Hội Nông dân Bình Phước phải vươn lên ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới
Dự Đại hội có ông Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; ông Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước; bà Huỳnh Thị Hằng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các lãnh đạo ban ngành tỉnh.
Theo báo cáo của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh, đến nay đã có 111/111 Hội Nông dân cơ sở đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2028 đạt 100% Kế hoạch đề ra, Đại hội đã bầu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ nhiệm kỳ 2023 - 2028. 11/11 Huyện thị xã, thành phố đã tổ chức Đại hội thành công. Công tác tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội được các cơ sở hội quan tâm thực hiện như: trưng bày các hình ảnh hoạt động, treo băng rôn, khẩu hiệu trong, ngoài hội trường và trên các trục đường chính ở khu vực tổ chức Đại hội, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, nhóm Zalo, Facebook; các cơ sở tổ chức trưng bày sản phẩm nông nghiệp, trái cây của nông dân ở địa phương.
Công tác hỗ trợ nông dân, chăm lo, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, nông dân ngày càng được phát huy mạnh mẽ, mang lại lợi ích thiết thực cho hội viên. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức hội có nhiều chuyển biến rõ nét, trình độ năng lực cán bộ từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Qua đó, đời sống của hội viên, nông dân ngày càng được nâng cao với thu nhập bình quân tính đến cuối năm 2022 đạt 85,1 triệu đồng/người/năm, tăng 1,5 lần so với năm 2018. Bình Phước có 11 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 3 huyện biên giới tiếp giáp với 3 tỉnh của Campuchia. Đây được xem là một vùng đất trẻ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gần TP. HCM. Nhờ đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp nên Nông dân Bình Phước canh tác nhiều loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cao su, điều, cà phê, hồ tiêu... đã tạo nên tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế của Bình Phước.
Phát biểu khai mạc Đại hội, ông Trần Văn Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Phước cho biết: Thời gian qua, Hội đã huy động các nguồn lực xây dựng mới được 194 mô hình bảo vệ môi trường nông thôn (vượt 157% chỉ tiêu nghị quyết), xây dựng 89 tuyến đường nông dân tự quản “xanh - sạch - đẹp”. Các cấp Hội đã tích cực tuyên truyền, vận động nông dân xây dựng gia đình văn hóa; tham gia xây dựng thôn, ấp, khu dân cư văn hóa; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, bảo vệ môi trường nông thôn, phòng, chống các tệ nạn xã hội, mô hình phòng, chống bạo lực gia đình. Hàng năm, có 100% hộ hội viên đăng ký xây dựng và bình quân 99% hộ hội viên đạt gia đình văn hóa, đạt 101% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra. Hội Nông dân là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của nông dân, với lực lượng chiếm trên 70% dân số toàn tỉnh.
Đến nay, đời sống của đại bộ phận nông dân được cải thiện qua từng năm: điều kiện về ăn, ở, đi lại, y tế, giáo dục, văn hoá được nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đã đạt 85,1 triệu đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2018. Công tác giảm nghèo đạt kết quả khá, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,03%, hộ cận nghèo là 1,09%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%. Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 98%. Bưu chính viễn thông phát triển giúp nông dân tiếp cận thông tin nhanh thông qua điện thoại thông minh và mạng internet.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn được quan tâm đầu tư: Các tuyến đường nông thôn đa phần được cứng hóa, vận chuyển nông sản thuận lợi; lưới điện phục vụ tốt cho sinh hoạt và sản xuất của nông dân; thiết chế văn hoá ở nông thôn được tăng cường, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân; đời sống vật chất và tinh thần người dân ở hầu hết các vùng nông thôn trong tỉnh từng bước được cải thiện; tình hình an ninh, trật tự nông thôn luôn ổn định
Toàn tỉnh có 73/86 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 21/86 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đã huy động các nguồn lực tài chính, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách; hiệu quả sử dụng vốn chính sách xã hội đã góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm tại chỗ, đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh đó, qua 5 năm các cấp Hội đã vận động, giúp đỡ 2.194 hộ hội viên thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 1,03%; vận động xây dựng 60 căn nhà tình thương cho hội viên nghèo, khó khăn về nhà ở.
Trong 5 năm qua, công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên được tập trung thực hiện, các cấp Hội đã tổ chức nhiều Hội thảo chuyên đề về công tác phát triển, nâng cao chất lượng hội viên. Trong nhiệm kỳ đã kết nạp 23.003 hội viên gắn với cấp và đổi thẻ hội viên, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh lên 92.500 hội viên, tăng 4.380 hội viên so với đầu nhiệm kỳ. Chất lượng hội viên được nâng cao, đến cuối nhiệm kỳ có 15.760 hội viên nòng cốt, 4.651 hội viên là đảng viên.
Thực hiện các Nghị quyết, Hướng dẫn của Trung ương Hội về xây dựng mô hình Chi, Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp: các cấp Hội Nông dân tỉnh toàn tỉnh đã thành lập mới được 79 Chi hội và 301 Tổ hội nghề nghiệp, bước đầu hoạt động tương đối hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Hội Nông dân trực tiếp đăng ký thực hiện tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất, phối hợp thực hiện 9 tiêu chí: giao thông, thủy lợi, nhà ở, thu nhập, giảm nghèo, văn hóa, môi trường, xây dựng hệ thống chính trị, an ninh trật tự.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, ông Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết: Tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến khó lường, tranh chấp thương mại tác động mạnh đến chuỗi sản xuất và phân phối toàn cầu, nhưng hòa bình, hợp tác vẫn là xu thế chủ đạo. Các cam kết, hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)... tạo ra nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng lợi thế cạnh tranh về giá trị, nhưng cũng là thách thức về thương mại nông sản với đòi hỏi cao về tiêu chuẩn sản phẩm nông nghiệp. Việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tiếp tục được đẩy mạnh; các chính sách mới tạo áp lực và động lực thúc đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nông nghiệp, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn với quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số. Những điều này vừa là thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân và tổ chức Hội trong thời gian tới, đòi hỏi Hội nông dân các cấp nói chung, Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phải vươn lên ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Chủ tịch Trung ương Hội NDVN đề nghị thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh Bình Phước chú trọng các nội dung: Xây dựng hội phát triển toàn diện, văn minh, có trách nhiệm xã hội; khuyến khích, hỗ trợ nông dân chuyển đổi số, xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết, sản phẩm nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn; thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường; nâng cao năng lực làm chủ của nông dân; kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện nghị quyết và giám sát, phản biện xã hội, đề xuất, kiến nghị với các cấp ủy đảng, chính quyền liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là các chính sách ưu đãi, hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở cơ sở. Hỗ trợ giúp các hợp tác xã, tổ hợp tác về trình tự thủ tục để tiếp cận các nguồn vốn theo quy định; ưu tiên nguồn vốn vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân để hỗ trợ các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển hiệu quả.
Hội Nông dân tỉnh Bình Phước cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, hành động cách mạng trong nông dân, trọng tâm là thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; huy động các nguồn lực hỗ trợ hội viên, nông dân liên kết phát triển sản xuất - kinh doanh hiệu quả, từng bước chuyển đổi số trong nông nghiệp, cải thiện chất lượng cuộc sống. Các cấp Hội trong tỉnh kịp thời biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện các phong trào thi đua, quan tâm đến người lao động sản xuất - kinh doanh trực tiếp, chú trọng phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến, mô hình hoạt động sáng tạo hiệu quả.
Hội Nông dân Bình Phước cũng cần đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân; cung cấp thông tin, kết nối thị trường tiêu thụ nông sản, hàng hóa, cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, tổ chức các hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân; triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, ông Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường đánh giá cao những kết quả đạt được nhiệm kỳ qua. Hội đã tổ chức phát động, triển khai thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước và các phong trào của Hội, nổi bật là phong trào Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, trở thành tâm điểm trong đời sống kinh tế, xã hội ở nông thôn. Từ phong trào, đã xuất hiện nhiều mô hình, tấm gương nông dân điển hình trong sản xuất - kinh doanh giỏi, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, với ý chí quyết tâm vươn lên làm giàu. Lãnh đạo Hội Nông dân và các cán bộ chủ chốt phải luôn gương mẫu, năng động, đi đầu trong định hướng, đề xuất và điều hành hoạt động hội; đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Các cấp Hội Nông dân trong tỉnh cần quan tâm và chủ động hơn nữa trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, luân chuyển, chuẩn bị nguồn cán bộ kế cận; quan tâm bồi dưỡng và giới thiệu cán bộ, hội viên nông dân ưu tú vào Đảng.
Ông Nguyễn Mạnh Cường lưu ý Hội Nông dân tỉnh khóa tới cần chú trọng nâng cao nhận thức cho hội viên nông dân về Nghị quyết số 11 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, đồng thời, tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả các mô hình sản xuất sạch, mỗi xã một sản phẩm; tập trung hướng về cơ sở, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, nắm bắt dư luận xã hội trong nông dân, tham mưu cấp ủy, chính quyền kịp thời giải quyết, để Hội Nông dân thực sự là cầu nối giữa Đảng với nông dân, củng cố niềm tin của nông dân với Đảng.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2023 - 2028 gồm 29 đại biểu. Ông Trần Văn Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Phước khóa IX tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Phước.
-
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam công bố quyết định về công tác cán bộ -
Xây dựng 3 chương trình công tác, 6 đề án; nhiều văn bản, kế hoạch cụ thể hóa các Nghị quyết -
Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm việc tại Lai Châu -
Cán bộ Hội tiên phong thực nghiệm, hướng dẫn hội viên nông dân sản xuất phân vi sinh
- Hội Nông dân các địa phương chủ động, tích cực, sáng tạo hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam
- Biểu dương 62 tập thể và 80 cá nhân là cán bộ, hội viên nông dân tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
- Nông dân Tam Sơn trao tặng con giống và trồng tre mét chống xói mòn
- Hội Nông dân tỉnh Bình Dương, phối hợp trao nhà Đại đoàn kết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Tây Ninh
- Đồng Nai:Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 19 của Hội
- Thanh Hoá: Tham vấn nông dân về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
- Bình Dương: Hội Nông dân và PVI cùng nhau đánh giá kết quả thỏa thuận hợp tác
-
TP. Hồ Chí Minh: Tổ chức Hội thi “Nông dân với pháp luật” năm 2024Ngày 15/11, tại TP. Hồ Chí minh (HCM) Hội Nông dân TP. HCM phối hợp với Trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức Hội thi “Nông dân với pháp luật” năm 2024. Hội thi nhằm hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 9/11”.
-
Thanh Hóa: Đối thoại và tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho nông dânTrong 2 ngày 14-15/11, tại huyện Thạch Thành, Thành phố Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa), Hội Nông dân (HND) Việt Nam và Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị đối thoại và tư vấn chính sách BHXH tự nguyện, Bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình với nông dân năm 2024.
-
Làng rau Trà Quế là đại diện của Việt Nam có mặt trong Làng Du lịch tốt nhất" 2024Tối 14/11, tại Cartagena de Indias, Colombia đã diễn ra Lễ công bố giải thưởng Làng Du lịch tốt nhất năm 2024 của Tổ chức Du lịch Liên Hợp quốc (UN Tourism). Giải thưởng năm nay thuộc về Làng rau Trà Quế thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Vinh dự này là kết quả sau nhiều năm nỗ lực và kiên định của Tỉnh ủy, UBND và toàn thể nhân dân Quảng Nam trong phát triển du lịch xanh.
-
Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, tổ chức. Đây là lần đầu tiên Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội (CSR), đánh dấu sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực của Tập đoàn trong suốt 20 năm hoạt động.
-
Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi(Tapchinongthonmoi.vn)-Chàng trai trẻ Phan Đăng Vượng, ở thôn 3, xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn đưa cây dược liệu – ba kích tím về trồng trên đất đồi. Dù mới thử nghiệm nhưng bước đầu mô hình đã cho tín hiệu vui, mở ra hướng đi mới cho người dân miền núi.
-
Còn nhiều băn khoăn quanh việc tăng thuế suất 5% cho mặt hàng phân bónSáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục tiến hành Phiên họp thứ 39. Tại Phiên họp, Ủy ban Tài chính Ngân sách báo cáo hiện nay vẫn còn một số đại biểu Quốc hội chưa thống nhất về nội dung chuyển phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế suất 5%. Do đó, Thường trực Uỷ ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo về việc lấy ý kiến đại biểu Quốc hội.
-
Công ty Điện lực Hưng Yên: Chuyển đổi số góp phần phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn(Tapchinongthonmoi.vn) - Cùng với việc áp dụng những tiện ích, phần mềm trong chuyển đổi số do các đơn vị cung cấp, Công ty Điện lực Hưng Yên còn chủ động áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng KHCN do chính các cán bộ, nhân viên công ty tìm tòi, nghiên cứu… Từ đó, đã góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh và hướng tới nâng cao hơn nữa sự hài lòng cho khách hàng.
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởiTrong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.
-
Thông điệp mạnh mẽ về niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sángChủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới với tâm thế mới, với khát vọng mãnh liệt phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và với niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng.
-
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam công bố quyết định về công tác cán bộChiều ngày 14/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Cường – Uỷ viên Ban Thường vụ, Quyền Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Hội giữ chức Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh