lục Ngạn… đều có người dương tính với Covid-19. Vì vậy các địa phương đều chuyển từ trạng thái phòng dịch sang chống dịch theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Chính vì vậy việc thu hoạch, vận chuyển, bán hàng… của vải thiều gặp muôn vàn khó khăn, hàng nghìn hộ dân trồng vải thiều trên địa bàn đứng ngồi không yên.
Ông Nguyễn Văn Thi – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang cho biết: Chủ động nắm bắt tình hình ở cơ sở, ngay từ khi vải thiều còn chưa bắt đầu đến vụ thu hoạch, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã xây dựng kế hoạch, phương án để hỗ trợ người dân như: Triển khai “Thư ngỏ” để gửi tới T.Ư Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân 63 tỉnh, thành phố trên cả nước để được cùng hỗ trợ tiêu thụ; Phối hợp với Bưu điện tỉnh Bắc Giang để giúp bà con tiêu thụ nông sản như: Kết nối thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng kênh phân phối mới, hỗ trợ vận chuyển…
Sau khi nhận được thông tin từ Bắc Giang, Hội Nông dân các tỉnh, thành phố từ Bắc vào Nam đều chủ động liên hệ với Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang để có kế hoạch tiêu thụ vải thiều. Việc tiêu thụ vải thiều được triển khai đồng bộ; từ người dân, chủ vườn vải thiều đến Hội Nông dân xã, Hội Nông dân huyện, tỉnh rồi chuyển hàng đến tận nơi mà Hội Nông dân các địa phương có nhu cầu. Việc thu hái, vận chuyển, bán hàng luôn được đảm bảo từ chất lượng sản phẩm đến phòng chống dịch hiệu quả.
Việc chủ động, sớm vào cuộc ngay từ đầu của Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang trong vụ vải 2021, đã góp phần giúp vải thiều Bắc Giang được đưa đi tiêu thụ rộng khắp cả nước từ Bắc vào Nam, đóng góp không nhỏ vào việc tiêu thụ 215.852 tấn vải thiều và tổng doanh thu từ vải thiều cùng các dịch vụ phụ trợ ước đạt 6.821 tỉ đồng.
Tiêu thụ tốt tại chỗ
Đến thời điểm tháng 8/2021 khi mà tình hình dịch Covid-19 đang diễn ra ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước, nhiều địa phương áp dụng giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, vấn đề đi lại, vận chuyển hàng hoá lại càng khó khăn hơn. Vì vậy mà Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai chương trình “Chung tay hỗ trợ nông dân kết nối, tiêu thụ sản phẩm nhãn Sơn La niên vụ 2021”. Chương trình được thực hiện qua đó các cơ quan, đơn vị, cán bộ công chức, viên chức và doanh nghiệp… trên địa bàn toàn tỉnh Sơn La sẽ đăng ký và mua ủng hộ sản phẩm nhãn.
Ông Lường Trung Hiếu – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La cho biết: Ảnh hưởng Covid-19, nhiều chuỗi liên kết nông sản của tỉnh Sơn La bị ảnh hưởng, đứt gãy. Vì vậy chúng tôi xác định việc tiêu thụ tại chỗ là một giải pháp quan trọng để hỗ trợ bà con trồng nhãn. Ngay sau khi phát động, chương trình đã nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của các đơn vị. Trong ngày đầu tiên tổng số lượng đăng ký đã đạt trên 150 tấn, không những vậy giá bán còn được cao hơn 20% so với trên thị trường.
Cũng như Sơn La, việc tiêu thụ tại chỗ cũng được triển khai rất có hiệu quả tại tỉnh Ninh Bình, theo ông Đinh Hồng Thái – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh: Với hệ thống 20 cửa hàng nông sản, thời gian qua Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình đã tiêu thụ trên 100 tấn nông sản. Không chỉ có nông sản của bà con tỉnh Ninh Bình mà nông sản nhiều địa phương khác như Sơn La, Sóc Trăng, Hà Giang… cũng đã được giới thiệu và tiêu thụ rất thuận lợi tại địa phương. Người dân trong tỉnh vừa được thưởng thức những sản phẩm chất lượng mà lại không phải vất vả đi xa nên rất phấn khởi.
Phong cách bán hàng mới
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng khiến cho người dân trồng nhãn Hưng Yên, với đặc sản “nhãn tiến vua” cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Chính vì vậy Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên đã chủ động vào cuộc và cùng nông dân có cách bán hàng hoàn toàn mới đó là bán hàng trên nền tảng môi trường số.
Ông Vũ Văn Kiên – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên cho biết: Nhằm giúp người dân tiêu thụ nhãn lồng. Bên cạnh việc bán hàng truyền thống, Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên đã phối hợp với các sàn thương mại điện tử như Sendo, Postmart, Voso.vn… để hỗ trợ người dân trồng nhãn đưa sản phẩm “nhãn tiến vua” tới khách hàng một cách thuận tiện nhất trong mùa dịch.
Ông Bùi Xuân Tám – Giám đốc HTX Sản xuất nhãn lồng Nễ Châu (1 trong 2 HTX được Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên hỗ trợ tiêu thụ nhãn niên vụ 2021) chia sẻ: Sau khi được các đơn vị hướng dẫn bán hàng bằng phương pháp “Livestream” chúng tôi đã mạnh dạn triển khai, công việc không có gì là khó khăn. Thông qua sàn thương mại điện tử Voso.vn và Zalo, Facebook, HTX Sản xuất nhãn lồng Nễ Châu chúng tôi đã có hàng nghìn đơn hàng trên khắp cả nước, cả chục tấn nhãn đã được tiêu thụ thuận lợi.
Chương trình bán hàng trên nền tảng kỹ thuật số ở Hưng Yên thành công, người tiêu dùng yên tâm đặt hàng bởi họ được tận mắt chứng kiến người nông dân thực hiện quy trình làm ra những nông sản tươi ngon. Qua đó đã giúp nông dân có thêm kỹ năng mới, mở rộng kênh bán hàng và chủ động theo xu thế của xã hội.
Giờ đây khi dịch Covid-19 vẫn còn đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, nông dân vẫn chưa thể tự mình tìm được hướng giải quyết cho nông sản khi đến mùa thu hoạch, chính vì vậy các cấp Hội Nông dân trên cả nước cũng cần thường xuyên nắm bắt tình hình ở điạ phương, sẵn sàng hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản, coi việc giới thiệu và tiêu thụ nông sản là một trong những nhiệm vụ xuyên suốt.
Bài, ảnh: Hoàng Tính
-
Hội Nông dân Việt Nam trao tặng quà Tết Ất Tỵ cho nông dân nghèo tại Nam Định -
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tri ân cán bộ hưu trí miền Nam -
Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng quà Tết cho hội viên nông dân Lào Cai và Lai Châu -
Đảng bộ cơ quan Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa tổng kết công tác Đảng năm 2024
- Ký kết phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang
- Các cấp Hội tập trung, quyết tâm thực hiện hiệu quả 5 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025
- Hội Nông dân Việt Nam phát động thi đua năm 2025, triển khai thực hiện 6 nội dung quan trọng
- Bầu bổ sung 6 ủy viên ban chấp hành, 3 ủy viên ban thường vụ Trung ương Hội NDVN
- Phát huy dân chủ, trí tuệ quyết định các vấn đề quan trọng của tổ chức Hội và phong trào nông dân
- Khai mạc Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VIII nhiệm kỳ 2023-2028
- Cả nước tổ chức được 638.974 buổi quán triệt cho trên 24 triệu lượt cán bộ, hội viên
-
App "Nông dân Việt Nam" có thêm tiện ích Thời tiết nông vụ và Giá cả thị trườngTừ khi ra mắt đến nay, App Nông dân Việt Nam đã hoàn thiện thêm hai tiện ích “Thời tiết nông vụ” và “Giá cả thị trường”, nằm tại mục Khám phá để đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng của hội viên nông dân.
-
Sơn La: Công bố Nghị quyết thành lập thị xã Mộc ChâuTối 18/1, tại Quảng trường 8/5, Trung tâm hành chính huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thị xã Mộc Châu và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc Tết gia đình các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nướcTổng Bí thư Tô Lâm trân trọng cảm ơn nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã luôn quan tâm, theo dõi, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết cho Đảng và Nhà nước thời gian qua.
-
Xuân Quê hương 2025: Kiều bào đoàn tụ, một lòng hướng về quê hươngCác kiều bào chia sẻ Tết cổ truyền của dân tộc luôn mang ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt đối với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là người Việt sống xa quê hương.
-
Vựa hoa, cây cảnh lớn nhất Quảng Ninh và câu chuyện đầu raTết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cận kề, người dân vùng trồng hoa Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh vừa mừng vừa lo.Mừng bởi sau bão số 3 (Yagi) họ vẫn còn giữ lại được một ít cây cảnh phục vụ tết, thu hồi lại được phần nào chi phí; lo bởi đến thời điểm này giá cả và đầu ra của hoa, cây cảnh còn bấp bênh.
-
Thủ tướng: Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện luật để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của kiều bàoTrong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Czech, tối 18/1 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Praha, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt tại Czech.
-
Tổng Bí thư dự Chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận 'Sống trong lòng dân'Tổng Bí thư mong lực lượng công an xã, thị trấn luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, xứng đáng là “thanh bảo kiếm,” “lá chắn thép” bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân ngay từ cơ sở.
-
Khai mạc Hội Báo Xuân năm 2025 và trao giải Búa liềm vàng tỉnh Nghệ AnSáng ngày 18/1, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Vinh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Nhà báo Nghệ An, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Thành ủy - UBND thành phố Vinh tổ chức khai mạc Hội Báo Xuân Ất Tỵ 2025 và trao giải Búa liềm vàng tỉnh Nghệ An.
-
Nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc mong muốn có một mối quan hệ hòa bìnhChúng ta giữ được hòa khí giữa hai nước và phát triển hòa bình như vậy, thì các nước khác cũng yên tâm. Cho nên, nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc mong muốn có một mối quan hệ hòa bình, cũng là mong muốn của cả khu vực và thế giới.
-
Tàng trữ và sử dụng pháo trái phép có thể bị tù từ 5 năm đến 10 nămTrường hợp nghiêm trọng nhất, tức là khối lượng pháo từ 120kg trở lên, người vi phạm sẽ bị xử phạt phạt tù từ 5 năm đến 10 năm.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
3 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
4 Hội Nông dân tỉnh Long An đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu nghị quyết năm 2024 -
5 Chíp bán dẫn và hợp tác giữa Trường CĐ Công thương Việt Nam và ĐH Khoa học kỹ thuật Minh Tân